Thơ Hay

Bài Thơ Cái Cầu Đặc Sắc Vang Danh Của Nhà Thơ Phạm Tiến Duật

Bài thơ Cái Cầu là một tác phẩm nổi bật cho phong cách thơ của Phạm Tiến Duật. Ông là một trong số những nhà thơ nổi tiếng nhất của nước ta. Phạm Tiến Duật có giọng thơ không giống ai, và cũng khó ai bắt chước được, dù hồi đó đã thấy vài người mô phỏng. Giọng ấy là của một chất tâm hồn chứ không phải chỉ đơn thuần một kiểu cách chữ nghĩa

Với lời thơ chân thật mà những bài thơ của ông luôn gần gũi với độc giả. Hôm nay chúng ta hãy cùng nhau cảm nhận bài thơ Cái Cầu ấn tượng này nhé!

Cha gửi cho con chiếc ảnh cái cầu
Cha vừa bắc xong qua dòng sông sâu
Xe lửa sắp qua, thư cha nói thế,
Con cho mẹ xem – cho xem hơi lâu

Những cái cầu ơi, yêu sao yêu ghê,
Nhện qua chum nước bắc cầu tơ nhỏ,
Con sáo sang sông bắc cầu ngọn gió.
Con kiến qua ngòi bắc cầu lá tre.

Yêu cái cầu vồng khi trời nổi gió
Bắc giữa trời cao, vệt xanh vệt đỏ,
Dưới gầm cầu vồng nhà máy mới xây
Trời sắp mưa khói trắng hơn mây.

Yêu cái cầu tre bắc qua sông máng
Mùa gặt con đi đón mẹ bên cầu:
Lúa hợp tác từng đoàn nặng gánh
Qua cầu tre, vàng cả dòng sâu

Yêu cái cầu treo lối sang bà ngoại
Như võng trên sông ru người qua lại,
Dưới cầu nhiều thuyền chở đá chở vôi;
Thuyền buồm đi ngược, thuyền thoi đi xuôi.

Yêu hơn, cả cái cầu ao mẹ thường đãi đỗ
Là cái cầu này ảnh chụp xa xa;
Mẹ bảo: cầu Hàm Rồng sông Mã
Con cứ gọi: cái cầu của cha

Cái Cầu là một bài thơ ấn tượng của nhà thơ Phạm Tiến Duật được nhiều bạn đọc yêu thích và săn đón. Để giúp các bạn hiểu rõ hơn thì ngay bây giừ cùng nhau theo dõi bài viết này nhé!

Ảnh cái cầu mà người cha gửi cho con là cầu Hàm Rồng bắc qua sông Mã. Đây là một cái cầu có vị trí quan trọng đặc biệt trên đường Bắc Nam. Trong chiến tranh, máy bay Mĩ luôn bắn phá cầu này nhằm chặn đường tiếp viện của miền Bắc cho miền Nam.

Từ chiếc cầu sắt bắc qua sông lớn, bạn nhỏ liên tưởng đến nhiều loại cầu :

Cầu “tơ” của nhện : Đó là hình ảnh nhện chăng tơ ; sợi tơ mỏng manh có thể giúp nhện đu từ bờ này qua bờ bên kia chum nước, chẳng khác gì cái cầu qua sông của con người.

Cầu “gió” của chim sáo : Chim sáo lợi dụng ngọn gió để bay qua sông, cho nên gió cũng được nhìn như một cái cầu.

Cầu “lá” của kiến : Con kiến lợi dụng những lá tre rơi đặc mặt ngòi vào mùa lá rụng để bò từ bờ này sang bờ kia con ngòi.

Cầu treo của người bắc qua sông nhỏ hoặc kênh, rạch là cầu mà bạn nhỏ thường qua khi sang nhà ngoại. Cầu khó đi nhưng bạn nhỏ lại thấy thú vị như nằm võng, càng thích thú khi thấy dưới cầu là các loại thuyền xuôi ngược tấp nập.

Cầu ao chỉ bắc từ bờ vươn ra mặt nước một đoạn dùng để rửa ráy, một loại cầu vô cùng quen thuộc, gần gũi ở làng quê ngày trước.

Tóm lại, trí tưởng tượng của bạn nhỏ tạo liên tưởng đến nhiều cái cầu khác nhau. Có những liên tưởng ngộ nghĩnh: những chiếc cầu của nhện, của chim, của kiến. Mỗi loại cầu đều có vẻ độc đáo, đáng yêu. Nhưng bạn nhỏ yêu hơn cả là chiếc cầu Hàm Rồng bắc qua sông Mã. Vì chiếc cầu này do cha làm và là chiếc cầu chi viện cho miền Nam kháng chiến.

Trên đây, uct.edu.vn đã dành tặng bạn bài thơ Cái Cầu đặc sắc của nhà thơ Phạm Tiến Duật. Với lời thơ nhẹ nhàng nhưng chứa đựng nhiều tình cảm mà bài thơ luôn được yêu thích và săn đón nồng nhiệt. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này của chúng tôi nhé!

Related posts

Không Đề – Bài Thơ Vì Nước Quên Mình Của Hồ Chí Minh

admin

Bài thơ Cứ an yên anh nhé – Nhà thơ Nguyễn Đình Huân

admin

Bài thơ Đêm Ái Tình 2 – Hồng Giang

admin

Leave a Comment