Thơ Hay

Bài Thơ Dừa Ơi – Ca Ngợi Tinh Thần Chiến Đấu Của Nhân Dân

Dừa ơi là bài thơ tiêu biểu của nhà thơ Lê Anh Xuân. Ông thường viết về đề tài về chiến tranh và quê hương đất nước. Với ngòi bút đậm chất trữ tình, lời thơ nhẹ nhàng đi vào tâm khảm của những người độc giả yêu thơ. Bài thơ Dừa Ơi là một tác phẩm vang danh và còn giá trị đến ngày nay. Tác giả mượn hình ảnh cây dừa để ca ngợi tinh thần chiến đấu, ý chí tự cường của nhân dân miền nam trong cuộc kháng chiến chống giặc Mỹ

Nào! ngay bây giờ chúng ta cùng nhau cảm nhận ý nghĩa thơ của ông trong bài thơ Dừa Ơi nhé!

Nội Dung

– Lê Anh Xuân (1939-1968) tên khai sinh là Ca Lê Hiến, sinh ngày 5-6-1940 tại Châu Thành, tỉnh Bến Tre, trong một gia đình nhà giáo yêu nước. Năm 1952, Lê Anh Xuân vừa học vừa làm việc ở nhà in trong chiến khu kháng chiến chống Pháp.

– Năm 1954 Lê Anh Xuân theo gia đình tập kết ra Bắc.

– Sau khi tốt nghiệp khoa Sử trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và sau một thời gian ngắn làm phụ giảng tại trường, Lê Anh Xuân trở về chiển trường miền Nam công tác trong ngành giáo dục rồi chuyển sang Hội Văn nghệ Giải phóng.

– Anh hy sinh ngày 24-5-1968 ở vùng phụ cận Sài Gòn trong chiến dịch xuân Mậu Thân (1968).

+ Tác phẩm chính:

– Tiếng gà gáy (thơ, 1965)

– Có đâu như ở miền Nam (1968)

– Nguyễn Văn Trỗi (trường ca, 1968)

– Hoa dừa (thơ, 1971)

– Thơ Lê Anh Xuân (1981)

– Giữ đất (1966)

Nhà thơ Lê Anh Xuân được biết đến là một nhà thơ tài hoa của quê hương, đất nước. Những bài thơ của ông đều đậm chất trữ tình ca ngợi vẻ đẹp quê hương đất nước, ca ngợi ý chí tự lực tự cường bám trụ với quê hương của những người dân miền nam trong cuộc kháng chiến hay. Thơ ông bộc lộ rõ tình yêu quê hương ngọt ngào được nhiều độc giả yêu thích. Bài thơ Dừa Ơi cũng là một tác phẩm đã đưa ông đến với độc giả gần thêm nữa

Chúng ta cùng nhau cảm nhận nét trữ tình và ngòi bút tài hoa của Lê Anh Xuân qua bài thơ Dừa Ơi nhé!

Tôi lớn lên đã thấy dừa trước ngõ
Dừa ru tôi giấc ngủ tuổi thơ
Cứ mỗi chiều nghe dừa reo trước gió
Tôi hỏi nội tôi: “Dừa có tự bao giờ?”
Nội nói: “Lúc nội còn con gái
Đã thấy bóng dừa mát rượi trước sân
Đất này xưa đầm lầy chua mặn
Đời đói nghèo cay đắng quanh năm”

Hôm nay tôi trở về quê cũ
Hai mươi năm biết mấy nắng mưa
Nội đã khuất rồi xanh rì đám cỏ
Trên thân dừa vết đạn xác xơ.
Dừa ơi dừa! Người bao nhiêu tuổi
Mà lá tươi xanh mãi đến giờ
Tôi nghe gió ngàn xưa đang gọi
Xào xạc lá dừa hay tiếng gươm khua.

Ôi có phải nhà thơ Đồ Chiểu
Từng ngâm thơ dưới rặng dừa này
Tôi tưởng thấy nghĩa quân đuổi giặc
Vừa qua đây còn lầy lội đường dây.

