Thơ Hay

Con cò (Chế Lan Viên ) – Lời ru tình mẹ là dòng sữa mát nuôi lớn con thơ

con cò

Bài thơ Con Cò của nhà thơ Chế Lan Viên là một trong những bài thơ tiêu biểu, được bạn đọc yêu thích của nhà thơ. Bài thơ Con Cò là sự ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với tuổi thơ mỗi con người. Với việc lấy hình ảnh “con cò” trong ca dao để miêu tả nên hình ảnh người mẹ, lời ru của người mẹ là nguồn sữa mát nuôi dưỡng con thơ trưởng thành. Bài thơ với triết lý sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng, vô cùng bền chặt không gì có thể sánh bằng.

Hãy cùng nhau theo dõi ngay bây giờ các bạn nhé!

Nội Dung

I
Con còn bế trên tay
Con chưa biết con cò
Nhưng trong lời mẹ hát
Có cánh cò đang bay:
“Con cò bay la
Con cò bay lả
Con cò Cổng Phủ
Con cò Đồng Đăng…”
Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn
Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ
“Con cò ăn đêm
Con cò xa tổ
Cò gặp cành mềm
Cò sợ xáo măng…”
Ngủ yên, ngủ yên, cò ơi, chớ sợ
Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng
Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân
Con chưa biết con cò con vạc
Con chưa biết những cành mềm mẹ hát
Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân

II
Ngủ yên, ngủ yên, ngủ yên
Cho cò trắng đến làm quen
Cò đứng ở quanh nôi
Rồi cò vào trong tổ
Con ngủ yên thì cò cũng ngủ
Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi
Mai khôn lớn, con theo cò đi học
Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân
Lớn lên, lớn lên, lớn lên…
Con làm gì?
Con làm thi sĩ
Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ
Trước hiên nhà
Và trong hơi mát câu văn

III
Dù ở gần con
Dù ở xa con
Lên rừng xuống bể
Cò sẽ tìm con
Cò mãi yêu con
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con
À ơi!
Một con cò thôi
Con cò mẹ hát
Cũng là cuộc đời
Vỗ cánh qua nôi
Ngủ đi, ngủ đi!
Cho cánh cò, cánh vạc
Cho cả sắc trời
Đến hát
Quanh nôi

con cò

Nhà thơ Chế Lan Viên là một trong những nhà thơ nổi tiếng của nền thơ Việt Nam thế kỉ XX

Thơ Chế Lan Viên có phong cách nghệ thuật rõ nét và độc đáo. Đó là phong cách suy tưởng triết lí, đậm chất trí tuệ và tính hiện đại.

Ông có nhiều sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng hình ảnh thơ. Hình ảnh thơ của ông phong phú đa dạng, kết hợp giữa thực và ảo,thường được sáng tạo bằng sức mạnh của liên tưởng, tưởng tượng, nhiều bất ngờ,kì thú.

Các tác phẩm nổi bật:

Bài thơ “Con cò” được sáng tác năm 1962, in trong tập “Hoa ngày thường – Chim báo bão” (1967)

Đây là một trong những bài thơ hay và độc đáo của Chế Lan Viên ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc sống của con người. Bài thơ thuộc thể loại thơ tự do, phát triển theo mạch cảm xúc.

Bài thơ chia thành 3 đoạn:

Bài thơ mượn hình ảnh con cò trong ca dao, để tạo nên hình ảnh người mẹ, tình mẹ bao la, qua lời ru ngọt ngào của mẹ là nguồn sống tinh thần nuôi lớn mỗi con người.

Bài thơ Con Cò – Chế Lan Viên là một trong những bài thơ viết về chủ đề tình mẹ vô cùng sâu sắc, vô cùng cảm động. Hình ảnh người mẹ hiện lên trong những vần thơ của Chế Lan Viên là sự yêu thương con vô bờ bến và ú nghĩa lời hát ru của mẹ đối với cuộc đời của mỗi con người.

Mở đầu bài thơ là hình ảnh con cò qua lời hát ru của mẹ, một hình ảnh thân thuộc đối với tuổi thơ của mỗi con người Việt Nam. Ở đây, tác giả đã xây dựng lên hình ảnh con cò có ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ và ý nghĩa của lời hát ru trong cuộc đời của mỗi con người.

