Thơ Hay

Bài thơ Đôi Dép (Nguyễn Trung Kiên) – Khúc ca về hạnh phúc lứa đôi

Bài thơ Đôi dép (Nguyễn Trung Kiên) - Khúc ca về hạnh phúc lứa đôi

Bài thơ Đôi Dép Nguyễn Trung Kiên chính là một khúc ca về hạnh phúc lứa đôi mà cụ thể ở đây là tình nghĩa vợ chồng. Đây là một bài thơ rất nổi tiếng và đã đạt được giải 2 trong chương trình “Tiếng thơ sinh viên” năm 1998. Với phong cách thơ hiện đại bài thơ này vẫn tuân thủ cách gieo vần truyền thống nghiêm ngặt. Và khi đọc bài thơ này bạn sẽ cảm nhận được tình yêu thương đầy ngọt ngào thắm thiết. Cùng nhau theo dõi nhé!

Nội Dung

Theo thông tin do tác giả cung cấp, bài thơ này được sáng tac vào năm 1995 khi đó lần đầu tiên được đăng trên tạp chí Thế giới mới vào năm 1997. Tại thời điểm viết bài thơ này tác giả chỉ mới 22 tuổi và chưa có người yêu, khi đó anh cũng đang mơ tưởng về một tình yêu thủy chung, son sắt. Anh đã tìm được cảm hứng cho mình tại cuộc tranh luận về đôi dép trong câu lạc bộ thơ. Và cuối cùng đã sáng tác ra bài thơ này.

Bài thơ Đôi dép (Nguyễn Trung Kiên) - Khúc ca về hạnh phúc lứa đôi

Trước đây có nhiều tranh cãi về bài thơ này về phần tác giả của nó là ai. Và các trang báo chính thức của Việt Nam đều khẳng định bài thơ Đôi dép là của Nguyễn Trung Kiên. Bài thơ này đã đạt được giải thưởng “Tiếng thơ sinh viên: 1998 của Nhà văn hóa Thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh” và được phổ biến trên mạng.

Mặc dù đây là một bài thơ hiện đại nhưng nó vẫn đảm bảo việc tuân thủ cách gieo vần truyền thống nghiêm ngặt. Và cảm xúc chủ đạo trong bài thơ chính là sự nhớ nhung, sự cuồng nhiệt khi yêu.. Và đó chính là hạnh phúc. Cụ thể hơn bài thơ này bàn sâu về triết lý thủy chung trong mối quan hệ giữa vợ và chồng.

Bài thơ đầu anh viết tặng cho em
Là bài thơ anh kể về đôi dép
Khi nỗi nhớ ở trong lòng da diết
Những vật tầm thường cũng viết thành thơ

Hai chiếc dép kia gặp gỡ tự bao giờ
Có yêu nhau đâu mà chẳng rời nửa bước
Cùng gánh vác những nẻo đường xuôi ngược
Lên thảm nhung, xuống cát bụi, cùng nhau

Cùng bước, cùng mòn, không kẻ thấp người cao
Cùng chia sẻ sức người đời chà đạp
Dẫu vinh, nhục không đi cùng người khác
Số phận chiếc này phụ thuộc ở chiếc kia.

Nếu ngày nào một chiếc dép mất đi
Mọi thay thế đều trở nên khập khiễng
Giống nhau lắm nhưng người đi sẽ biết
Hai chiếc này chẳng phải một đôi đâu

Cũng như mình trong những lúc vắng nhau
Bước hụt hẫng cứ nghiêng về một phía
Dẫu bên cạnh đã có người thay thế
Mà trong lòng nỗi nhớ cứ chênh vênh

Đôi dép vô tri khăng khít bước song hành
Chẳng thề nguyện mà không hề giả dối
Chẳng hứa hẹn mà không hề phản bội
Lối đi nào cũng có mặt cả đôi.

Không thể thiếu nhau trên những bước đường đời
Dẫu mỗi chiếc ở một bên phải – trái
Như tôi yêu em ở những điều ngược lại
Gắn bó đời nhau vì một lối đi chung.

Hai mảnh đời thầm lặng bước song song
Sẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếc
Chỉ còn một là không còn gì hết
Nếu không tìm được chiếc thứ hai kia.

Bài thơ Đôi dép được đông đảo bạn đọc yêu thích và nó còn được in và treo ở vị trí trang trọng. Và cũng có người so sánh bài thơ này với những áng thơ văn kiệt xuất như Quê hương của Giang Nam, Màu tím hoa sim của Hữu Loan… Sở dĩ có điều này bởi Nguyễn Trung Kiên đã khéo léo sử dụng hình ảnh giản dị mà thân thương để nói đến sự thủy chung của cuộc sống vợ chồng.

