Nhà Thơ Nổi Tiếng

Bằng Việt và các tập thơ dịch của tác giả nước ngoài P2

Bằng Việt và các tập thơ dịch của tác giả nước ngoài phần 2. Sau kết thúc của các tập thơ dịch tập thơ dịch của tác giả nước ngoài của nhà thơ Bằng Việt P1 của các tác giả khác, cùng chúng tôi đón đọc những tập thơ dịch của nhà thơ Bằng Việt nhé.

Nội Dung

“Людей неинтересных в мире нет”
С. Преображенскому

Людей неинтересных в мире нет.
Их судьбы — как истории планет.
У каждой все особое, свое,
и нет планет, похожих на нее.

А если кто-то незаметно жил
и с этой незаметностью дружил,
он интересен был среди людей
самой неинтересностью своей.

У каждого — свой тайный личный мир.
Есть в мире этом самый лучший миг.
Есть в мире этом самый страшный час,
но это все неведомо для нас.

И если умирает человек,
с ним умирает первый его снег,
и первый поцелуй, и первый бой…
Все это забирает он с собой.

Да, остаются книги и мосты,
машины и художников холсты,
да, многому остаться суждено,
но что-то ведь уходит все равно!

Таков закон безжалостной игры.
Не люди умирают, а миры.
Людей мы помним, грешных и земных.
А что мы знали, в сущности, о них?

Что знаем мы про братьев, про друзей,
что знаем о единственной своей?
И про отца родного своего
мы, зная все, не знаем ничего.

Уходят люди… Их не возвратить.
Их тайные миры не возродить.
И каждый раз мне хочется опять
от этой невозвратности кричать.

1961

Chẳng có ai tẻ nhạt ở trên đời
Mỗi số phận chứa một phần lịch sử
Mỗi số phận rất riêng, dù rất nhỏ
Chắc hành tinh nào đã sánh nổi đâu?

Dẫu anh sống chỉ một đời lặng lẽ
Quen với cái lặng thinh không tô vẽ cho mình
Thì lại chính cái lặng thinh nhường ấy
Biến anh thành đáng nhớ với xung quanh!

Mỗi người chứa một nội tâm tiềm ẩn
Phút cao hứng thiêng liêng, phút hạnh phúc tuyệt vời,
Cả phút đau thương, kinh hoàng không xoá nổi,
Một thế giới lặng thầm, đâu phát lộ cho ai?

Cho đến khi con người ấy chết đi
Thì cũng chết theo luôn sắc tuyết đầu lóng lánh
Những khám phá trong đời… cái hôn, trận đánh…
Cùng xoá hết theo anh, không sót lại gì!

Dù quyển sách đã in, dù chiếc cầu đã dựng
Những máy móc đã làm, những bức vẽ đã treo,
Đồ vật có thể còn, vẫn còn gì hơn thế
Mỗi người vẫn có gì sẽ vĩnh viễn mang theo.

Quy luật thiên nhiên thẳng thừng, khắc nghiệt
Mỗi con người ra đi- một thế giới mất đi.
Ta hay nhớ bề ngoài từng đặc điểm trần gian, xương thịt,
Nhưng thực chất sâu xa, ta nắm bắt được gì?

Cho đến anh em ruột thịt, bạn bè
Đến cả cha mẹ mình, cả người yêu duy nhất
Chúng ta tưởng biết kỹ càng, sâu sắc
Nhưng thử hỏi thực tình, ta đã biết gì đâu?

Những con người ra đi… Không thể gì tái tạo
Những vũ trụ riêng tư không lặp lại bao giờ…
Tôi cứ muốn kêu lên, kêu to lên điều ấy
Trước đời người đều đặn tựa thoi đưa.

“Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ…”

“Не тратьте время, чтобы помнить зло”
Не тратьте время, чтобы помнить зло.
Мешает это внутренней свободе.
Мешает просто — черт возьми! — работе,—
ну, в общем, это хлопотно зело.

А помните добро, благодаря
за ласку окружающих и бога.
На это дело, кстати говоря,
и времени уйдет не так уж много…

1964

Chớ dành lắm thời gian để nhớ về cái xấu
Sức sống ở trong mình sẽ dễ bị tổn thương
Lại còn dễ hao tổn nhiều công việc
Và nói chung, nhiều bận bịu vô chừng

Hãy nhớ điều tốt thôi, và biết hàm ơn mãi
Những gì người chung quanh đã âu yếm cùng ta
Cả những gì tươi vui từ thiên nhiên trao lại
Việc ấy ít tốn công, cũng ít mất thì giờ…

“Считают”
Считают,
что живу я жизнью серой —
пишу, и все,
и что тут возражать!
А рядом есть народ —
он строит,
сеет,
и я его обязан выражать.
И что-то вроде вечного налога
плачу я,
слыша едкие слова,
что я не знаю сущности народа,
что связь моя с его трудом слаба.
Я не знаток в машинах и колосьях,
но ведь и я народ,
и я прошу,
чтоб знали и рабочий и колхозник,
как я тревожусь,
мучаюсь,
дышу.
Меня не убедить,
как ни уламывай,
что он лишь тот,
кто сеет и куёт.
А вот идет на пальчиках Уланова,
и это тоже для меня народ!