Tôi đứng dưới hàng dừa cao vút
Cạnh hàng dừa tơ lá mướt xanh màu
Những công sự còn thơm mùi đất
Cạnh những chiến hào chống Pháp năm nao.

Vẫn như xưa vườn dừa quê nội
Sao lòng tôi vẫn thấy yêu hơn
Ôi thân dừa đã hai lần máu chảy
Biết bao đau thương, biết mấy oán hờn.

Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút
Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng
Rễ dừa bám sâu vào lòng đất
Như dân làng bám chặt quê hương.

Dừa bị thương dừa không cúi xuống
Vẫn ngẩng lên ca hát giữa trời
Nếu ngã xuống dừa ơi không uổng
Dừa lại đứng lên thân dựng pháo đài.

Lá dừa xanh long lanh ánh nắng
Theo đoàn quân thành lá nguỵ trang
Nếu rụng xuống dừa ơi không uổng
Dừa lại cháy lên ánh đuốc soi đường.

Đất quê hương nát bầm vết đạn
Đã nuôi dừa năm tháng xanh tươi
Ôi có phải dừa hút bao cay đắng
Để trổ ra những trái ngọt cho đời.

Nghe vườn dừa rì rào tiếng nhạc
Lòng nao nao tôi nhớ nội xiết bao
Tuổi thơ xưa uống nước dừa dịu ngọt
Tôi biêt đâu thuở chua xót ban đầu.

Tôi ngước nhìn mùa xuân nắng dọi
Bốn mặt quê hương giải phóng rồi
Tôi bỗng thấy nội tôi trẻ lại
Như thời con gái tuổi đôi mươi
Như hàng dừa trước ngõ nhà tôi.

Chúng ta đọc bài thơ Cây Dừa của nhà thơ Lê Anh Xuân gợi lên cho ta những cảm xúc bồi hồi xúc động. Hình ảnh cây dừa luôn xuyên suốt trong tác phẩm, Lê Anh Xuân mượn hình ảnh này để bộc lộ tình cảm xót thương cho quê hương cũng như thể hiện tình yêu đất nước của mình. Bên cạnh đó mượn hình ảnh cây dừa để ca ngợi phẩm chất, ý chí gắn bó với quê hương của nhân dân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu rõ hơn ngay dưới đây!

Lê Anh Xuân tên thật là Ca Lê Hiến, sinh ngày 5-6-1940 tại Bến Tre. Quê nội của anh ở xã Tân Thành Bình, huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre. Thân sinh là giáo sư Ca Văn Thỉnh, một nhà giáo, nhà nghiên cứu văn học có uy tín. Lớn lên trong một gia đình trí thức yêu nước có truyền thống văn học, Lê Anh Xuân sớm tiếp xúc với văn thơ từ nhỏ.

Lê Anh Xuân yêu quê hương như người ta thực sự yêu người yêu. Anh tha thiết, tự hào về cây dừa, về sông nước Bến Tre, về cảnh mưa chiều gió lớn, về sự anh dũng của những con người trên quê hương ba dải cù lao. Tất cả lòng yêu ấy anh thể hiện qua thơ mình.

Bến Tre, một vùng quê nổi tiếng với dừa. Cây dừa là linh hồn, là biểu tượng của người dân xứ này. Nó có mặt trong đời sống hàng ngày của người dân quê như một thứ không thể thiếu. Những bữa cơm thơm ngọt được nấu từ củi dừa. Đuốc lá dừa ấm áp xua bóng tối đường quê. Ai đi xa quê cũng thèm được ăn lại những món ăn béo ngậy mùi dừa: mấy con cá đồng kho nước cốt dừa chấm rau sống, tép sông rang nước cốt dừa hay món canh kiểm đủ mùi cây trái Bến Tre, dừa, chuối, mít, khoai,….Thân dừa làm cầu qua sông, qua rạch; làm cây cột, cây kèo, cây đòn tay, làm cái giường, cái ghế, …trong nhà.

