Thơ Hay

Bài thơ Ông Đồ (Vũ Đình Liên) – Sự hoài cổ tiếc thương về một thời

Bài thơ Ông đồ (Vũ Đình Liên) - Sự hoài cổ tiếc thương về một thời

Đọc bài thơ Ông Đồ Vũ Đình Liên ta cảm nhận được một sự xót thương, sự hoài cổ của một thời đã xa. Đây là những cảm xúc khi ông đồ đã không còn nữa. Đó chính là thời điểm nho học đã bị mất đi vị thế của mình. Bởi người ta chạy theo thời đại của chữ Pháp, chữ Tây mà quên đi các giá trị văn hóa xưa. Hãy cùng chúng tôi theo dõi ngay bây giờ nhé!

Nội Dung

Bài thơ Ông đồ được viết năm 1936 và cũng chính là bài thơ nổi tiếng nhất của nhà thơ này. Điều đặc biệt qua bài thơ Vũ Đình Liên đã có được chỗ đứng trong lòng người hâm mộ. Cũng được xếp vào hàng những nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới.

Vào thời điểm ông viết lên bài thơ này, chế độ thi của của phong kiến đã bị bãi bỏ. Điều này là một biểu hiện cho việc chữ Nho đã không còn được coi trọng. Con người ta lúc bấy giờ thích chữ Pháp, chữ Tây mà quên đi các giá trị văn hóa xưa. Trong bối cảnh ấy, Vũ Đình Liên đã áng tác ra bài thơ Ông đồ.

Bài thơ Ông đồ (Vũ Đình Liên) - Sự hoài cổ tiếc thương về một thời

Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực Tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người qua

Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài:
“Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa, rồng bay”

Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu…

Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay

Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?

Ông đồ là một trong những biểu tượng đẹp của văn hóa xưa. Với Vũ Đình Liên ông đồ hiện lên như một nét đẹp đã chìm vào dĩ vãng. Và với bài thơ này nó được chia làm 3 phần khá rõ:

Bài thơ Ông đồ (Vũ Đình Liên) - Sự hoài cổ tiếc thương về một thời

Những câu đầu của bài thơ Ông đồ ta có thể cảm nhận một cách sâu sắc hơn cái đẹp, thời huy hoàng của ông đồ. Đó là hình ảnh ông bày mực tàu giấy đỏ trên phố để viết thơ vào những ngày Tết. Và rồi những người đi qua đường thật hào phóng khi dành cho ông lời khen dù đó cũng chỉ là những người không có nhiều sự am hiểu sâu sắc.

Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài:
“Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa, rồng bay”

Nói rõ thêm môt điều rằng, viết câu đối thuê chính là một trong những sự thất thế của những người theo sự nghiệp khoa bảng. Đó là những người chưa đỗ đạt đành phải mài mực bán chữ trong ngày Tết. Và đó cũng chính là cái cực trong cuộc đời mỗi người. Bởi người ta thường có quan niệm cho chữ chứa sao lại bán.

Chính vì vậy những lời khen của những người qua đường càng dấy thêm sự xót tủi. Tuy nhiên nó cũng là sự an ủi dành cho ông khi vẫn còn nhiều người coi trọng nét đẹp này.

Tuy nhiên khi xã hội dần thay đổi, các giá trị xưa dần bị mài mòn thì ông đồ cũng rơi vào một tình cảnh vô cùng éo le. Ông vẫn ngồi đó nhưng không ai hay. Kết hợp thêm cùng với nỗi sầu mưa gió tủi đã làm cảnh tượng thêm phần xót xa.

Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay

Chỉ bằng một vài câu thơ ngắn gọn mà ta đã có thể cảm nhận được hình ảnh của ông đồ trong cái xã hội tiêu điều này. Đó là sự thờ ơ của những người qua đường, là mực vẫn in trên nghiên sầu. Và cũng chính màn mưa đã khép lại những sự liên tưởng và sự xót xa trong lòng người đọc.

Bài thơ Ông đồ (Vũ Đình Liên) - Sự hoài cổ tiếc thương về một thời

Thời gian vẫn tuần hoàn, vẫn trôi đi nhưng ông đồ đã không còn ngồi đấy nữa. Việc bám víu xã hội với hiện thực khắc nghiệt quả thực rất khó khăn và ông đồ đã thấy chới với mà phải rời đi. Sự ra đi của ông không chỉ là sự ra đi của một người mà đó còn là cả một thời đại và cũng là bóng dáng của những ký ức năm xưa.

Chính câu thơ cuối, những người muôn năm cũ như đang gợi lại một ký ức về sự hoài niệm sâu sắc. Liệu bây giờ chúng ta mới xót thương có quá muộn màng? Nói muôn năm thực chất chỉ là một vài năm nhưng thời của ông đồ đã xa rồi, đã rơi vào ký ức của lịch sử. Những dòng cuối này như là một nỗi đau, một sự thở dài, một sự tiếc nuối về những năm tháng đã qua trôi vào dĩ vãng.

Bài thơ Ông Đồ là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất cho hồn thơ và phong cách sáng tác của Vũ Định Liên. Khi chế độ thi cử phong kiến bị bãi bỏ, chữ nho không còn được coi trọng và hình ảnh ông đồ cũng đã không còn. Đọc bài thơ ta cảm nhận được sự nuối tiếc của thi sĩ trước sự tàn lụi của văn hóa xưa. Cảm ơn đã theo dõi bài viết này của chúng tôi! 

Related posts

Bài thơ Không quên mùa tuyết trắng – Nhà thơ Nguyễn Đình Huân

admin

Nhân diện bất tri hà xứ khứ – Câu thơ đặc sắc trong Đề Đô thành Nam Trang

admin

Tháng Chạp Là Tháng Trồng Khoai – Bài ca lao động của người nông dân

admin

Leave a Comment