1957

Có người bảo
cuộc đời tôi chán ngắt
Tôi viết mãi thế thôi
Chẳng gì đáng phải bàn!
Nếu so với
Nhân dân
xây dựng
và gieo hạt
Tôi mắc nợ rất nhiều
chỉ miêu tả lan man

Những kẻ ấy đòi
Đánh thuế tôi vĩnh viễn
Đã trả nợ không xong
Còn nghe họ than phiền
Rằng bản chất nhân dân, thơ tôi chưa nắm được
Rằng lao động tôi tả còn non kém, vô duyên

Tôi đâu phải chuyên gia máy móc và lúa má
Nhưng tôi là nhân dân, có phút nào xa lạ
Tôi xin được quyền đề nghị mọi người
Những dằn vặt phập phồng trong nhịp tim tôi
Nếu chưa ích cho ai cày ruộng hay đứng máy
Thì xin cũng đừng làm cao, răn dạy
Rằng nhân dân, nhân dân, nhân dân
Lặp đi lặp lại ngàn lần
Chỉ gồm những ai gieo hạt và quai búa
Còn như U la nô va suốt đời nhảy múa
Suốt đời chỉ nhón chân để bước
Không thuộc về cái đẹp của nhân dân

Tặng Vladimir Sokolov

Cỏ vừa xanh mượt
Nắng vừa sáng soi
Nỗi đau không buốt
Nỗi đau chín rồi

Thông cao lộng gió
Bóng tròn thời gian
Có gì cản nổi?
Có gì che ngang?

Bạn cũ tôi ơi
Lâu rồi thuộc nết
Tranh cãi làm chi
Thôi cùng nâng cốc!

Tấm lòng chân thật
Đủ quý vô ngần
Lời khuyên mới nữa
Cần chi mà cần!

Cuộc đời nếu dở
Khuyên nhau càng buồn
Dạy nhau nên tốt
Càng tức cười hơn!

Chỉ nên tước đi
Những điều không đạt
Thẳng tay mà gạt
Cho xa khỏi mình!

Còn gì băn khoăn
Không vui nữa bạn?
Vỏ cây bóc chán
Thì còn lõi cây!

Còn cả rừng cây
Nấm đâu xiết kể!
Còn đó Puskin
Còn bầy con trẻ!

Còn sóc trong lá
Còn nắng ngoài hiên
Đĩa còn chút nhắm
Rượu còn chút men!

Tháng Tám 1972

Đáng nguyền rủa thế kỷ nhiều hối hả
Con người vã mồ hôi như quân rối bàn cờ
Chạy ngang dọc suốt cuộc đời vất vả
Quẩn chân vào nước chiếu bí không ngờ

Vội ăn uống, vội yêu đương, tất tả
Và hạ thấp tâm hồn xuống hết mức còn đâu
Vội đánh đấm, vội cả trong chết chóc
Để rồi lại ăn năn cũng vội vã về sau

Giá biết được đúng phút nào dừng lại
Giữa thế giới lặng tờ hay sôi sục chưa yên
Như chú ngựa tinh khôn vừa phì hơi cất vó
Lại vừa cảm nhận ngay được vực thẳm kề bên

Và biết hãm ở giữa chừng, chưa muộn
Tin quy luật thiên nhiên như tin một quan toà
Còn nếu quả không tin trời đất nữa
Thì giản dị tin mình ta tự nghĩ cho ta…

…Quét cho sạch lớp bụi mù hư ảo
Điều vĩnh cửu cuối cùng anh sẽ lại nhìn ra
Mọi quyết định thiêng liêng đừng vội vàng quyết định
Như móng ngựa đổ chì, nặng lắm lúc đi xa

Đâu ngỡ sống khăng khăng là tạo nên sức mạnh
Khi chỉ biết khăng khăng trên lối đã sai rồi?
Ánh sáng những tinh cầu có thể là giả dối
Quyết định cuối cùng chỉ chính ở anh thôi…