Hình ảnh con cò, từ lâu đã trở thành một trong những hình ảnh vô cùng thân quen mang rất nhiều ý nghĩa biểu tượng khác nhau. Ở đây, tác giả không lấy nguyên văn những câu ca dao về con cò vào lời thơ của mình mà chỉ lấy ý, mượn hình ảnh con cò nhưng vô cùng sinh động.

Con cò bay lả bay la

Bay từ cổng phủ bay ra cánh đồng

Con cò bay lả bay la

Bay từ của phủ bay về Đồng Đăng.

Những câu thơ đầu mang đến cho người đọc một cảm nhận về không gian sống nơi làng quê Việt Nam thật thanh bình, yên ả, với những cánh đồng quê rộng lớn, mênh mông.

Trong bài thơ, qua lời ru của người mẹ, hình ảnh con cò xuất hiện với tâm hồn trẻ thơ một cách vô thức. Nhưng qua những lời ru ngọt ngào, thiết tha ấy của người mẹ,dần hình thành trong ý thức trẻ thơ một côi nguồn về dân tộc, tình yêu quê hương đất nước. Những lời ru dịu dàng, ngọt ngào mang đến cho tâm hồn trẻ thơ sự bình yên, chở che của người mẹ hiền:

Con chưa biết con cò, con vạc

Con chưa biết những cành mềm mẹ hát,

Sữa mẹ nhiều con ngủ chẳng phân vân….

Để làm nổi bật lên tình cảm mẫu tử thiêng liêng, bền chặt, Chế Lan Viên đã sử dụng nghệ thuật đối lập tương phản giữa cánh cò và người con:

Cò một mình cò phải kiếm lấy ăn

Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ.

Hình ảnh “Cò” thì một mình, cô đơn, quanh năm suốt tháng, không kể ngày nắng hay ngày mưa, trời sáng hay trời tối, mùa đông hay mùa hạ chỉ lẻ bóng một mình “kiếm miếng ăn”. Ngược lại, hình ảnh người con, dưới bàn tay chăm sóc chu đáo của người mẹ, bằng tình yêu thương con một cách lặng thầm, mẹ luôn bên cạnh con nên người con vô tư “chơi rồi lại ngủ”. Qua đó, người đọc mới thấy hết được tình mẹ dành cho con thật bao la, rộng lớn biết nhường nào!.

Thậm chí, một tay bồng ẵm con, một tay vuốt ve, vỗ về con rồi mà người mẹ vẫn còn lo sợ người con sẽ hoảng hốt khi bắt gặp cánh cò bị nạn trong giấc mơ qua lời ru của mẹ về cò:

Ngủ yên! Ngủ yên! Cò ơi, chớ sợ!

Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng!

Câu thơ với cách ngắt nhịp 2/2/2/2 đều đặn, kết hợp với điệp từ “ngủ yên” được nhắc lại hai lần và các dấu chấm cảm liên tiếp xuất hiện, làm cho nhịp thơ trở nên ngọt ngào, nhẹ nhàng, thiết tha, rất phù hợp với lời hát ru con của người mẹ: vỗ về, ầu ơ, chăm chút…. Đồng thời, giúp cho người con có thể yên tâm, ngủ ngon trong giấc mơ đẹp.

Chế Lan Viên đã rất thành công trong việc mượn hình ảnh con cò trong ca da, trong lời ru của mẹ để diễn tả thật thấm thía, cảm động về tình yêu thương, sự chở che, nâng niu của người mẹ ru con.

Theo những lời ru của mẹ, cánh cò dần phát triển mạnh mẽ, vỗ cánh bay từ lời ru ra với cuộc đời làm quen với đứa con bé bỏng và trở thành người bạn đồng hành nâng đỡ người con trên mỗi chặng đường đời hết sức thân thiết, gắn bó, gần gũi

Khi còn ở trong nôi:

“Con ngủ yên thì cò cũng ngủ

Cánh của cò hai đứa đáp chung đôi”.

