Thơ Hay

Lá đỏ (Nguyễn Đình Thi) – Bài thơ gợi nhắc về những năm tháng hào hùng

Lá đỏ là một sáng tác hay của Nguyễn Đình Thi. Với bài thơ này ta có cảm giác như đang vượt thời gian cùng với nhà thơ. Chỉ bằng 8 câu thơ rất ngắn mà Lá đỏ đã có thể tái hiện lại cả một quá khứ về cuộc hành quân hào hùng, vĩ đại của nhân dân ta. Đó là những năm tháng của cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc – đó là cuộc hành quân trên chiến trường Trường Sơn khi vào giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu và cảm nhận bài thơ Lá đỏ bạn nhé!

Nội Dung

Gặp em trên cao lộng gió
Rừng lạ ào ào lá đỏ

Em đứng bên đường như quê hương
Vai ác bạc quàng súng trường.

Ðoàn quân vẫn đi vội vã
Bụi Trường Sơn nhoà trời lửa.

Chào em, em gái tiền phương
Hẹn gặp nhau nhé giữa Sài Gòn.

Em vẫy cười đôi mắt trong.

Bài thơ Lá đỏ là một sáng tác hay đã được nhạc sĩ Hoàng Hiệp phổ nhạc thành bài hát cùng tên. Sở dĩ bài thơ này mang nhiều cảm hứng tới vậy bởi nó được viết trước khi đoàn quân Việt Nam bước vào chiến dịch Hồ Chí Minh. Tuy nhiên đọc nó ta có cảm giác về một thắng lợi tất yếu của dân tộc ta.

Cũng chỉ bằng 8 câu thơ mà Lá đỏ đã có thể tái hiện lại cuộc hành quân vĩ đại của nhân dân ta trong cuộc chiến đấu bảo về Tổ quốc. Đó cũng chính là những năm tháng hành quân trên đường Trường Sơn. Cũng là khi tiến vào Sài Gòn, giải phóng miền nam thống nhất đất nước. Và bài thơ này được viết khi ông đến và sống với Trường Sơn. Đây cũng chính là một minh chứng cực kỳ chân thực và sinh động với chất liệu Trường Sơn.

Với Nguyễn Đình thi đó là một nơi đẹp đẽ, đứng trên cao nguyên lộng gió có thể cảm nhận được một khoảng không gian vô cùng khoáng đạt. Từ đó có thể mở tầm nhìn ra một khoảng không bao la rộng lớn. Và đó cũng chính là mạch cảm xúc tương tự như trong thơ của Tố Hữu: “Trường Sơn đông nắng tây mưa/ Ai chưa đến đó như chưa rõ mình” (Nước non ngàn dặm).

Gặp em trên cao lộng gió
Rừng lạ ào ào lá đỏ

Từ Trường Sơn ông đã nhận thức rõ mình và cũng chính là nhận thức được sức mạnh của nhân dân của dân tộc Việt Nam. Và hiển hiện trước mắt chính là một vẻ đẹp lạ lùng với ào ào lá đỏ. Và cũng chính là bao nhiêu lá đỏ cũng là bao nhiêu tâm tình. Chính những chiếc lá đỏ trên nền trời xanh ất đã chạm vào trái tim của nhà thơ. Nó làm nên trận mưa lá đỏ đổ xuống như chính sức sống của người Trường Sơn.

Màu lá đỏ nên thơ ấy đã tô thêm bức tranh thiên nhiên hoành tráng. Và nó cũng chạm vào trái tim của bao nhiêu người con về tình yêu đối với quê hương và đất nước. Và đường Trường Sơn trở thành một địa chỉ linh thiêng cũng bởi vì đó là con đường của dân tộc Việt Nam ra trận.

Đoàn quân vẫn đi vội vã
Bụi Trường Sơn nhoà trời lửa

Đó là con đường đầy gian khổ và khắc nghiệt. Nhưng đoàn quân ta vẫn bước chân trập trùng, hối hả. Nó như rung chuyển đạp lên mọi khó khăn. Qua câu thơ này ta có tể cảm nhận được khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp ấy. Đó là một không gian đẹp và cũng chính là một biểu tượng của chiến tranh đã được bài thơ khắc họa.

Em đứng bên đường, như quê hương
Vai áo bạc, quàng súng trường

Hình ảnh cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường sơn đã mãi nhắc nhở chúng ta về những năm tháng ấy. Đó là người con gái mảnh mai, trẻ trung xinh đẹp mà lẽ ra họ được sinh ra để sống yên bình. Đây cũng chính là mạch cảm xúc đã từng xuấ hiện trong nhiều bài thơ, bài ca của những thi sĩ khác. Và để rồi cuối bài là lời chào, hẹn về những năm tháng tự do của tuori trẻ. Đó cũng chính là niềm tin về một tương lai tươi sáng với thắng lợi cuối cùng.

Chào em , em gái tiền phương
Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn

Trên đây là bài thơ Lá đỏ hay độc đáo của nhà thơ Nguyễn Đình Thi mà chúng tôi đã tìm hiểu và chia sẻ với bạn. Thông qua bài thơ này bạn sẽ hiểu thêm về những năm tháng chiến đấu khốc liệt ấy. Để rồi nó vẫn mãi vang vọng trong lòng mỗi người dân nước Việt. Đừng quên đón đọc những bài thơ tiếp theo của chúng tôi để cùng cập nhật những bài thơ hay nhất bạn nhé!

Related posts

Bài thơ Nụ Hoa Đời Hạnh Phúc – Nhà thơ Phú Sĩ

admin

Bài thơ Tổ quốc trong ta – Nhà thơ Nguyễn Đình Huân

admin

Chùm Thơ Trần Mạnh Hảo Hấp Dẫn Và Ấn Tượng Nhất Phần 2

admin

Leave a Comment