Tặng E. Kolmanovsky

Những nghệ sĩ nhạc “gia” sẽ hát bài gì
Lúc sống với mình
Không đi biểu diễn?
Ngồi gỡ hết những con bươm bướm
Gài trên đầu tóc, trên vai?
Đã có lần, tôi ngồi với các anh
Những chàng trai hăng máu như tráng sĩ
Một buổi chiều tháng Năm ồn ỹ
Uống rượu, gảy đàn ghita Hawaii
Những chàng trai tỏ vẻ rất con trai
Để ria mép
Nói ồm ồm, ngổ ngáo
Quần ống tuýp
Gõ xập xình táo bạo
Ăn mặc chưa thật sang
Nhưng rất muốn tìm tòi
Để tỏ ra hào hoa
Gây ấn tượng hợp thời
Nhưng bỗng chốc
bỗng chốc rồi quên hết
Như sẵn tự trong hồn
Âm điệu nào da diết
Khẽ nhịp nhàng
Hát khúc hát xa xưa
Về bác xà ích già
Trên xe ngựa đung đưa
Bài hát cũ
không lên sân khấu nữa
Nhưng tiềm ẩn rất sâu
Dù tưởng chừng không nhớ
“Đường xa, bạn đời ơi
Điềm gở, đừng nhắc tới
Biết thảo nguyên xa khuất
Nơi nào sẽ chôn tôi”

“Поздравляю вас, мама”
Поздравляю вас, мама,
с днем рождения вашего сына.
За него вы волнуетесь,
и волнуетесь сильно.
Вот лежит он, худущий,
большой и неприбранный,
неразумно женатый,
для дома неприбыльный.
На него вы глядите светло и туманно…
С днем рожденья волнения вашего,
мама!
Вы не дали ни славы ему,
ни богатства,
но зато подарили
талант не бояться.
Отворите же окна
в листву и чириканье,
поцелуем
глаза его пробудите,
подарите ему
тетрадь и чернильницу,
молоком напоите
и в путь проводите…

1956

Sớm hôm nay đúng ngày mẹ sinh con
Cho phép con được tự mình chúc mẹ
Mẹ chăm chút
Lo cho con nhiều thế
Còn con nằm đây, dài thượt, gầy gò
Không thu xếp xong được một việc gì
Cưới vợ thì ngu đần
Ở nhà vô tích sự
Sao mẹ vẫn nhìn con, tươi vui và dễ dãi
Cho phép con chúc mẹ vì nỗi lo đau đáu ấy
Nỗi lo thường xuyên mà mẹ đã sinh ra
Mẹ sinh con nhưng không thể cho con
Giàu có, vinh quang
Mẹ chỉ cho con quý nhất có một điều
Là tài không biết sợ
Mẹ đã bế con lên mở toang cửa sổ
Về phía bóng cây, về hướng chim trời
Mẹ hôn con
Làm con mở mắt nhìn
Cho con bú
Rồi cho con giấy bút
Dạy con sống
Thẳng lưng mà bước
Có vậy thôi
Rồi mẹ tiễn lên đường

Мать Маяковского
В мягком стареньком кресле сидит она,
ласково глядя
на гостей молодых,
на веселье, на споры и пыл.
Угощает вареньем:
«Айвовое…
Из Багдади…
Обязательно кушайте…
Он его очень любил».
Для нее он всегда был худым и простуженным,
до варенья охотником и пастилы —
словом, просто Володей,
которому нужно
дать поесть,
чай согреть
и постель постелить.
Сразу было ей ясно,
когда тосковал он о ком-то,
но она не могла разобраться во многом другом
и ту самую страшную желтую кофту,
чуть вздыхая,
гладила утюгом.
Он гремел на эстрадах,
веселый и грозно остривший,
но она-то ведь знала,
как дома потом,
ей в колени упав головою остриженной,
он дышал тяжело
со стиснутым ртом.
Без него ей так трудно,
да и мало уж силы…
В мягком стареньком кресле
сидит она, руки сложив.
Ей сегодня гости опять про сына
говорят, что не умер,
что с ними,
что жив,
говорят про бессмертье,
про все такое…
Ну а ей бы —
припасть к нему просто на грудь,
его жесткую голову
медленно
тронуть рукою
и за то, что так часто он курит,
опять упрекнуть…

