Thơ Hay

Cáo tật thị chúng (Mãn Giác thiền sư) – Tác phẩm văn học thi kệ nổi tiếng Lý Trần

Cáo tật thị chúng (Mãn Giác thiền sư) - Tác phẩm văn học thi kệ nổi tiếng Lý Trần

Cáo tật thị chúng là một bài thơ được Mãn Giác thiền sư đọc cho các đệ tử nghe khi ông lâm bệnh trọng và trước lúc qua đời. Đây vốn là một bài kinh kệ chứa đựng rất nhiều triết lý đạo Phật cao sâu. Để hiểu hơn về các triết lý mà thiền sư muốn gửi gắm trong bài thơ này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Nội Dung

Dưới vương triều Lý Trần được xem là một thời kỳ vàng son của tổ quốc và cũng chính là giai đoạn hưng thịnh nhất của đạo Phật. Ở dưới thời đại nà, Phật giáo được xem như Quốc giáo bởi vua quan đến dân thường đều học theo. Và một trong số đó chính là Mãn giác thiền sư. Đó là một vị cao tăng nhưng cũng là một thi sĩ tuyêt đẹp. Và bài thơ Cáo tật thị chúng đã được thiền sư đọc cho các đệ tử nghe.

Nó vốn dĩ là một bài kinh kệ hàm chứa triết lý đạo phật cao sâu. Và là một tác phẩm thi kệ vô cùng nổi tiếng trong thời kỳ văn học Lý Trần. Bởi trong đó có chứa đựng một tuyên ngôn triết học ẩn ngữ dưới hình thức nghệ thuật văn chương độc đáo. Ở đó thiền sư đã mượn cảnh thị tình, lấy tình để khai phóng nhân sinh.

Cáo tật thị chúng (Mãn Giác thiền sư) - Tác phẩm văn học thi kệ nổi tiếng Lý Trần

春去百花落,
春到百花開。
事逐眼前過,
老從頭上來。
莫謂春殘花落盡,
庭前昨夜一枝梅。

Xuân khứ bách hoa lạc,
Xuân đáo bách hoa khai.
Sự trục nhãn tiền quá,
Lão tùng đầu thượng lai.
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận,
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.

Xuân đi, trăm hoa rụng,
Xuân đến, trăm hoa nở.
Việc đời theo nhau ruổi qua trước mắt,
Tuổi già hiện đến từ trên mái đầu.
Đừng cho rằng xuân tàn thì hoa rụng hết,
Đêm qua, một cành mai đã nở trước sân.

Bài thơ này đã nói lên quy luật của sự sống và của thiên nhiên. Ở đó đã biểu lộ tâm thế của nhà sư trước quy luật sinh tử của cõi trần gian. Để từ đó qua những áng văn chương này thể hiện được một triết lý sâu sắc. Bài Cáo tật thị chúng có 6 câu và cứ hai câu lại là một cặp liên đăng đối hài hòa để lại nhiều ấn tượng vô cùng thú vị.

Cáo tật thị chúng (Mãn Giác thiền sư) - Tác phẩm văn học thi kệ nổi tiếng Lý Trần

Hai câu đầu tiên của bài cáo nói về sự tuần hoàn của 4 mùa, tiêu biểu là sự chuyển vần của mùa xuân. Cứ mỗi độ xuân về thì trăm hoa đua nở, đó cũng chính là quy luật của tự nhiên. Hình ảnh trăm hoa đua nở đã gợi lên được một sức sống vô cùng mãnh liệt, căng tràn nhựa sống. Đó là vẻ đẹp của thiên nhiên và cũng chính là vẻ đẹp của mùa xuân. Còn gì tuyệt vời hơn khi được cảm nhận hương sắc của mùa xuân?

Xuân khứ bách hoa lạc,
Xuân đáo bách hoa khai.

