Thơ Hay

Bài Thơ Nỗi Thương Mình ( Nguyễn Du ) – Nỗi Đau Nàng Kiều

Bài thơ Nỗi Thương Mình là một tác phần trong tác phẩm Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du. Ông được biết đến là danh nhân văn hóa thế giới bởi những đóng góp của ông trong nền văn học nhân loại. Tác phẩm nỗi thương mình thể hiện nỗi xót xa cho số phận bi thảm của nàng Kiều- một cô gái tài đức vẹn toàn nhưng số phận xô đẩy vào hoàn cảnh nghiệt ngã. Tác phẩm Truyện Kiều thể hiện tính nhân đạo cao cả và vẫn giữ nguyên giá trị đến ngày nay

Chúng ta hãy cùng uct.edu.vn tìm hiểu và cảm nhận nét đặc sắc trong ” Nỗi Thương Mình ” của nhà thơ tài hoa này nhé!

Nội Dung

“Biết bao bướm lả ong lơi
Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm.
Dập dìu lá gió cành chim
Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh.
Khi tỉnh rượu lúc tàn canh
Giật mình mình lại thương mình xót xa.
Khi sao phong gấm rủ là
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.
Mặt sao dày gió dạn sương
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân.
Mặc người mưa Sở mây Tần
Những mình nào biết có xuân là gì.
Đòi phen gió tựa hoa kề
Nửa rèm tuyết ngậm bốn bề trăng thâu.
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.
Đòi phen nét vẽ câu thơ
Cung cầm trong nguyệt nước cờ dưới hoa.
Vui là vui gượng kẻo là
Ai tri âm đó mặn mà với ai”.

(Trích: “Truyện Kiều” – Nguyễn Du)

– Nguyễn Du (1765-1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, sinh tại kinh thành Thăng Long (Hà Nội). Cha là Hoàng giáp Nguyễn Nghiễm quê ở xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh, làm quan đến chức Tham tụng (Tể tướng) dưới triều Lê; mẹ là bà Trần Thị Tần quê ở Kinh Bắc –Bắc Ninh. .Nguyễn Du ra đời trong một gia đình đại quý tộc, có thế lực vào bậc nhất đương thời.

– Năm 1780 , khi ấy Nguyễn Du mới 15 tuổi thì xảy ra “Vụ mật án Canh Tý”: Chúa Trịnh Sâm lập con thứ là Trịnh Cán làm thế tử, thay cho con trưởng là Trịnh Tông. Ông Khản giúp Trịnh Tông, việc bại lộ, bị giam. Đến khi Trịnh Tông lên ngôi, ông Khản được cử lên làm Thượng thư Bộ Lại và Tham tụng.

Quân lính khác phe (sử gọi là “kiêu binh”) không phục, kéo đến phá nhà, khiến ông Khản phải cải trang trốn lên Sơn Tây sống với em là Nguyễn Điều rồi về quê ở Hà Tĩnh . Thế là anh em Nguyễn Du từ bấy lâu đã đến nương nhờ ông Khản, mỗi người phải mỗi ngã.

– Gia đình cũng như dòng họ Nguyễn Du có rất nhiều người làm quan dưới triều Lê – Trịnh. Người địa phương có câu ca dao nói về dòng họ này:“Bao giờ ngàn Hống hết cây/ Sông Rum hết nước, họ này hết quan”.

– Các tác phẩm của Nguyễn Du

Qua các tác phẩm của Nguyễn Du, nét nổi bật chính là sự đề cao xúc cảm. Nguyễn Du là nhà thơ có học vấn uyên bác, nắm vững nhiều thể thơ của Trung Quốc, như: ngũ ngôn cổ thi, ngũ ngôn luật, thất ngôn luật, ca, hành… nên ở thể thơ nào, ông cũng có bài xuất sắc.

Đặc biệt hơn cả là tài làm thơ bằng chữ Nôm của ông, mà đỉnh cao là Truyện Kiều, đã cho thấy thể thơ lục bát có khả năng chuyển tải nội dung tự sự và trữ tình to lớn trong thể loại truyện thơ.

– Chính trên cơ sở này mà trong thơ Nguyễn Du luôn luôn vang lên âm thanh, bừng lên màu sắc của sự sống, hằn lên những đường nét sắc cạnh của một bức tranh hiện thực đa dạng.

Và giữa những âm thanh, màu sắc, đường nét vô cùng phong phú đó, Nguyễn Du hiện ra: vừa dạt dào yêu thương, vừa bừng bừng căm giận. Đây là chỗ đặc sắc và cũng là chỗ tích cực nhất trong nghệ thuật của Nguyễn Du. Từ thơ chữ Hán đến truyện Kiều, nó tạo nên cái sức sống kỳ lạ ở hầu hết tác phẩm của ông.

1. Vị trí đoạn trích

Đoạn trích từ câu 1229 đến câu 1248, tả cảnh tình trớ trêu mà Kiều đã gặp phải và nỗi niềm thương xót thân phận của Thúy Kiều.

2. Bố cục (3 phần)

– Phần 1 (4 câu đầu): Tình cảnh trớ trêu của Thúy Kiều.

– Phần 2 (8 câu tiếp): Niềm thương xót cho thân phận của Kiều.

– Phần 3 (còn lại): Cảnh đẹp, thú vui, lòng người buồn bã.