1954

Bà ngồi trong chiếc ghế bành lót đệm cổ xưa
Âu yếm nhìn
Đám khách trẻ trung
Nhìn họ vui đùa, nóng nảy, ưa tranh luận
Bà đem thứ mứt
từ Bát-đa thết họ:
“Này các con ăn đi
Món mứt quả ai-va
Sinh thời anh ấy rất ưa…”
Đối với bà, anh ấy bao giờ cũng gầy yếu và hay cảm lạnh
Chuyên lục món mứt ăn và chuyên ngậm kẹo ho
Anh ấy bao giờ cũng chỉ là Volodia bé nhỏ
Mà bà phải nấu súp cho ăn
pha chè cho uống
trải nệm cho nằm!
Anh vừa mơ tưởng tới ai
Là tức khắc bà trước tiên đã biết
Bà chỉ không hiểu anh ở đôi điều kỳ dị khác
Ví dụ cái áo khoác vàng khè kinh khủng
Mà bà vừa thở dài
vừa trải ra là phẳng cho con!
Anh ấy từng hét to trên mọi bục diễn đàn
Cười sang sảng, tóc húi cua đầy đe doạ
Nhưng bà thì bà biết
Anh đã thở dài ra sao
Khi về nhà gục xuống lòng bà
Vẫn cái đầu húi cua
Và hàm răng nghiến chặt!
Khi anh bất thần đi mất
Bà khó thở xiết bao, rời rã xiết bao!
Trong chiếc ghế bành lót đệm cổ xưa
Bà ngồi mãi, lặng im, hai bàn tay thu lại
Những vị khách vô tâm, cười nói và tán tụng
Rằng Mai-a-cốp-xky còn đây, không thể chết bao giờ
Rằng anh ấy đã đi vào bất tử
Và đại loại rất nhiều điều tương tự
Nhưng bà thì bà ao ước
Giá được áp đầu con vào ngực
Cái đầu húi cua lởm chởm
Dù chỉ một lần nữa thôi
Để chậm rãi vuốt ve, không trách móc một lời
Chỉ nhẹ nhõm khuyên con:
Con ho quá! Đừng hút nhiều thuốc lá!

Người ta bảo: Tôi là người dũng cảm
Không đúng đâu, tôi xin nói thật tình
Tôi chỉ không đang tâm chịu hạ thấp mình
Xuống đến mức đớn đau hèn hạ

Mọi nền móng xung quanh tôi, dám đâu đập phá
Chỉ “giễu cợt gọi là” bao của giả cho vui
Tôi chỉ làm thơ, không làm cớm lôi thôi
Tôi cố gắng viết những điều mình nghĩ

Ai có tài năng, tôi thật lòng bảo vệ
Ai bồi bút vô lương, tôi vạch mặt tỏ tường
Tôi cho vậy là cách sống bình thường
Nhưng mọi người trầm trồ, rằng thế là dũng cảm

Nếu mai mốt tới một thời phóng khoáng
Con cháu sẽ đau lòng vì xấu hổ cho tôi
Sống cái đời gì mà kỳ cục quá thôi
Dám lương thiện với mình đã đủ thành dũng cảm

Tôi chưa hé răng tiết lộ bao giờ
Điều bí mật nhường này:
Tôi luôn luôn ghen tị!
Vâng, tôi rất ghen
Với một chú em còn nhỏ tí
Một chú nhỏ không quen, ở đâu đó trên đời
Tôi ghen với em
Những phút em cười
Vì thuở bé tôi chưa cười được thế!
Tôi học sống trang nghiêm
biết chải đầu sạch sẽ
Còn em luôn luôn bươu trán, sầy da
Suốt đời tôi
Những trang sách bỏ qua
Đến em đọc
Em không hề chịu bỏ!
Em trung thực đến thẳng thừng, dễ sợ
Cái xấu dẫu vô can, em không chịu dàn hoà!
Chỗ tôi đã xua tay: “Thôi, chẳng đáng phiền hà”
Em bảo: “Đáng quan tâm”
Và em cầm lấy bút
Chỗ tháo gỡ không ra
Em cầm dao chặt phứt
Còn tôi làm rối tinh
Đành chỉ biết bó tay!
Em đã yêu
Thì không thể nguội nỗi mê say
Còn tôi yêu
Thì có lúc chính tự mình chán ngán!
Tôi che giấu hờn ghen
Tôi mỉm cười đại lãn
Tôi vờ vĩnh làm như chân thật nhất đời
“Lầm lỗi trên đời mấy ai chả phạm
Có dễ gì sống thoả hết lòng tôi!…”
Nhưng dù có bao lần an ủi thế
Lấy số phận riêng của mình chống chế
Tôi vẫn không sao cho phép mình quên
Rằng ở nơi nào xa, một chú bé chưa quen
Sẽ đạt tới quá tầm tay tôi với!

Tiếng nổ rền nối nhau. Khóm anh đào nghiêng ngả
Tôi nằm lăn trong cỏ, sát bên rào
Có ai đó nhìn tôi, tựa một em bé gái
Váy U-kren, màu trắng muốt, thanh tao

“Chú ơi chú, khắp mình xây xát cả
Chảy máu kìa, máu thật đấy, ghê chưa?
Hay sương xuống, chú đâm quàng bụi ngã
Hay chú thích ăn lê, cháu trảy giúp ngay giờ?

Sương dày lắm, sương dày giăng khắp đất
Các chú cùng tuổi chú, ngủ lâu rồi!
Mẹ cháu bảo: Ban đêm thường nghĩ quẩn
Sớm mai sẽ tinh tường! Chú cũng ngủ đi thôi!

Cháu trải khăn bàn cho chú nằm tạm thế
Rồi chú sẽ mua chăn mới thật dày êm
Cháu kể chú nghe chuyện cổ ly kỳ nhé
Cho chú ngủ yên lòng, đừng sợ hãi gì nghen!”

