Thơ Hay

” Gừng Cay Muối Mặn ” : Ca Ngợi Tình Nghĩa Vợ Chồng Sắc Son

Câu thơ ” Gừng Cay Muối Mặn ” trong bài thơ Tay Nâng Chén Muối Đĩa Gừng được nhiều quý độc giả yêu mến. Hiện nay, chưa rõ thông tin về tác giả. Được biết vị tác giả khuyết danh này sở hữu một kho tàng thơ lớn vô cùng đặc sắc. Được biết nhà thơ này ngoài sáng tác thơ còn sáng tác rất nhiều ca cao và ca trù. Đây chắc chắn là một người tài hoa và đa tài

Bạn có tò mò về vị tác giả khuyết danh này? Hãy cùng chúng tôi khám phá bài thơ đặc sắc mang đậm tình cảm thiêng liêng này nhé!

Hình tượng muối và gừng gợi cho ta liên tưởng đến tình nghĩa vợ chồng sắc son, bền chặt. Bên cạnh đó bài thơ nhắc nhở chúng ta hãy biết yêu thương nhau, gìn giữ tình cảm vợ chồng thắm thiết. Nào! Bây giờ chúng ta cùng nhau cảm nhận ý nghĩa bài thơ nhé!

Tay nâng chén muối đĩa gừng
Gừng cay muối mặn, xin đừng quên nhau
Tay bưng đĩa muối sàng rau
Căn duyên ông trời định, bỏ nhau sao đành

Bài thơ Tay Nâng Chen Muối Đĩa Gừng nhằm ca ngợi tình cảm con người đối với nhau. Gừng cay muối mặn là hai hình ảnh đặc sắc trong thơ ca Việt Nam. Nào! Bây giờ các bạn hãy cùng uct.edu.vn phân tích và cảm nhận bài thơ đặc sắc này nhé!

Đối với thơ ca thì luôn ẩn giấu những nỗi niềm sâu xa, lắng đọng, khi thì trào dâng những cảm xúc dạt dào, mạnh mẽ của tình yêu nam nữ. Dường như thách thức của thời gian và mọi trở ngại trên đường đời chỉ làm cho tình yêu thêm phần mãnh liệt, vững bền. Bài ca dao Muối ba năm… đã diễn tả phần nào tình nghĩa vợ chồng thuỷ chung trong xã hội phong kiến ngày xưa :

” Tay nâng chén muối đĩa gừng
Gừng cay muối mặn, xin đừng quên nhau
Tay bưng đĩa muối sàng rau
Căn duyên ông trời định, bỏ nhau sao đành”

Ban đầu, trai gái yêu nhau thường lấy trăng, hoa, sông, núi… làm cái cớ để tỏ tình, để hứa hẹn, thề thốt. Ở vào thời điểm mơ mộng, huyền diệu ấy, tình yêu hiện ra thật lãng mạn, đẹp đẽ: Tâm lí của những kẻ đang yêu là Nhất nhật bất kiến như tam thu hề, một ngày không gặp nhau dài bằng ba thu, nhưng khi đã nên vợ nên chồng thì tình yêu chuyển thành tình thương, tình nghĩa, tức là đi vào chiều sâu của tình cảm. Bài thơ đã mượn các hình ảnh gần gũi, quen thuộc để miêu tả tình nghĩa vợ chồng:

Hình tượng thơ không cầu kì, bóng bẩy mà đơn sơ, gần gũi. Muối và gừng là những gia vị thường dùng trong bữa cơm hằng ngày của người bình dân. Hơn thế, muối và gừng còn là những vị thuốc đặc dụng trong lúc ốm đau. Được các tác giả dân gian đưa vào văn chương, muối và gừng đã mang ý nghĩa tượng trưng cho tình nghĩạ vợ chồng đậm đà, sâu nặng.

Muối và gừng là những sản phẩm do chính tay người dân làm ra và gắn bó đời đời kiếp kiếp với họ. Muối là kết tinh của nước biển, màu trắng, hạt nhỏ, có vị mặn. Muối có mặt trong bữa ăn của mọi nhà, mọi người. Cái vị mặn mòi của muối được nhấn mạnh trong cụm từ muối ba năm. Trải qua năm tháng, hạt muối càng mặn mà thêm, cũng giống như thời gian trôi qua càng làm đậm đà hơn tình chồng nghĩa vợ.

Gừng là loại cây thường được trồng ở trong vườn, ngoài đồng. Vị cay nồng của gừng làm nóng ran từ miệng vào tới gan ruột, khiến ta có cảm giác tăng thêm nhiệt huyết, sức lực. Độ cay của gừng chín tháng được ngầm so sánh với mức độ thắm thiết của tình cảm vợ chồng. Trong gian nan, vất vả, tình nghĩa vợ chồng càng thêm sâu nặng.

Gừng cay, muối mặn tượng trưng cho tình nghĩa của những cặp vợ chồng nghèo cùng nhau chung lưng đấu cật, lên thác xuống ghềnh, lên rừng xuống biển. Chén cơm sẻ nửa, hạt muối chia đôi. Qua gian nan, cơ cực, tình nghĩa vợ chồng gắn bó càng thêm sâu sắc. Câu thơ cổ âm điệu ngọt ngào, sâu lắng cùng với các từ ngữ đan xen hài hoà, thể hiện sự khăng khít của cặp vợ chồng rất đỗi thương nhau.

Cụm từ có xa nhau đi nữa diễn tả tâm trạng có thật của một trong hai người, nhưng nó chỉ là một dao động thoáng qua, một sự lo xa cần thiết ở những người vợ, người chồng biết lo lắng, chăm sóc gìn giữ cho hạnh phúc gia đình.

Để ý một chút, ta sẽ thấy cấu trúc ngữ pháp của câu cuối cùng khá lạ. Hai chữ xa đặt ở đầu và cuối câu, ở giữa là thành ngữ chỉ thời gian dài đằng đẵng. Quan hệ ngữ nghĩa là quan hệ giả thiết – kết quả được thể hiện bằng sự kết hợp giữa nhiều thủ pháp nghệ thuật đặc sắc như nói vòng, cường điệu để nhấn mạnh ý cẩn khẳng định.

Sức mạnh của tình yêu nam nữ không trở lực nào ngăn cản được. Tình cảm vợ chồng lại càng không có thế lực nào phá vỡ được. Đó là những thông điệp mà bài ca dao trên muốn gửi đến mọi người. Tình nghĩa vợ chồng gắn bó thuỷ chung đã được xây dựng trên nền tảng là cuộc sống lao động vất vả của những người cùng cảnh ngộ:

” Tay bưng chén muối đĩa gừng,
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau! ”

Trên đây, uct.edu.vn đã dành tặng bạn bài thơ Tây Nâng Chén Muối Đĩa Gừng đặc sắc thấm đẫm tình cảm vợ chồng đồng thời nhắn nhủ dù ở nơi đâu cũng đừng quên nhau. Hy vọng bạn sẽ cảm nhận sâu sắc ý nghĩa của bài thơ này. Chúng tôi luôn cập nhật liên tục  những bài viết đặc sắc mỗi ngày, hãy đồng hành cùng chúng tôi để khám phá những bài viết bổ ích hơn nhé! Thân Ái! 

Related posts

Bài thơ Chuyện Một Con Đò 7 – Nhà thơ Dương Hoàng

admin

Đò Lèn (Nguyễn Duy) – Sự đau đớn xót thương về người bà

admin

Bài thơ Là thi sĩ – Nhà thơ Nguyễn Đình Huân

admin

Leave a Comment