3. Giá trị nội dung

Đoạn trích thể hiện nỗi thương thân, trách phận, và sự tự ý thức cao độ của Thúy Kiều nhất là ý thức về nhân cách. Đồng thời, bằng lòng thương cảm và tài năng của mình, Nguyễn Du đã đem đến một sắc thái mới về sự tự ú thức của con người cá nhân trong văn học trung đại.

4. Giá trị nghệ thuật

– Khai thác triệt để các hình thức đối xứng.

– Sử dụng hình ảnh ước lệ, điệp từ.

– Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.

– Ngòi bút miêu tả tâm lí độc đáo, sắc sảo.

1. Mở bài

– Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều.

– Giới thiệu khái quát về đoạn trích.

2. Thân bài

a. Tình cảnh trớ trêu của Thúy Kiều ở lầu xanh (4 câu đầu)

– Bút pháp ước lệ, tượng trưng: bướm, ong, cuộc vui, trận cười.

→ Cảnh sinh hoạt xô bồ, tấp nập ở chốn lầu xanh.

– Sử dụng điển cố, điển tích: lá gió, cành chim, Tống Ngọc, Trường Khanh.

– Nghệ thuật tiểu đối, gợi nên sự bẽ bàng, xấu hổ của Thúy Kiều: bướm lả – ong lơi, cuộc vui… – trận cười…., sớm – tối

– Từ ngữ chỉ mức độ: biết bao, đầy tháng, suốt đêm.

⇒ Cuộc sống xô bồ ở lầu xanh, Kiều phải tiếp khách làng chơi suốt ngày đêm. Đây là một tình cảnh trớ trêu của cuộc đời Kiều khi bị vùi dập, chà đạp cả thể xác và nhân phẩm.

b. Niềm thương xót cho thân phận của Kiều

– Không gian: lầu xanh.

– Thời gian: tàn canh, ban đêm.

→ Thời gian, không gian nghệ thuật thích hợp để Kiều soi thấu tâm trạng của mình.

– Tâm trạng của Thúy Kiều:

+ Giật mình: bàng hoàng, thảng thốt, không tin vào cảnh sống ở thực tại của bản thân mình.

+ Thương mình xót xa.

→ Cái giật mình trân quý, làm nên nhân cách cao đẹp của Thúy kiều.

– Nghệ thuật:

+ Cặp từ đối lập “khi sao” và “giờ sao” với nghệ thuật đối giữa hai câu lục/bát ⇒ nhấn mạnh sự khác biệt: quá khứ thì êm đềm, hạnh phúc còn hiện tại thì đau đớn, phũ phàng, bị vùi dập.

+ Ngữ điệu hỏi: “mặt sao”, “thân sao”.

+ sử dụng thành ngữ chéo:“dày gió dạn sương” (dày dạn gió sương), “bướm chán ong chường” (ong bướm chán chường) ⇒ nhấn mạnh sự ngỡ ngàng, bàng hoàng.

+ Đối lập giữa khách và Kiều.

⇒ Khi sống thật với chính mình, Kiều bàng hoàng, xót xa cho thân phận của mình và phải chăng đó cũng chính là tiếng nói đòi quyền sống cá nhân của con người trong xã hội phong kiến của Nguyễn Du- con người biết nhận thức và ý thức về hạnh phúc của mình.

c. Tâm trạng cô đơn, đau khổ của Thúy Kiều (phần còn lại)

– Cuộc sống chốn thanh lâu: có phong, hoa, tuyết, nguyệt (cảnh đẹp bốn mùa), thú vui cầm, kì, thi, họa.

→ Cảnh vật đối với Thúy Kiều là sự giả tạo, Kiều không tìm được tri âm, tri kỉ, nàng thờ ơ với tất cả mọi thứ xung quanh.

– Qua nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, tác giả khắc họa tâm trạng của Thúy Kiều ở chốn lầu xanh: sông nơi lầu xanh dập dìu, Thúy Kiều tự thương, tự đau, tự xót xa cho thân phận của mình.

– Điệp từ vui, ai… và câu hỏi tu từ là tiếng kêu đến xé lòng của con người tài hoa bạc mệnh.

⇒ Trong chốn lầu xanh nơi mà tất cả đều phù phiếm, đồng tiền lên ngôi, Kiều vẫn cố gắng tách mình ra, tìm một tâm hồn tri âm, thể hiện khát vọng sống trong sạch của Kiều mà ta thật sự đáng trân trọng.

⇒ Nguyễn Du đề cao giá trị nhân văn, cảm thông sâu sắc với số phận của Kiều và lên án xã hội gay gắt.

IV. Kết bài

– Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.

Trên đây, uct.edu.vn đã chia sẻ cho bạn bài thơ Nỗi Thương Mình của đại thi hào Nguyễn Du. Bài thơ mang trong mình giá trị nhân đạo cao cả, thể hiện nỗi thương cảm cho số phận nàng kiều. Nguyễn Du đã đem đến một sắc thái mới về sự tự ý thức của con người cá nhân trong văn học trung đại. Hy vọng các bạn sẽ hài lòng với bài viết của chúng tôi! Cảm ơn đã theo dõi bài viết! 

Related posts

Bài thơ Hãy Quên Em Như Chưa Từng Qua Đời Anh – Nhà thơ Phú Sĩ

admin

Hình ảnh và câu nói hay về cuộc sống ý nghĩa càng đọc càng thấm thía

admin

Bài thơ Đón Tết nơi đất khách – Nhà thơ Nguyễn Đình Huân

admin

Leave a Comment