Tôi ngủ thật. Lòng ngẩn ngơ trong trẻo
Tôi ngủ lơ mơ sung sướng bao ngày
Không bao giờ còn đợi chờ để thấy
Sớm mai tinh tường hơn chuyện đêm nay!

Thơ tôi như
Cô bé Lọ Lem trong cổ tích
Mỗi ngày vừa rạng bình minh
Mở mắt ra là vội vã hết mình
Để lao vào giặt giũ áo quần
Những thứ bẩn thải ra từ thời đại
Trong lúc con cưng của dì tôi thoải mái
Đùa nghịch, lượn lờ, như một bầy dơi
Và bao cô gái khác rong chơi
Bôi móng tay hong khô cho đẹp
Vâng
Cuộc đời Lọ Lem lắm phen khắc nghiệt
Có khi đến độ buồn nôn
Không toả mùi thơm các loại phấn son
Mà chỉ toả mùi hành, mùi khoai mới gọt
Cũng có đôi trường hợp
Được thưởng công sau công việc ngập đầu
Rửa hết bát đĩa dơ
Quàng đi hội cho mau
Nhẹ như áng mây
Trắng như bông tuyết
Không còn là Lọ Lem đói rách
Trong phút giây đã hoá một nàng tiên
Đôi mắt có thần kỳ diệu long lanh
Đầy phấn hứng và đầy duyên dáng
Đôi giày cườm như pha lê phát sáng

Nhưng nửa đêm vừa nghe điểm hồi chuông
Đã phải về dù dạ hội còn đông
Lo giặt giũ
vá may
cọ rửa
Rời bỏ bộ phục trang tiên nữ
Rời khỏi đám đông, âm nhạc, niềm vui
Để lại thức suốt đêm
dù mệt mỏi rã rời
Quỳ gối
lau sàn, quét rác cho lịch sử
Trong lúc trên giường đám trẻ con thừa tự
Ngọt ngào đánh giấc ngủ ngon
Còn Lọ Lem không thể khác gì hơn
Là đánh vật
dọn cửa nhà sạch đẹp
Số phận Lọ Lem là không biết mệt
Luôn tay chẳng phút ươn lười
Để lại đằng sau
ở đâu đó trên đời
Đám đông mãi chưa tan dạ hội
Giữa cầu thang còn ánh lên trong tối
Chiếc giày Lọ Lem vội vã bỏ rơi

Tôi đi một mình trên cảng Hải Phòng
Những cần trục bốc hàng kêu cọt kẹt
Kiêu hãnh dưới lá cờ Trung Quốc
Một con tàu long lở sóng trùng dương

Ống khói kẻ những biểu trưng sùng kính
Dưới ngôi sao trùm đỏ sẫm trên thân
Vẫn đọc được qua nhiều lần sơn quét
Hàng chữ tẩy rồi: “Made in England”

Tôi nhìn thấy tận thành cao, sát mép
Một thuỷ thủ nhỏ con, dáng điệu ngượng ngùng
Vừa cọ rửa tàu xong, đang phơi lên dây thép
Chiếc áo may-ô kẻ sọc ướt đầm

Chú thuỷ thủ tầm vóc người gầy guộc
Đang cởi trần ngang tới thắt lưng
Nửa như trẻ con, nửa như ông lão
Nhưng là người – không hẳn đã dửng dưng

Bản thân tôi cũng nhiều lần giặt áo
Gò lưng làm đủ thứ việc trên boong
Nên theo thói quen những người thuỷ thủ
Tôi nháy mắt cười tinh nghịch chào anh

Anh đảo mắt nhìn quanh vụng trộm
Sau khi đã tin không có ai nhìn
Anh nháy mắt chào tôi, như có gì phạm lỗi
Khi tự biết rằng mình phải nín thinh

Rồi khuôn mặt lặng lẽ như khép lại
Anh quay đi không thể nói một lời
Qua giây phút như có gì rọi sáng
Như một chút tình người hoá đốm hải đăng soi

Tôi chưa một lần sang thăm Trung Quốc
Không phải vì tôi không có thì giờ
Chỉ đáng tiếc: họ đâu còn là bạn
Dù chú thuỷ thủ kia, đâu có phải kẻ thù

Khi cả nước phải phụng thờ bức ảnh
– Kẻ đè nén nghĩ suy và danh dự của mình –
Chả dễ tìm đâu người đồng tâm nhất trí
Chỉ sẵn kẻ mưu mô, chờ cơ hội rình anh

Nhưng tôi vẫn tin, bằng nỗi đau cay đắng
Rằng, ẩn kín hôm nay, đâu đó ở trên đời
Bị cái ác, cái ngu cố tình dồn đuổi
Những ý nghĩ thông minh sẽ phải nói nên lời

