Thơ Hay

Bài thơ Chợ Đồng (Thập nhị nguyệt nhị thập tứ nhật thị) – Nguyễn Khuyến

Chợ đồng là một sáng tác hay của Nguyễn Khuyến. Nó miêu tả về cảnh họp chợ cuối tháng Chạp (sắm Tết) rất đặc sắc. Bởi người dân ở đây họp chợ vào một cánh ruộng mạ ở sau làng nên gọi là chợ Đồng. Tuy nhiên từ năm 1949 khi quân Pháp về đón đồn ở làng Vị Hạ thì chợ không họp nữa. Và phiên chợ cuối năm cũng mất đi.

Nội Dung

Tháng chạp hai mươi bốn chợ Đồng,
Năm nay chợ họp có đông không?
Dở trời, mưa bụi còn hơi rét.
Nếm rượu, tường đền được mấy ông?
Hàng quán người về nghe xáo xác,
Nợ nần năm hết hỏi lung tung.
Dăm ba ngày nữa tin xuân tới.
Pháo trúc nhà ai một tiếng đùng

Ta đã biết đến với nhiều tên chợ nổi tiếng như chợ huyện, hay chợ Viềng và cũng không thể không thể không nhắc tới chợ Đồng – một phiên chợ của quê hương Tam Nguyên Yên Đổ.

Mở đầu câu thơ là lời nhẩm tính xem minh hay bà con đi chợ về. Sở dĩ có điều này bởi ở làng Vị Hạ quê hương của Nguyễn Khuyến có phiên chợ hợp vào ngày chấn và ba phiên chợ cuối năm. Tuy nhiên chợ không họp ở làng mà họp ở cánh nương mạ cạnh một ngôi đền cổ ba gian. Và chợ Đồng vào phiên chợ Tết rất vui. Tuy nhiên nó lại chứa đầy sự hoài niệm. Đó là tâm trạng của nhà thơ gắn bó với bao nhiêu nỗi buồn của nhân dân ở giữa thời loạn lạc đói rét và lầm than.

Tháng chạp hai mươi bốn chợ Đồng,
Năm nay chợ họp có đông không?
Dở trời, mưa bụi còn hơi rét.
Nếm rượu, tường đền được mấy ông?

Và những câu thơ tiếp theo làm ta như bắt gặp hình ảnh của một ông cụ già lụ khụ, tay chống gậy và ngơ ngác nhìn trời từ hỏi. Dở trởi làm ưa miên miên và đường sá lúc ấy bùn lầy, nhớp nhoáng. Và nó cũng mang hàm nghĩa về cảnh lầm than, cơ hàn của nhân dân. Ấy là cuộc sống của người dân nghèo khổ cực nhọc.

Chỉ với một vài nét đơn sơ Nguyễn Khuyến đã tái hiện được một khung cảnh chợ đau thươn vắng vẻ buồn trong mưa rét. Nó cũn chính là hiện thực phản ánh cảnh dân, tình vào hơn trăm năm trước. Cái âm thanh xao xác ấy đã làm bức tranh thêm phần u tối. Phiên chợ Tết chỉ còn tiếng đòi nợ, thúc lung tung và cái nghèo túng ấy đang đè nặng lên xóm làng.

Hàng quán người về nghe xáo xác,
Nợ nần năm hết hỏi lung tung.
Dăm ba ngày nữa tin xuân tới.
Pháo trúc nhà ai một tiếng đùng

Có nỗi khổ nào hơn nỗi cơ hàn. Đó là tình cảnh đói rét khi năm hết Tết đến đang gần kề. Với một tâm hồn đồng cảm nhà thơ đã cảm nhận một cách sâu sắc nhưng nỗi cơ cực của nhân dân trong xã hội cũ. Đó cũng chính là lý do ông viết nên vần thơ thấm thía như vậy: Nợ nầm năm hết rồi lung tung. Trong cái khung cảnh ấy đã làm nhà thơ giật mình trước tiếng Pháo nhà ai. Nó xa xăm mơ hồi và cũng chính là nỗi thương dân thương quê của ông.

Chợ Đồng là một bài thơ hay đặc sắc của Nguyễn Khuyến. Ông được mệnh danh là nhà thơ của làng quê Việt Nam và ông đã có nhiều sáng tác thể hiện tình yêu của mình đối với quê hương. Và chính cuộc sống bình dị đã thấm vào từng câu chữ trong thơ ông. Đừng quên đón đọc những bài viết tiếp theo của chúng tôi để cùng cập nhật những bài thơ hay nhất bạn nhé!

Related posts

Bài thơ Tìm Về Tuổi Thơ Tôi… – Nhà thơ Phú Sĩ

admin

Bài thơ Coi nhau là bạn – Nhà thơ Nguyễn Đình Huân

admin

Thơ ” Vui Sao Khi Chớm Vào Hè ” ( Mùa Xuân-Mùa Hè ) Đặc Sắc

admin

Leave a Comment