Thơ Hay

Em là ai cô gái hay nàng tiên? – Hình ảnh nữ chiến sĩ kiên cường, bất khuất

Em là ai cô gái hay nàng tiên? - Hình ảnh nữ chiến sĩ kiên cường, bất khuất

Em là ai cô gái hay nàng tiên là một câu thơ được trích trong bài Người con gái Việt Nam của nhà thơ Tố Hữu. Bài thơ này viết dành tặng người anh hùng Trần Thị Lý. Đây là một người giao liên tỉnh Quảng Nam và từng bị bắt và giam giữ 2 năm trời. Ở đó chị bị tra tấn dã man đén mức chỉ còn là một cái xác thì bị vứt ra bãi rác. Sau đó chị được cứu và khi điều trị tại bệnh viện Việt Xô chị đã được gặp Bác Hồ và Tố Hữu. Hãy cùng nhau theo dõi ngay bây giờ nhé các bạn!

Nội Dung

(Tặng chị Trần Thị Lý anh dũng)

Em là ai? Cô gái hay nàng tiên
Em có tuổi hay không có tuổi
Mái tóc em đây, hay là mây là suối
Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông
Thịt da em hay là sắt là đồng?

Cho tôi hôn bàn chân em lạnh ngắt
Cho tôi nâng bàn tay em nắm chặt
Ôi bàn tay như đôi lá còn xanh
Trên mình em đau đớn cả thân cành

Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng
Em đã sống lại rồi, em đã sống!
Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
Không giết được em, người con gái anh hùng!

Ôi trái tim em trái tim vĩ đại
Còn một giọt máu tươi còn đập mãi
Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời
Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người!

Từ cõi chết, em trở về, chói lọi
Như buổi em đi, ngọn cờ đỏ gọi
Em trở về, người con gái quang vinh
Cả nước ôm em, khúc ruột của mình.

Em đã sống, bởi vì em đã thắng
Cả Nước bên em, quanh giường nệm trắng
Hát cho em nghe như tiếng mẹ ngày xưa
Sông Thu Bồn giọng hát đò đưa…

Cả nước cho em, cho em tất cả
Máu tiếp máu, cho lại hồng đôi má
Cho mái tóc em xanh lại ngày xuân
Cho thịt da em lại nở trắng ngần

Em sẽ đứng trên đôi chân tuổi trẻ
Đôi gót đỏ lại trở về quê mẹ
Em sẽ đi, trên đường ấy thênh thang
Như những ngày xưa, rực rỡ sao vàng!

Ôi đôi mắt của em nhìn, rất đẹp
Hãy sáng mãi niềm tin tươi ánh thép
Như quê em Gò Nổi, Kỳ Lam
Hỡi em, người con gái Việt Nam!

Em là ai cô gái hay nàng tiên? - Hình ảnh nữ chiến sĩ kiên cường, bất khuất

Em là cô gái hay nàng tiên là câu chuyện về người anh hùng Trần Thị Lý. Chị đã bị tra tấn vô cùng dã man và tàn bạo đến mức chỉ còn một cái xác và tưởng chừng như không sống nổi chúng mới cho vứt ra ngoài bãi rác. Khi ấy chị với 42 vết thương trên người và bị suy kiệt nặng và cũng chỉ nặng 26kg.

Mở đầu bài thơ nhà thơ Tố Hữu đã phải thốt lên đầy kinh ngạc. Bởi nhà thơ không thể tin nổi vào mắt mình. Bởi người trước mặt ông không phải là một cô gái trẻ hiền dijeu mà lại là một cụ già chỉ có da bọc xương. Bởi quân địch đã tra tấn, xẻo thịt vào những bộ phận tượng trưng cho người con gái. Với những hình thức vô cùng dã man và tàn bạo nhưng chị vẫn không dao động và khuất phục trước kẻ thù. Lặng thầm như vậy Tố Hữu viết tiếp

Em có tuổi hay không có tuổi
Mái tóc em đây, hay là mây là suối
Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông
Thịt da em hay là sắt là đồng?