Khi đến tuổi tới trường:

“Mai khôn lớn con theo cò đi học

Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân”

.Khi trưởng thành:

“Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ

Trước hiên nhà

Và trong hơi mát câu văn…”

Hình ảnh con cò đã gợi ý nghĩa biểu tượng cho lòng mẹ, về sự dìu dắt, nâng đỡ đầy dịu dàng và bền bỉ của người mẹ.Tình yêu và lời ru của mẹ đã nuôi dưỡng đứa con lớn lên, trưởng thành, đã chấp cánh ước mơ cho con, là nguồn sinh dưỡng không vơi cạn cho con.

Những câu thơ với giọng thơ tâm tình, thủ thỉ tha thiết đưa nỗi của người mẹ hiền đã chuyển sang giọng triết lí, chiêm nghiệm sâu sắc. Đến đoạn ba, hình ảnh con cò được nhấn mạnh với ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ lúc nào cũng bên con đến suốt cả cuộc đời:

Dù ở gần con

Dù ở xa con

Lên rừng xuống bể

Cò sẽ tìm con

Cò mãi yêu con

Những câu thơ sử dụng nghệ thuật điệp từ, điệp cấu trúc, kết hợp nghệ thuật tương phản (gần – xa, rừng – bể) diễn tả tình cảm yêu thương con thật bao la, rộng lớn của tình mẹ. Bất chấp mõi khoảng cách thời gian và không gian, bất chấp mợi khó khăn và trắc trở, lòng mẹ mãi dõi theo con, đi theo con suốt cả cuộc đời.

Cảm nhận được sự yêu thương, che chở của tình mẹ, nhà thơ đã khái quát thành một quy luật mẫu tử vô cùng thiêng liêng và cao cả về tình mẹ:

Con dù lớn vẫn là con của mẹ

Đi hết đời lòng mẹ mãi theo con

Với việc sử dụng kết cầu “dù… vẫn”, và điệp lại chữ “vẫn”, nhà thơ nhằm khẳng định tình mẫu tử là một thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng, không gì có thể sánh bằng.  Dù con đã lớn khôn, trưởng thành, mẹ đã già cả hoặc không còn trên cõi đời này nữa thì lòng mẹ vẫn mãi dõi theo con. Ta bắt gặp kiểu tư duy thơ mang đậm tính triết lí rất quen thuộc trong thơ Chế Lan Viên.

Phần cuối bài thơ, trở lại với âm hưởng lời ru ngọt ngào, đều đặn, tác giả đã đúc kết ý nghĩa về hình tượng con cò:

Một con cò thôi

Con cò mẹ hát

Cũng là cuộc đời

Vỗ cánh qua nôi

Ngủ đi! Ngủ đi!

Cho cánh cò cánh vạc

Cho cả sắc trời

Đến hát

Quanh nôi.

Chỉ cần một con cò thôi cũng đã đủ chất chứa biết bao nhiêu tâm tình, ước vọng của mẹ dành cho con. Lời ru chính là lòng mẹ đã nuôi dưỡng tâm hồn đứa con thêm trưởng thành. Và con cò, lời ru, lòng mẹ chính là cuộc đời, là tâm hồn đất nước dân tộc hòa quyện giúp cho con khôn lớn thành người. Từ đó, ta mới thấm thía hết được câu thơ của Nguyễn Duy về lòng mẹ bao la:

Ta đi trọn kiếp con người

Cũng không đi hết những lời mẹ ru.

Bài thơ “Con cò” – Chế Lan Viên mang âm điệu đồng dao, nhịp thơ và giọng thơ thấm vào hồn ca dao, dân ca một cách đằm thắm, nhẹ nhàng. Đây là một bài thơ được nhiều bạn đọc biết đến và yêu thích. Đồng hành cùng uct.edu.vn để theo dõi những bài viết ấn tượng nhất ngay bây giờ nhé! 

Related posts

Bài thơ Thương về miền Trung – Nhà thơ Dương Tuấn

admin

Bài Thơ Mẹ sâu sắc và ý nghĩa nhất của nhà thơ Trần Đăng Khoa

admin

Bài thơ Buồn – Nhà thơ Dương Hoàng

admin

Leave a Comment