Trên đất nước của “thiên đường trại lính”
Vừa bóp bụng không kêu, vừa được chúng phỉnh phờ
Nền văn học chỉ còn đường tàn lụi
Nhưng dù lụi tàn đi, không thể chết bao giờ

Sẽ có lúc, sau những năm phiêu bạt
Những người bạn của tôi, bị đầu độc mỏi mòn
Sẽ được viết vẹn toàn sự thực
Tâm hồn nhân dân – không thể không còn

Khi ấy, thơ các anh sẽ không là của giả
Phải bày biện trang hoàng trên xác ướp khô queo
Ca tụng ngôi vua khoác màu cộng sản
Thui chột hết bao người từng sôi nổi thương yêu

Xin cảm ơn anh thuỷ thủ gầy gò
Dám nháy mắt chào tôi, dù biết rằng nguy hiểm
Cả màn chắn dối lừa vụt chốc như tan biến
Dù sợ sệt, e dè, trong khoảnh khắc này thôi

Không sức nào bịt nổi mắt nhân dân
Sẽ tới lúc cả khối người thức tỉnh
Dẫu khắp nước hôm nay, còn vô cùng yên tĩnh
Chỉ mới thấy một người – dám nháy mắt mà thôi

(Tặng cụ Nguyễn Tuân)

Nhà văn cổ điển Việt Nam
Một cậu bé ở tuổi 70
Có nét mặt mệt mỏi của con rùa già từng trải
Không khổ vì bản thân quá chừng nổi tiếng
Mà khổ vì
Con mèo hung cứ làm ông giật mình

Con mèo hư, hay nhìn chúng tôi rình rập!
Con mèo nghễu nghện ngự trên giá sách
Chọn tập thơ của Xanh Giôn Pecxơ làm chiếu để nằm
Trên chiếc đĩa con chỏng chơ ba quả ớt
Nhà văn cổ điển Việt Nam vẫn cảnh giác canh chừng
Dù biết rằng lũ mèo chết đói
Cũng không thể nào ăn nổi ớt cay!

Ông viết văn,
Nhưng có lẽ là nhà thơ trong bản chất
Không phải một lần, ông thở dài sườn sượt
Khi trong nhà không còn lấy một món ăn gì
Dù ông muốn phải thết khách cho lịch sự!

Ông rót đúng một giọt Whisky vào cốc nước
Và thoải mái cười to
Trước cuộc nhậu thật khiêm nhường.
Chri vẻn vẹn có một con mực nướng,
Món nhắm hang sang trong thời buổi chiến tranh.

Ông làm chúng tôi kinh ngạc
Khi biết nén đau ép chặt hồn mình
Với sức chịu đựng dẻo dai của một tín đồ đạo Phật.
Một bên gấu quần quen đi xe đạp
Còn cái kẹp bỏ quên dùng để cặp ống quần!
Bàn tay gầy huơ huơ, như phẩy đi ngọn lửa chiến tranh
Ông điềm tĩnh nói về Bođơle và Bạch Cư Dị
Và tôi xót xa tự nghĩ:
“Còn có gì đểu cáng hơn
Khi bom đạn rơi vào đúng người này!”

Nỗi sợ bỗng xuyên vào tôi, như đốt cháy tôi
Khi chú mèo đột nhiên
Từ giá sách nhảy ào ngay xuống
Cơn đói đã làm nó quên lễ độ
Và rón rén ẩn sau chai rượu
Nó dùng răng giật phắt miếng mực ngay từ tay tôi
Nhà văn quát to bằng tiếng Việt Nam:
“Cút!”
Và bối rối vì cử chỉ không thể nào tế nhị,
Ông khoát tay như hãy còn ngần ngại
Rằng tôi cho ông là không được văn minh!

Tôi miẽn cưỡng tóm ngay lấy chú mèo
Mèo ta hẳn cũng không vui, vì đã thành kẻ cắp!

Nhưng tôi bỗng chết lặng
Kho cảm thấy trong tay điều quá đỗi kinh hoàng:
Thì ra chú mèo thật sự không trọng lượng!
Nhẹ như hạt cát nâu ấm nóng của thiên nhiên
Uốn tấm lưng con – vành bánh xe khô đét,
Trong tay tôi, nó giống như không có thật
Như nắm xơ bông vật vờ trên ngọn cây dương
Đôi mắt nâu ngước nhìn tôi, khẩn cầu buồn bã:
“Xin Ngài rộng bụng buông tha…”

… Tôi sẵn sàng xin thề cùng các bạn
Đấy là kỷ niệm tôi mang nặng nhất trong đời
Khi tôi cảm nhận từ chính tay mình,
Sức nặng khủng khiếp của vật chất
không trọng lượng!

Hà Nội, 1972

Những bí ẩn của tuổi thơ tan biến
Như những bến bờ sáng sớm mù sương…
Thuở những Tônhia, Tanhia duyên dáng
Bí ẩn đi nhón gót giữa sân trường!