Rồi mùa xuân đi qua, sang hạ, thu rồi đến đông và cái mạch tuần hoàn lại tiếp diễn. Khi mùa xuân trôi thì trăm hoa rụng. Nó cũng chính là một quy luật của tự nhiên và cũng chính là sự vận động của thiên nhiên của thời gian đất trời. Tuy nhiên xuân qua xuân lại đến cũng như hoa nở rồi hoa lại tàn. Trong quy luật ấy vạn vật và con người đều bị chi phối dưới quy luật khắc nghiệt của tự nhiên.

Tuy nhiên cái hay của bài cáo chính là cách thiền sư sử dụng từ ngữ rất tài tình. Đó là “qua..tới”, “rụng..nở”. Cách nói này chứa đựng đầy cảm xúc và làm cho cái quy luật tưởng chừng như khô khan lại thêm phần thi vị. Qua đó ta cũng cảm nhận được cái đẹp của tâm hồn thiền sư.

Hai câu thơ tiếp theo trong bài Cáo tật thị chúng thiền sư bàn đến chuyện đời, chuyện người trong kiếp nhân sinh. Trong cõi nhân sinh vạn vật luôn chuyển động không ngừng theo năm tháng. Cũng như con người có lúc sinh ắt có lúc tử, có lúc khỏe mạnh ắt cũng có lúc ốm đau. Và qua cái tuổi khỏe mạnh, sung sức cũng sẽ lúc đến già.

Sự trục nhãn tiền quá,
Lão tùng đầu thượng lai.

Cũng như qua đó ông muốn nhắc mọi người mà cụ thể là đồ đệ của mình rằng ông đã về già, đang có bệnh và chắc chắn sẽ chết. Đó là lẽ thường tình và không có gì đáng lo cả. Và ông hoàn toàn không lo lắng về việc này. Bởi ông luôn quan niệm hãy thanh thản, làm chủ cuộc sống này.

Cáo tật thị chúng (Mãn Giác thiền sư) - Tác phẩm văn học thi kệ nổi tiếng Lý Trần

Cáo tật thị chúng được đánh giá là một bài thơ hay giàu ý nghĩa bởi hai câu cuối đã cô đọng được những giá trị thấm thía nhất của bài thơ này. Và nó cũng được truyền tụng như một vần thơ đẹp. Hai tiếng “mạc vị” như nhắc nhở con người ta một cách thấm thía. Hình ảnh một cảnh mai là một thi liệu ta thường gặp trong nhiều bài thơ khác nhất là các bài thơ cổ. Nhành mai gợi lên vẻ tinh khiết, thanh cao, lộng lẫy của thiên nhiên và con người. Còn trong bài thơ này một nhành mai ở buổi xuân tàn chính là một sự hoán dụ nghệ thuật độc đáo.

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận,
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai

Ở đây nhà thơ đã mượn hình ảnh nhành mai để thể hiện quan niệm nhân sinh của vị chân tu. Tức là vạn vật đề sinh ra và rồi mất đi nó cũng giống như quy luật của tự nhiên. Và qua đây ta cũng cảm nhận được sự lạc quan và yêu đời của nhà thơ. Với nhà thơ, thiên nhiên hữu sắc hữu hương và nó luôn chứa đựng trong đó sự mới mẻ và tràn đầy sức sống và luôn không ngừng vươn lên.

Cáo tật thị chúng đã thức tỉnh và làm cho nhiều người phải ưu tư. Còn nếu muốn giải tỏa nỗi ưu tư này thì không có con đường nào khác là thể nghiệm tự thân. Đó cũng chính là giá trị của bài thơ. Bởi nó đã trở thành ngọn đuốc soi sáng để cho mọi người. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này của chúng tôi nhé! 

Related posts

Bài thơ Bâng khuâng – Nhà thơ Nguyễn Đình Huân

admin

Bài thơ Vần Thơ Tặng Em (Dương Hoàng) – Thơ này anh viết gửi tặng em

admin

Thơ hay về hoàng hôn buồn với tâm trạng cô đơn, hoài niệm

admin

Leave a Comment