Yếm dừa làm dây buộc võng, buộc gàu, buộc trâu, …Dù dừa đến từ miền Trung hay tận hải đảo xa xôi nào dạt vào, xứ này vẫn là môi trường lý tưởng cho điều kiện sống của cây dừa. Tự bao giờ dừa đã trở thành biểu tượng cao đẹp, thân thương, đã đi vào thơ, vào nhạc. Lê Anh Xuân cũng đã dành tình cảm đặc biệt với dừa. Trong sáu mươi bài thơ in ra, đã có ba bài lấy dừa làm chủ đề (Nhớ dừa, Dừa ơi, Đuốc lá dừa) và dừa đã xuất hiện bao nhiêu lần trong các bài thơ khác. Dừa như một người bạn thân thương để anh tin tưởng giãi bày tâm sự :

“Dừa ơi dừa ! Người bao nhiêu tuổi
Mà lá tươi xanh mãi đến giờ
Tôi nghe gió ngàn xưa đang gọi
Xào xạc là dừa hay tiếng gươm khua”

Với anh, dừa dù có từ “ngàn xưa” nhưng mãi tuổi “tươi xanh”, đầy sức sống. Dừa như một nhân chứng của lịch sử chuyển tiếp truyền thống đấu tranh giữ nước của người dân quê dừa đến những thế hệ sau. Tập thơ thứ hai của mình, Lê Anh Xuân đặt tên Hoa dừa, như người ta lấy tên người yêu đầu hay người bạn thân mà đặt cho con. Mười năm ở miền Bắc, trong nỗi nhớ quê, anh đã nhớ dừa da diết

Nỗi nhớ quê hương thường trực trong lòng, nó xuyên suốt thời gian trong ngày: sớm mai, trưa, đến đêm. Không gian trong nỗi nhớ là bầu trời quê hương luôn rợp bóng dừa xanh ngắt. Hình như dừa là hình ảnh đầu tiên đến trong anh mỗi lần nhớ quê. Anh không viết về dừa chung chung mà rất cụ thể. Có lẽ phải là người sống ở quê dừa mới thấy hết sự hữu ích của cây dừa. Lê Anh Xuân đã không bỏ sót công dụng nào của dừa. Trước hết dừa che mát sân nhà, ru giấc ngủ tuổi thơ của bao thế hệ :

“Tôi lớn lên đã thấy dừa trước ngõ
Dừa ru tôi giấc ngủ tuổi thơ
Cứ mỗi chiếu nghe dừa reo trước gió
Tôi hỏi nội tôi : “Dừa có tự bao giờ”
Nội nói “ Lúc nội còn con gái
Đã thấy bóng dừa mát rượi trước sân.”

Như vậy, dừa đã ru giấc tuổi thơ của nội, của cha, của “tôi” và sẽ còn ru giấc êm đềm của nhiều thế hệ nữa. Ai đã từng nằm võng trên hiên nhà một buổi trưa hè oi nắng, ngoài hiên là hàng dừa tơ rợp bóng, mới cảm nhận được điệu hát ru của dừa – Nó mát dịu, khỏe khoắn, lúc xa lúc gần, lúc cao lúc thấp, có lúc như một chuỗi cười dài, có lúc như chợt yên lặng rồi vỡ xòa đuổi nhau theo gió – mới hiểu hết những dòng thơ này.
Dừa còn tham gia vào bao công việc khác trong cuộc sống đời thường. Trong cuộc chiến ác liệt với kẻ thù trên quê hương Đồng Khởi, dừa đã góp phần to lớn: thân dừa dựng pháo đài, làm lá ngụy trang, làm đuốc soi đường :

“Nếu ngã xuống dừa ơi không uổng
Dừa lại đúng lên thân dựng pháo đài.
Lá dừa xanh long lanh ánh nắng
Theo đoàn quân thành là ngụy trang
Nếu rụng xuống dừa ơi không uổng
Dừa lại cháy lên thành đuốc soi đường”