Bởi khi ấy nhà thơ đang rất súc động. Chính sự nhân hậu ấy đã giúp nhà thơ cảm nhận sâu sắc sự chịu đựng của chị trước những sự tra tấn dã man trong nhà tù Ngô Đình Diệm. Dù đau đớn là vậy nhưng chị vẫn trung thành tuyệt đối. Trước tình cảnh ấy nhà thơ như muốn làm một điều gì đó để xua đi cái đau đớn cũng là một cách để thể hiện tấm lòng mình.

“Cho tôi hôn bàn chân em lạnh ngắt
Cho tôi nâng bàn tay em nắm chặt
Ôi bàn tay như đôi lá còn xanh
Trên mình em đau đớn cả thân cành”

Nhà thơ không thể kìm lòng, với tình yêu thương tha thiết, nhà thơ đã thể hiện sự căm phẫn đối với con người đã gây ra những vết thương kia. Đọc những câu thơ này ta thấy được sự thổn thức trong mắt nhà thơ.

Em là ai cô gái hay nàng tiên? - Hình ảnh nữ chiến sĩ kiên cường, bất khuất

Người con gái ấy đã hy sinh mình cho quê hương Tổ Quốc, cho loài người. Và chính điều đó cũng đã làm nên những điều kỳ diệu. Chị đã trở về trong vòng tay yêu thương của đồng đội và cũng là tâm điểm của thế giới. Đó cũng chính là biểu hiện về một người con gái anh dũng kiên cường.

“Từ cõi chết em trở về chói lọi
Như buổi em đi ngọn cờ đỏ gọi
Em trở về người con gái quang vinh
Cả nước ôm em khúc ruột của mình”

Đây cũng chính là hình ảnh của bao nhiêu người chiến sĩ đã anh dũng chiến đấu và hy sinh cho đất nước mình. Đó là một trong những cảm hứng đã đi vào thơ ca với nhiều bài thơ nổi tiếng. Tuy nhiên với Em là ai cô gái hay nàng tiên đã dậy lên cho ta sự rung động mãnh liệt và sự xót xa về những tấm lòng. Họ đã dũng cảm và hy sinh bản thân vì mục đích, lý tưởng cao đẹp.

“Em đã sống, bởi vì em đã thắng
Cả nước bên em, quanh giường nệm trắng
Hát cho em như tiếng mẹ ngày xưa
Sông Thu Bồn giọng hát đò đưa

Cả nước cho em, cho em tất cả
Máu tiếp máu cho lại hồng đôi má
Cho mái tóc em xanh lại ngày xuân
Cho thịt da em lại nở trắng ngần”

Sự vui sướng ấy không chỉ là niềm vui riêng của tác giả. Mà đó còn là niềm vui của toàn nhân loại với đầy ánh sáng như đang hướng về Việt Nam. Bởi cả thể giới đang theo sát chị từng giờ. Vì lẽ sống, mục tiêu của chị mà tất cả đã dành cho chị những điều tốt đẹp nhất.

Qua đó Tổ Hữu cũng muốn nhắc tuổi trẻ hãy vững vàng tiến lên. Dẫu cho chặng đường phía trước có bao nhiêu gian lao khó khăn và vất vả. Sự hy sinh cao cả của những thế hệ đi trước mãi là ánh sáng soi đường cho bao thế hệ sau tiếp bước. Và hình ảnh chị Trần Thị Lý mãi là niềm tự hào đối với các thế hệ sau và cũng như mãi tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc. Nó cũng nhắc nhở con người ta cần phải có ý thức gìn giữ và phát huy

Em là ai cô gái hay nàng tiên là một bài thơ hay với đầy đủ mọi ý nghĩa. Nó cũng đã thể hiện được niềm tin vào một tương lai tươi sáng và chiến thắng cuối cùng. Đó cũng chính là biểu tượng kiên cường bất khuất của người con gái Việt Nam. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết này của chúng tôi nhé! 

Related posts

Bài thơ Lá thu rơi úa màu – Nhà thơ Nguyễn Đình Huân

admin

Bài thơ Tháng năm nhớ Bác – Nhà thơ Nguyễn Đình Huân

admin

Ra Trận – Tập thơ đặc sắc được yêu thích nhất của Tố Hữu phần cuối

admin

Leave a Comment