Bí ẩn những vì sao, bí ẩn bao loài thú,
Gốc liễu khác thường ư? Vì một đám côn trùng
Và cánh cửa bí ẩn kêu cọt kẹt
Chỉ riêng ở tuổi thơ, cánh cửa mới lạ lùng

Những kỳ quan toả xa trên khắp miền thế giới
Như những quả bóng màu, không biết thổi từ đâu
Cứ liên tiếp nhả ra từ miệng nhà ảo thuật
Làm đám trẻ mê đi khi chứng kiến phép màu.

Và đôi bạn gái trai, lướt trên băng bí ẩn.
Chợt áp mặt vào nhau, khẽ bí ẩn thầm thì,
Tay vừa khẽ chạm tay đã như luồng điện giật
Vừa rụt rè, vừa nóng hổi, say mê…

Ấy thế rồi tuổi trưởng thành vụt đến
Tấm áo cũ vẫn choàng, giờ rách hết còn đâu?
Và tất cả mọi phép màu phù thuỷ
Đều vụt bỏ rơi ta, về với lứa em sau!

Bí ẩn quên ta rồi, ta lớn rồi phải khác.
Các vị phù thuỷ ơi, sao ác nghiệt quá chừng!
Tuyết vẫn tuyết rơi trên vai như trước
Nhưng rơi thế rồi thôi, chẳng một chút động lòng.

Những quả bóng nhiều màu từ miệng nhà ảo thuật
Chẳng hồi hộp nữa rồi, buồn chán biết bao nhiêu!
Bao người khác quanh ta chẳng làm ta háo hức
Và họ cũng nhìn ta thô thiển, sỗ sàng theo!

Nếu ta lại bắt tay, hay vô tình khẽ chạm
Thì có gì đâu, cũng chỉ giống tay mình!
Rất đơn giản là tay, nào có gì bí ẩn,
Nào còn lại gì đâu những cảm giác si tình!

Bí ẩn rất đơn sơ nhưng vẫn cần bí ẩn,
Dù ít dù nhiều, xin trả lại cho ta…
Bí ẩn rất lặng yên, rụt rè và nhút nhát,
Bí ẩn đi chân trần, mảnh dẻ, đã bay xa!

Người đàn ông và người đàn bà
Với chiếc cầu sông Xen mơ ngủ
Chiếc cầu đứng trên mọi điều chen chúc
Đứng trên những đốm lửa phù hoa

Ở diễn đàn nào, ai đang đọc diễn văn?
Ở đâu nữa, đang đổi thay chính phủ?
Nhưng hai người ở đây cần nhiều chi lắm nữa
Họ chỉ như sông Xen thả gợn sóng mơ hồ

Họ đứng đó suốt đêm,
không nói một lời
Cũng không cả hôn nhau,
áo mưa dầm thấm nước
Như hai tặng vật mỏng manh thắm thiết
Món quà bọc ni-lông do tạo vật sinh ra…
Họ đứng bên nhau, không vụ lợi, không nhà
Không bám mọi tiện nghi
Làm con người xuẩn ngốc!

Anh cầu mong
Hai chúng mình giống họ
Biết yêu nhau
Cao tít tắp trên cầu
Được khắc họa bóng mình vào ánh sáng
Trải đời mình trong sóng nước dài lâu
Đứng trên hết
Phù hoa và giả dối
Mãi thiêng liêng
Như bản chất cây cầu

Xin đừng cho tôi một nửa bao giờ
Cho tôi cả bầu trời, cho tôi tròn mặt đất
Biển cả với sông ngòi núi cao cùng hẻm thấp
Ðừng cắt rời, che chắn, để cho tôi!

Cuộc đời ơi, tôi sống đâu cắt khúc?
Ðừng bắt tôi thu hẹp lại đời mình!
Tôi không muốn hưởng nửa phần hạnh phúc
Thì một nửa đau thương, đừng cứ phải để dành

Nếu chỉ có trên đời cái gì cần một nửa
Thì chỉ là chiếc gối của tình yêu
Khi tay em rụt rè khẽ ấp lên bên má
Mặt chiếc nhẫn long lanh như một ánh sao chiều.

Anh và em cổ xưa như biển cả
Biển dịu dàng ru ngủ vỗ về ta
Anh và em cổ xưa như nỗi khổ
Tự ngàn đời ta muốn tránh cho xa

Em yêu ơi, ta mệt rồi có phải
Những con tàu trắng kia không đến đón chúng mình
Ta chỉ đón lớp lớp triều ấp đến
Ðể ngả vào tình biển lớn mông mênh!