Ở bài thơ này, Lê Anh Xuân đã bất diệt hóa cây dừa. Khi còn đứng hiên ngang, lá dừa ngụy trang cho cán bộ, cho du kích. Khi lá dừa lìa cành vẫn nguyện lấy thân mình làm ánh lửa ấm áp cho đời, làm ngọn đuốc soi sáng đường cách mạng. Những thân dừa bị thương vẫn không hề ngã gục, vẫn “đứng hiên ngang ca hát giữa trời”. Và nếu có ngã xuống vì đạn bom tàn khốc của kẻ thù, thân dừa lại một lần nữa đứng lên làm thành những pháo đài kiên cố, tiếp tục đương đầu với bom đạn giặc. Nhà thơ đã khẳng định dừa là biểu tượng của người dân Bến Tre :

“Ôi thân dừa đã hai lầm máu đổ
Biết bao đau thương biết mấy oán hờn
Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút
Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng
Rễ dừa bám sâu vào lòng đất
Như dân làng bám chặt quê hương”.

Trải qua hai cuộc chiến, “súng giặc đất rền”, người dân Bến Tre oằn mình trong lửa đạn: “Chị ta chúng khảo chúng tra, Em ta chết tuổi mới vừa đôi mươi”. Nhưng người dân Bến Tre vẫn kiên gan bám đất, bám làng, vẫn cấy lại lúa, trồng lại dừa sau những trận bom cày. Những mẹ già nuôi giấu cán bộ, những người con trai xứ dừa đánh giặc bằng ong vò vẽ, bằng bẫy chông tre,…Với một ít vũ khí cùng gậy tầm vong, súng bập dừa, đuốc là dừa và tấm lòng yêu quê, người dân Bến Tre đã làm nên Đồng Khởi lẫy lừng…

Yêu quê hương đất nước là tình cảm chung của dân tộc; đồng thời cũng là nguồn thi hứng chủ đạo trong thơ ca kháng chiến. Thơ Lê Anh Xuân cũng bắt nguồn từ cảm hứng mang tính thời đại ấy nhưng ở anh vẫn có một cái gì đó rất riêng, khiến nhà thơ xứ dừa này không thể lẫn với bao nhiêu nhà thơ đương thời khác.

Nét phong cách đặc thù ấy là tấm lòng gắn bó thiết tha với cái nơi từng in dấu một phần quãng đời thơ ấu của anh mà thổ ngơi của nó đã quyện vào thơ anh một hương vị đặc trưng không thể lẫn vào đâu được. Chính những con người dũng cảm vô song, chính tầm vóc của miền Nam, của dân tộc đã nâng cánh cho hồn thơ Lê Anh Xuân. Và chính hồn thơ anh đã nâng cánh cho tình yêu quê hương đất nước trong tôi. Cảm ơn anh đã để lại cho đời, cho thế hệ chúng tôi những dòng thơ đẹp, những dòng thơ mà bất cứ người dân Bến Tre nào đọc được cũng thấy hết sức tự hào vì được sinh ra trên mảnh đất này.

Trên đây, uct.edu.vn đã chia sẻ đến bạn bài thơ Dừa Ơi của nhà thơ Lên Anh Xuân. Bài thơ với lời lẽ nhẹ nhàng nhằm ca ngợi tinh thần chiến đấu, bảo vệ đất nước của nhân dân miền nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ khốc liệt. Đồng thời thể hiện tình yêu quê hương hương đất nước của mình. Nhắn nhủ đến các bạn đọc phải biết trân trọng, yêu thương mảnh đất quê nhà. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi! 

Related posts

Bài thơ Điều Anh Chưa Nói – Nhà thơ Phú Sĩ

admin

Thơ hay tháng 8 – Chùm thơ tình lãng mạn ngọt ngào khi thu sang

admin

Bài thơ Ngày Cuối Năm – Nhà thơ Hồng Giang

admin

Leave a Comment