Trước đây chưa từng có ai sử dụng hình ảnh đôi dép để nói đến sự thủy chung trong cuộc sống vợ chồng. Chính điều này làm nên sự đặc biệt cho bài thơ Đôi dép. Đó là một vật quen thuộc, bình thường lại được nhìn ở một khía cạnh khác mới đáng yêu làm sao. Hơn nữa, đôi dép rất phù hợp để chuyển tải tình cảm bởi nó gắn bó bên nhau và không rời dù trong bất cứ trường hợp nào.

Đôi dép là một vật vô tri mà còn gắn bó với nhau đến vậy nên cũng không có lý do gì mà cuộc sống vợ chồng lại không thể thủy chung bên nhau. Gắn bó bên nhau chia sẻ mọi buồn đau hạnh phúc và cũng là sống chết có nhau đó mới là lẽ phải.

Bài thơ Đôi dép (Nguyễn Trung Kiên) - Khúc ca về hạnh phúc lứa đôi

Với việc sử dụng điệp từ cùng đã giúp nhấn mạnh sự gắn bó. Trong bài thơ này điệp từ này được lặp lại đến 5 lần và cũng là một cách để thể hiện sự gắn bó của những cặp vợ chồng trong mọi nẻo đường. Dù vất vả lo toan, dù khó khăn hay hạnh phúc vẫn bên nhau không rời.

Và nếu một ngày nào đó một chiếc dép bị hư, đứt và buộc phải thay thì cũng là lúc con người ta bị “lệch pha” trong lòng. Bởi đó sẽ là một khoảng trống không cách nào lấp đầy được, đó cũng chính là lý do con người ta cảm nhận sự khập khiễng và đau lòng, trống trải trong trái tim mình.

Nếu ngày nào một chiếc dép mất đi
Mọi thay thế đều trở nên khập khiễng
Giống nhau lắm nhưng người đi sẽ biết
Hai chiếc này chẳng phải một đôi đâu

Ở đoạn thơ này tác giả đã sử dụng cụm từ “khập khiễng”, “hụt hẫng”, “chênh vênh”…. Để thể hiện cảm xúc của chính bản thân mình nếu chẳng may một trong hai người phải rời xa người kia trước. Với động từ “nghiêng” ta có thể cảm nhận rõ ràng được điều đó. Đó chính là sự thiếu cân bằng của cơ thể, là tình cảm của một người cứ nghiêng về phía người kia mà không cách nào cân bằng được. Và có thể nói rằng không có ai có thể bù đắp được sự thiếu vắng này cả. Và đó cũng chính là sự gắn kết trong tình cảm vợ chồng.

Bài thơ Đôi dép (Nguyễn Trung Kiên) - Khúc ca về hạnh phúc lứa đôi

Ngay cả đôi dép cũng luôn luôn song hành với nhau, luôn gắn bó. Thì cũng không có lý do gì để những cặp vợ chồng đến với nhau bằng tình yêu lại không thể làm như thế. Với mối quan hệ này cần phải có sự chân thành, thủy chung. Và tác giả đã sử dụng cụm từ “yêu tha thiết không phai” cho đến đầu bạc răng long. Đến khi nào không còn hiển diện trên cuộc đời này nữa.

Và “vợ chồng không thể sống thiếu nhau” như một lời “tuyên ngôn”, lời nhắc nhở. Là một lời cảnh tỉnh sâu sắc. Bởi nếu khi vợ chồng mà chỉ còn một thì cũng không là gì cả. Đó cũng chính là chân lý của cuộc sống này. Đó chính là triết lý sâu sắc được gợi lên từ hình tượng đôi dép rất thân quen.

Bài thơ Đôi Dép Nguyễn Trung Kiên đã chuyển tải một cách sâu sắc triết lý thủy chung trong đời sống vợ chồng. Lấy một hình ảnh quen thuộc để bàn về một ý nghĩa sâu xa cũng chính là nét độc đáo của bài thơ. Đồng hành cùng uct.edu.vn để theo dõi bài viết này của chúng tôi nhé! 

Related posts

Thơ Tình Người Lính Biển – Thi phẩm hấp dẫn nhất của nhà thơ Trần Đăng Khoa

admin

Bài thơ Chợ Tết Đoàn Văn Cừ – Bức tranh quê sống động đầy hân hoan

admin

Tuyển tập thơ Mặt đường khát vọng (1974) – Nguyễn Khoa Điềm phần cuối

admin

Leave a Comment