Thơ Hay

Bài thơ Dại khờ (Xuân Diệu) – Những suy tư triết lý đầy chất thi vị

Bài thơ Dại khờ (Xuân Diệu) - Những suy tư triết lý đầy chất thi vị

Dại khờ là một bài thơ của Xuân Diệu được trích từ tập Gửi hương cho gió (1945). Với phong cách ông Hoàng thơ tình, ta có thể cảm nhận được mạch cảm xúc của nhà thơ, đó là khi thì dạt dào tuôn chảy đến cả đất trời, lúc lại hờ hững đến suy tư, lúc lại chứa đựng những triết học. Hãy cùng uct.edu.vn theo dõi thi phẩm xuất sắc này ngay nhé!

Nội Dung

Người ta khổ vì thương không phải cách,
Yêu sai duyên, và mến chẳng nhằm người.
Có kho vàng nhưng tặng chẳng tuỳ nơi,
Người ta khổ vì xin không phải chỗ.

Đường êm quá, ai đi mà nhớ ngó!
Đến khi hay, gai nhọn đã vào xương.
Vì thả lòng không kìm chế dây cương,
Người ta khổ vì lui không được nữa.

Những mắt cạn cũng cho rằng sâu chứa;
Những tim không mà tưởng tượng tràn đầy;
Muôn ngàn đời tìm cớ dõi sương mây,
Dấn thân mãi để kiếm trời dưới đất.

Người ta khổ vì cố chen ngõ chật,
Cửa đóng bưng nên càng quyết xông vào.
Rồi bị thương, người ta giữ gươm dao,
Không muốn chữa, không muốn lành thú độc.

Bài thơ Dại khờ (Xuân Diệu) - Những suy tư triết lý đầy chất thi vị

Xuân Diệu được mệnh danh là ông Hoàng thơ tình của Việt Nam. Và cũng chính qua thơ ca, Xuân Diệu đã mang đến cho người đọc nhiều cung bậc cảm xúc trong tình yêu. Đó cũng chính là những mảng màu sắc tạo nên tên tuổi cho nhà thơ. Cũng như làm nên một Xuân Diệu đầy khắc khoải và những suy tư.

Ở đây Xuân Diệu đã sử dụng các quan niệm của nhà phật là thế giới nhân sinh với một chuỗi liên hoàn các cái khổ: Khổ khổ, hành khổ, hoại khổ. Và với Xuân Diệu thì cái khổ của ông chính là được ông viết dựa trên những năm tháng đau khổ trong cuộc đời ông. Chính vì lẽ đó Xuân Diệu nhìn đời bằng đôi mắt của một người đã từng trải và được giác ngộ. Và cũng từ đó mà trong Dại khờ, Xuân Diệu đã thể hiện được những quan niệm của mình.

“ Người ta khổ vì thương không phải cách,
Yêu sai duyên và mến chẳng nhằm người …
Có kho vàng song tặng chẳng tùy nơi
Người ta khổ vì xin không phải chỗ.”

Theo ông nguyên nhân của cái khổ chính là do thái độ, quan điểm và cách ứng xử của mỗi người. Và ông đã ngầm bảo với mọi người rằng cách thể hiện tình cảm mà mọi người vẫn thường làm cho nhau đang bị thiếu vắng sự hiểu biết. Cũng chính vì điều này mà không ít người phải đón nhận những bi kịch. Cũng rõ ràng một điều rằng, sự cảm thông và tôn trọng đã tạo được một nền tảng và giá trị đạo đức, các cách ứng xử của chúng sinh. Và rồi cứ thế cuộc hành trinh đi đến nỗi khổ của loài người cứ mãi dài ra và cứ thế mà không có hạn lượng.

“…Có kho vàng nhưng tặng chẳng tùy nơi
Người ta khổ vì xin không phải chỗ…”

Có lẽ khi viết những vần thơ này Xuân Diệu đã phần nào liên tưởng tới những bi kịch manhg tính thời đại của lịch sử nước ta. Đó chính là mối tình Mỵ Châu – Trọng Thủy

“…Tôi kể ngày xưa chuyện Mỵ Châu
Trái tim nhầm chỗ để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu”

Bài thơ Dại khờ (Xuân Diệu) - Những suy tư triết lý đầy chất thi vị

Xuân Diệu là người từng trải chính vì vậy ông cũng đã phần nào hiểu được đại ý của Phật pháp khi biết rằng cũng không phải bất cứ cái gì xin là sẽ có. Và khi xin không được thì cũng đừng oán trách bất cứ ai.

“Đường êm quá ai đi mà nhớ, ngó
Đến khi hay gai nhọn đã vào xương
Vì thả lòng không kiềm chế giây cương
Người ta khổ vì lui không được nữa”

Biết bao nhiêu nam thanh nữ tú vì một giây phút nông nổi mà đã tự bế cuộc đời mình. Có lẽ ai cũng hiểu điều đó nhưng không phải ai cũng có thể bỏ qua những cám dỗ đầy ngọt ngào ấy. Và cứ thể con người ta cùng lao xuống vực sâu. Thêm vào đó khi tỉnh giấc mới biết được đó cũng chỉ là những hư danh phù phiếm và không thể nào trở lại. Có chăng cũng chính là sự muộn màng đế khôn nguôi.

Bài thơ Dại khờ (Xuân Diệu) - Những suy tư triết lý đầy chất thi vị

Ranh giới giữa cái thiện và cái ác đôi khi quá mong manh làm con người ta khó kiểm soát được. Nhất là khi tâm không đủ lớn htif cũng sẽ khó có thể bao dung và tha thứ được. Đó cũng chính là lúc con người ta sẽ phải gánh chịu nhiều sự đau khổ, nhọc lòng.

“Những mắt cạn cũng cho rằng sâu chứa,
Những tim không mà tưởng tượng tràn đầy.
Muôn nghìn đời tìm cớ dõi sương mây
Dấn thân mãi để kiếm trời dưới đất
Người ta khổ vì cố chen ngõ chật,
Cửa đóng bưng nên càng quyết xông vào
Rồi bị thương người ta giữ gươm đao
Không muốn chữa, không chịu lành thú độc.”

Đúng là phong cách của ông hoàng thơ tình, những câu thơ được viết ra dưới nỗi lòng của những người đang yêu càng thêm thấm thía. Với ông nỗi khổ lớn nhất và dai dẳng nhất cả loài người chính là nỗi khổ tương tư. Cũng bởi vì hy vọng không thực tế mà nhiều người đã vô hình chung đặt mình vào thế bế tắc. Vậy hà cớ gì lại cứ phải …khổ vì cố chen ngõ chật”

Dại khờ Xuân Diệu đã mang tới cho người đọc những tiếc nuối xót xa đến nghẹn ngào. Bài thơ khép lại một cách đột ngột và đã xoáy sâu vào trong lòng người đọc những tư duy triết học đầy thi vị. Bài thơ chứa đựng những ý nghĩa sâu sắc khiến không ít người phải suy ngẫm. Cảm ơn đã theo dõi bài viết này của chúng tôi nhé! 

Related posts

Bài thơ Nhớ mãi hoa ban – Nhà thơ Nguyễn Đình Huân

admin

Yêu Lần Nào Cũng Đau – Bài thơ đặc sắc của thi sĩ Nồng Nàn Phố

admin

Con Cò Mà Đi Ăn Đêm – Bài Thơ Ca Ngợi Đức Tính Người Nông Dân

admin

Leave a Comment