Thơ Hay

Côn Sơn ca – Bài ca Côn Sơn (Nguyễn Trãi) – Tình yêu thiên nhiên mãnh liệt của người thi sĩ

côn sơn ca

Bài thơ Côn Sơn Ca hay còn gọi là Bài ca Côn Sơn của nhà thơ Nguyễn Trãi được viết trong khoảng thời gian về nghỉ ở Côn Sơn, cạnh chùa Hun. Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên sâu sắc của nhà thơ Nguyễn Trãi. Đây là một bài thơ được viết bằng chữ Hán, theo thể thơ Lục Bát khắc họa lên một bức tranh thiên nhiên vô cùng rộng lớn và mộc mạc. Qua đó thể hiện một tâm trạng hết sức phấn chấn và thanh thản của nhà nhơ. Hãy cùng nhau theo dõi bài viết này nhé các bạn!

Nội Dung

崑山歌
崑山有泉,
其聲冷冷然,
吾以為琴弦。
崑山有石,
雨洗苔鋪碧,
吾以為簞席。
岩中有松,
萬里翠童童,
吾於是乎偃息其中。
林中有竹,
千畝印寒綠,
吾於是乎吟嘯其側。
問君何不歸去來,
半生塵土長膠梏。
萬鐘九鼎何必然,
飲水飯蔬隨分足。
君不見:董卓黃金盈一塢,
元載胡椒八百斛。
又不見:伯夷與叔齊,
首陽餓死不食粟?
賢愚兩者不相侔,
亦各自求其所欲。
人生百歲內,
畢竟同草木。
歡悲憂樂迭往來,
一榮一謝還相續。
丘山華屋亦偶然,
死後誰榮更誰辱。
人間箬有巢由徒,
勸渠聽我山中曲。

Côn Sơn hữu tuyền,
Kỳ thanh lãnh lãnh nhiên,
Ngô dĩ vi cầm huyền.
Côn Sơn hữu thạch,
Vũ tẩy đài phô bích,
Ngô dĩ vi đạm tịch.
Nham trung hữu tùng,
Vạn lí thuý đồng đồng,
Ngô ư thị hồ yển tức kì trung.
Lâm trung hữu trúc,
Thiên mẫu ấn hàn lục,
Ngô ư thị hồ ngâm tiếu kì trắc.
Vấn quân hà bất quy khứ lai,
Bán sinh trần thổ trường giao cốc ?
Vạn chung cửu đỉnh hà tất nhiên,
Ẩm thuỷ phạn sơ tuỳ phận túc.
Quân bất kiến: Đổng Trác hoàng kim doanh nhất ổ,
Nguyên Tái hồ tiêu bát bách hộc.
Hựu bất kiến: Bá Di dữ Thúc Tề,
Thú Dương ngạ tự bất thực túc ?
Hiền ngu lưỡng giả bất tương mâu,
Diệc các tự cầu kì sở dục.
Nhân sinh bách tuế nội,
Tất cánh đồng thảo mộc.
Hoan bi ưu lạc điệt vãng lai,
Nhất vinh nhất tạ hoàn tương tục.
Khâu sơn hoa ốc diệc ngẫu nhiên,
Tử hậu thuỳ vinh cánh thuỳ nhục.
Nhân gian nhược hữu Sào Do đồ,
Khuyến cừ thính ngã sơn trung khúc.

Côn Sơn là một ngọn núi ở xã Chí Ngại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương (Bắc Việt), trên núi có động Thanh Hư, dưới có cầu Thấu Ngọc, đều là thắng cảnh (theo sách Quảng Dư Chí). Đời Trần, Trúc Lâm thiền sư dựng am ở đây, và trạng nguyên Lý Đạo Tái (tức sư Huyền Quang) sau khi từ chức trở về nhập thiền và trụ trì chùa Ân Tứ ở núi này. Triều Trần, quan Tư đồ Trần Nguyên Đán, ông ngoại của Nguyễn Trãi, thường ngâm thơ uống rượu ở núi Côn Sơn sau khi từ chức vì can gián Hồ Quý Ly chuyên quyền mà không được. Tác giả từng thừa hưởng cơ ngơi của ngoại tổ.

côn sơn ca

Bài thơ Côn Sơn Ca hay còn gọi là Bài ca Côn Sơn của nhà thơ Nguyễn Trãi được viết trong khoảng thời gian về nghỉ ở Côn Sơn, cạnh chùa Hun. Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên sâu sắc của nhà thơ Nguyễn Trãi. Bài thơ Côn Sơn Ca được viết bằng chữ Hán, theo thể thơ lục bát.