Cái vực thẳm đại dương mọi điều như hiểu hết
Với chúng mình chẳng bắt nạt gì nhau
Hãy yên tĩnh nếu không còn cách khác
Nếu không còn biết cách chạy đi đâu

Anh hít thở tóc em đẫm sóng chiều xa ngái
Như hít thở mùi hương một xứ lạ xa mình…
Anh sung sướng vì anh không vĩ đại
Và vì em không sắt đá cùng anh

Hỡi vạt ruộng vừa trổ bông, có phải?
Cũng là ẩn dụ thôi như bến bãi, cánh rừng
“Hỡi mặt trời như bánh xe muôn thuở”
Người Hy LẠp xưa từng cũng đã ví von!

Ẩn dụ buồn vui – màu gạch lát trong nhà
Ẩn dụ mùa màng – thoảng mùi rơm mùi rạ
Cả thế thái nhân tình – trên chuyến tàu vất vả
Ta sống dễ quên đi – bao ẩn dụ chất chồng!

Ẩn dụ ngân nga như nhịp trống phập phồng
Ẩn dụ bất ngờ lắc mình như ảo thuật
Thượng Đế là ai? Là Đấng vô hình đã tạo ra nhiều nhất
Không biết cơ man nào những ẩn dụ khôn lường!

và tất thảy quanh ta đều chứa đầy ẩn dụ
Đồng cỏ. Bầy cừu. Phong cảnh. Cửa nhà…
Ẩn dụ lớn vô song là bản thân cuộc sống
Đến cái chết là gì? – Ẩn dụ chẳng buông tha!

Thế kỷ hai mươi. Ai phiêu bạt trên đường
Giữa lửa cháy có khi nào sực nghĩ
Làm thú vật, làm thánh thần cũng dễ
Chỉ có làm người khó biết bao nhiêu!

Thế hệ quá nhiều khổ đau mất mát
Ánh mắt nặng đờ như những giọt thuỷ ngân
Tất bật suốt đời không yên trên mặt đất
Dù tóc bạc da mồi vẫn đầu gối săn gân!

Thời sung sức đã đẩy pháo qua dốc trơn, đồng trống
Băng hết qua bao đột phá khẩu kinh nguời
Bạc hết tóc sau ngàn đêm trinh sát
Bắt trận địa kẻ thù ngông ngạo nhất im hơi!…

Nhưng tới lúc thắng xong, kéo nhau về kiểm điểm
Thì ngồi lặng rất lâu không dám thốt nên lời!

Thế hệ chúng tôi vốn là thế đấy
Giờ chỉ lùi về làm kẻ đứng sau lưng
Có lúc bâng khuâng như có gì tủi hổ
Giấu niềm tự hào trong mắt ướt rưng rưng!…

Có lúc trót say nói cười lảm nhảm
Nhấp chén rượu trên môi đầy kỷ niệm đắng lòng
Hát lại khúc ca xưa nghiêm nghị trào nước mắt
Nghiêm nghị từng vết nhăn thấm nước mắt vào trong!

Hoa thuỷ tiên
Mùi hương của em
Và đáy sâu của sóng

Ta muốn dừng lại gần em
Hoa thuỷ tiên
Hoa rung rinh tình ái!

Sóng trôi qua mắt em trong trắng
Và những con cá ngủ lơ mơ
Những cánh chim cánh bướm
Qua mắt ta trầm tư

Hoa thuỷ tiên
Hoa rung rinh tình ái
Hoa nhỏ xíu khi ta đã lớn chừng này!

Những con nhái vui vầy
Không bao giờ tha cho tĩnh lặng
Mặt gương trong, nơi từng soi ngắm
Cơn mơ của ta và cả của em…

Hoa thuỷ tiên
Như nỗi khổ đau
Và cả nỗi đau của ta đang có!

Nỗi hoảng hốt trong phòng ăn Susto en el comedor

Em đang hồng
Bỗng trở nên xanh tái

Như thấy anh có chủ ý gì
Em trông bàn tay hầu như đe doạ

Anh yêu những quả táo xanh
Chứ không phải những quả táo hồng

Em hoàn toàn xanh tái

(Con hạc ngủ ngon giữa chiều
Chỉ đặt một chân xuống đất)

Nếu tôi chết
Xin hãy để ban công rộng mở

Cậu bé đang ăn cam
(Từ ban công tôi có thể thấy)

Nhà nông đang gặt
(Từ ban công tôi có thể nghe)

Nếu tôi chết,
Xin hãy để ban công rộng mở

>>> Xem tiếp: Bằng Việt và các tập thơ dịch của tác giả nước ngoài P3

Related posts

Nhà Thơ Phan Bội Châu Cùng Tập Thơ Tiếng Việt Đặc Sắc Phần 4

admin

Quy Tịch – Bảo Giác Thiền Sư 寳覺禪師

admin

Nhà thơ Vũ Hoàng Chương và tập thơ Rừng phong (1954) hay phần 1

admin

Leave a Comment