Thơ Hay

Bài thơ Viếng Lăng Bác (Viễn Phương) – “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”

Bài thơ Viếng lăng Bác (Viễn Phương) - Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Bài thơ Viếng Lăng Bác Viễn Phương là một trong những sáng tác tiêu biểu trong chùm thơ ca viết về Bác. Với những câu thơ 8 chữ nhà thơ đã thể hiện được giọng điệu trang nghiêm, kính cẩn khi được vào viếng lăng Bác. Xen lẫn với đó chính là tấm lòng yêu thương và kính trọng Bác vô bờ. Biết ơn đối với người Cha già của dân tộc, người đã dành cả cuộc đời mình cho nhân dân, đất nước. Hãy cùng nhau theo dõi bài viết này của chúng tôi nhé!

Nội Dung

Năm 1976 ngay sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ giành được thắng lợi, đất nước được thống nhất. Khi ấy lăng chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa được hoàn thành nên Viễn Phương ra thăm lăng Bác. Sau khi vào lăng viếng Bác đã viết lên bài thơ này. Đây là một bài thơ đã được in trong tập thơ Như mây mùa xuân (1978) và đã được nhạc sĩ Hoàng Hiệp phổ nhạc thành một bài hát cùng tên.

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim.

Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này…

Bài thơ Viếng lăng Bác (Viễn Phương) - Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Khi đất nước thống nhất Viễn Phương ra Hà Nội và vào viếng lăng Bác. Với những cảm xúc của mình nhà thơ đã viết lên những câu thơ chất chứa nỗi lòng. Đó là sự biết ơn và kính trọng sâu sắc.

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.

Chuyến thăm của Viễn Phương cũng chính là cuộc hành trình của người chiến sĩ, Từ xa nhà thơ đã thấy hàng tre ẩn hiện trên quảng trường Ba Đình lịch. Cây tre là một biểu tượng cho sự gần gũi, gần gũi như chính con người Bác. Hơn nữa hàng tre còn là biểu tượng cho dáng đứng của những con người Việt Nam. Dẫu khó khăn nhưng luôn kiên cường bất khuất đấu tranh không ngừng nghỉ. Thêm vào đó tác giả sử dụng từ “Ôi” mới xúc động và tự hào viết làm sao.

Hình ảnh Mặt trời được nhà thơ sửu dụng vô cùng khéo léo. Nếu mặt trời tự nhiên mang lại ánh sáng cho muôn loài, sưởi ấm chúng. Thì mặt trời trong lăng chính là Bác, Bác cũng là ánh sáng của bao người con Việt Nam. Chính ánh sáng ấy đã soi rọi cho con đường chúng con đi.

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…

Thêm vào đó hình ảnh rất đỏ đó làm cho bức tranh thêm đẹp và sâu sắc hơn. Đó không chỉ là khung cảnh mà còn là tư tưởng, là tấm lòng yêu nước nồng nàn của Bác.

Bài thơ Viếng lăng Bác (Viễn Phương) - Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Hòa vào dòng người vào viếng lăng Bác nhà thơ không khỏi bồi hồi xúc động. Đó chẳng khác nào muôn vàn tràng hoa, và cũng là muôn vàn đứa con từ khắp mọi miền tổ quốc đến viếng Bác. Qua đó ta cảm nhận được tấm lòng biết ơn và sự thành kính của nhân dân dành cho Bác. Đó cũng chính là lý do tác giả sử dụng từ dâng để thể hiện cảm xúc đó.

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim.

Bên cạnh đó, Viễn Phương đã có một cách viết rất hay. Không viết Bác 79 tuổi mà là 79 mùa xuân. Hay nói cách khác đã ví cuộc đời Bác như những mùa xuân. Bởi Bác là một người yêu trăng, yêu thiên nhiên… ngay cả giữa rừng Bác vẫn cảm thấy thanh thản. Và điều đặc biệt nhất chính là tuy Bác đã ra đi nhưng với những người con Việt Nam Bác chỉ đang ngủ mà thôi. Là một giấc ngủ ngàn thu.

Bài thơ Viếng lăng Bác gợi trong lòng ta một sự kính trọng, yêu thương và biết ơn Bác. Chính mỗi câu thơ viết ra ta đều có thể cảm nhận được điều đó. Tâm tình của Viễn Phương không chỉ là tâm tình của chỉ riêng một người. Mà đó còn là tấm lòng của cả dân tộc này, là sự yêu thương vô bờ mà con dân Việt Nam dành cho người. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này của chúng tôi nhé!

Related posts

Hành Phương Nam – Thi phẩm vang danh của nhà thơ Nguyễn Bính

admin

Bài thơ Nhớ Tím (Dương Hoàng) – Đường xưa hoa tím mong manh đợi tình

admin

Bài thơ Về thăm quê chồng – Nhà thơ Nguyễn Đình Huân

admin

Leave a Comment