Nguyễn Trãi một nhà thơ tài hoa, một anh hùng dân tộc lỗi lạc của lịch sử Việt Nam. Côn Sơn Ca là một trong những bài thơ nổi tiếng của tác giả. Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên sâu sắc, qua đó thể hiện tâm trạng thư thái, thanh thản của nhà thơ khi được sống và hòa nhập vào thiên nhiên.

Mở đầu bài thơ, bức tranh thiên nhiên hiện lên thật sống động với âm thanh của tiếng suối chảy:

“ Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai”

Hai câu thơ đầu được nhà thơ, sử dụng một hình ảnh so sánh đặc biệt tiếng suối với tiếng đàn cầm. Tiếng suối ấy chảy một cách êm đềm khiến tác giả liên tưởng đến tiếng đàn cầm du dương bên tai. Phải là một người thi sĩ có một tâm hồn tinh tế một nhân cách cao cả thì mới có thể nghe được âm thanh của suối. Phải chăng thi nhân đang đắm chìm vào thiên nhiên, thả hồn vào mình vào từng tiếng suối.

Ttiếng suối mang một âm thanh đặc biệt đã làm lay động tâm hồn người thi sĩ để rồi năm trăm năm sau, người chiến sĩ thi sĩ tài hoa Hồ Chí Minh cũng có cảm nhận: “ Tiếng suối trong như tiếng hát xa”. Đó phải chăng là sự đồng điệu trong tâm hồn người thi sĩ yêu thơ, yêu vẻ đẹp thiên nhiên.

Bức tranh thiên nhiên còn hiện lên với hình ảnh hết sức chân thực và giản dị đó là phiến đá nhưng dưới sự cảm nhận tinh tế của người thi sĩ Nguyễn Trãi , hình ảnh phiến đá ấy mang một vẻ đẹp lãng mạn:

“ Côn Sơn có đá rêu phơi

Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm”

Màu xanh rêu của đá gợi lên sự cổ kính, mộc mạc thể hiện thiên nhiên đơn sơ. Sự tinh tế trong cảm nhận của Nguyễn Trãi đã khiến cho phiến đá – một vật vô tri, cứng rắn trở thành mặt chiếu mềm mại, dịu êm. Qua đó người đọc cũng thấy được sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên.

Nhà thơ như đắm mình vào thiên nhiên, thả hồn mình vào khung cảnh núi rừng nên thơ, yên bình:

“ Trong ghềnh thông mọc như nêm

Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm

Trong rừng có bóng trúc râm

Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn”

Một màu xanh bát ngát, một sự trải rộng của những hàng thông rì rào trong gió. Với bút pháp so sánh “thông mọc như nêm” gợi ra khung cảnh núi rừng Côn Sơn là những hàng thông nối tiếp nhau, nhiều vô kể.

Phải chăng chính sự dày đặc của những hàng thông khóm trúc là nơi che chở cho tâm hồn thi sĩ tránh khỏi những bụi trần? Nhà thơ được nằm dưới bóng râm mát rượi của khóm trúc xanh để “ ngâm thơ nhàn”, quên đi những ưu toan, phiền muộn. Hòa mình vào thiên nhiên nhà thơ như tìm thấy những sự bình yên, thanh thản trong tâm hồn.

Qua ngòi bút miêu tả của Nguyễn Trãi bức tranh thiên nhiên Côn Sơn hiện lên thật đẹp, trong lành và bình yên. Những hình ảnh so sánh kết hợp với nhịp thơ đa dạng làm cho bức tranh thiên nhiên ấy trở nên vui tươi, tràn đầy sức sống. Phải là người yêu thiên nhiên lắm thì tác giả mới có thể viết lên những vần thơ đẹp đến vậy!

Bài ca Côn Sơn” của Nguyễn Trãi là một bài thơ hay và đặc sắc. Bằng tình yêu thiên nhiên tha thiết, mãnh liệt người thi sĩ đã khắc họa nên một bức tranh Côn Sơn gần gũi và bình yên đến lạ thường. Con người và thiên nhiên hòa quyện với nhau bắt nguồn từ nhân cách thanh cao và tâm hồn thi sĩ của chính Ức Trai.

Trên đây chúng ta đã tìm hiểu chung về bài thơ Côn Sơn Ca của nhà thơ Nguyễn Trãi. Đây là một thi phẩm nổi tiếng mang đậm phong cách sáng tác thơ của ông. Đồng hành cùng uct.edu.vn để theo dõi những bài viết ấn tượng nhất nhé các bạn! 

Related posts

Bài thơ Nửa Thương Nhớ (Dương Hoàng)

admin

Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ – Kiếp nhân sinh cũng bởi một chữ duyên

admin

Bài thơ tình sầu ( Du Tử Lê ) – Nỗi hụt hẫng của nhà thơ khi tình yêu tan vỡ

admin

Leave a Comment