WiKi

Lợi ích của phương pháp giáo dục Steiner bố mẹ nên biết

phương pháp giáo dục Steiner-

Phương pháp giáo dục Steiner là một trong những phương pháp giáo dục tạo dựng nên những con người hạnh phúc. Phương pháp giáo dục Steiner do nhà giáo dục, triết gia người Áo Rudolf Steiner sáng lập.

Khác với phương pháp giáo dục phổ quát chú trọng vào việc truyền đạt kiến thức, tư duy logic thì giáo dục Steiner nhấn mạnh vào tầm quan trọng của 3 yếu tố: Suy nghĩ, cảm xúc và ý chí cá nhân.

Để giúp bố mẹ hiểu thêm về Phương pháp giáo dục Steiner, chúng tôi xin chia sẻ những lợi ích của Phương pháp giáo dục Steiner, bố mẹ cùng tham khảo để biết nhé.

Nội Dung

Phương pháp giáo dục Waldorf Steiner hướng người học trở thành những con người cá nhân tự do, có đam mê và lý tưởng sống.

Các nhà giáo dục tiên phong phải di cư sang Mỹ và thành lập trường Rudolf Steiner School đầu tiên tại New York (năm 1928).

Chính vì vậy, nhà sáng lập Steiner thành lập trường Waldorf đầu tiên ở Stuttgart, Đức vào năm 19191. Nhưng chính Adolf Hilter cấm việc mở trường học đi theo hướng khai phóng này.

phương pháp giáo dục Steiner-

Trong nền giáo dục Steiner, giáo viên được chỉ dẫn các phương pháp thực hành để phát triển ý chí cho trẻ qua các hoạt động học tập bằng trải nghiệm. Cấp mầm non tiểu học chủ yếu là các hoạt động chân tay. Sang cấp 2-3, Steiner chủ trương các dự án khoa học và nghệ thuật.

Nền giáo dục hiện ngay quá tập trung vào việc truyền đạt kiến thức, bồi đắp cho học sinh thêm sức cạnh tranh. Triết lý giáo dục Steiner khác hẳn: Nhấn mạnh vào 3 yếu tố cơ bản của con người: Suy nghĩ, Cảm xúc, và Ý chí.

Triết lý giáo dục Steiner đơn giản nhưng rất thâm sâu:

phương pháp giáo dục Steiner-

Nền giáo dục phổ quát hiện tại đang dùng phương tiện cạnh tranh, thi đua, tưởng thưởng và trừng phạt. Giá trị của một người dựa vào sự thành công trong sự nghiệp, địa vị xã hội, đạt được uy quyền chính trị hay kinh tế….

Không cạnh tranh, không tưởng thưởng, không trừng phạt

Các trường học Steiner không có cạnh tranh, thi đua, không có thưởng-phạt. Tư tưởng cốt lõi là xây dựng động lực bên trong mỗi học sinh. Trẻ đến trường sẽ cảm nhận tình yêu thương, ấm áp từ lớp học, từ thầy cô…

Thiếu uy quyền, liệu trẻ có vô kỷ luật?

May mắn câu trả lời là không. Ngược lại, học sinh trong trường Waldorf/Steiner luôn có kỷ luật rất cao. Cộng đồng Steiner vì vậy không đông đảo. Mỗi lớp chỉ 15-20 học sinh. Người thầy theo học trò hết cấp Tiểu học. Sự thấu hiểu ấy tạo quan hệ thầy trò bền vững, giúp từng cá nhân học sinh phát huy tốt nhất.

Giáo dục không dựa vào thành tích

Các nhà trường theo Steiner không đặt mục tích tạo ra học giả, kỹ thuật gia, doanh nhân thành đạt… Mục tiêu là tạo nên những công dân tự do, không sợ hãi, sống hài hòa vui vẻ.

Phương pháp giáo dục Steiner ngược lại, là nền giáo dục theo chủ nghĩa lý tưởng. Giáo dục rất gần với triết lý của Aristote: “Giáo dục TRÍ NÃO mà không giáo dục TRÁI TIM thì coi như không giáo dục gì cả”.

Học sinh Steiner không giới hạn bởi chủ nghĩa quốc gia hay dân tộc, mà là một cá thể của nhân loại. Đứa trẻ ấy sinh ra với gốc gác dân tộc và thấm nhuần văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, trẻ vẫn được tiếp nhận nền văn minh nhân loại.Khi trưởng thành, trẻ thoát khỏi và vượt xa nỗi sợ hãi, uy quyền hay các hủ tục truyền thống.

Trẻ được học các môn rất phong phú: Thủ công, hội họa, điêu khắc, kịch nghệ… đến ngôn ngữ, toán học, khoa học,… Từ các trải nghiệm thực tế, trẻ sẽ nhận biết thế mạnh, sở thích và đam mê của mình.

Trong môi trường giáo dục Steiner, nhà giáo tuyệt đối không áp đặt uy quyền lên học trò. Giáo viên chỉ đóng vai trò người dẫn đường để mỗi học sinh học tập bằng sự vui thích, khám phá.

Không phán xét, nuôi nấng trí tưởng tượng

Học sinh Steiner thường được nhận xét là “Chơi nhiều hơn học”. Kỳ thực, việc dạy và học không tập trung vào kiến thức. Trẻ tiếp thu kiến thức, trải nghiệm nghệ thuật, tình yêu thiên nhiên qua hoạt động chơi. Từ đó, nuôi dưỡng ý chí, nuôi dưỡng năng lực và mong muốn làm việc của đứa trẻ qua từng giai đoạn.

phương pháp giáo dục Steiner-

Trẻ học qua trải nghiệm thực, tiếp xúc thực. Trẻ học chữ và số qua hình vẽ, bài hát, thẩm mỹ… Steiner cho rằng cái đẹp gây xúc cảm nơi tâm trí, từ đó đánh thức tư duy, nuôi dưỡng ý chí.

Trẻ thu kiến thức và tư duy bằng hình ảnh.Các môn học trong trường tiểu học Waldorf/Steiner không tập trung vào tư duy trừu tượng.

Quá trình phát triển tư duy trẻ rút ngắn từ con đường phát triển của loài người. Ở Việt Nam, học sinh học về nguồn gốc Việt Nam, lịch sử Việt Nam rồi mới học về thế giới.

Trẻ học bằng tư duy logic, tư duy trừu tượng, các vấn đề khoa học được đào sâu bằng tư duy phản biện.

Các môn học nghệ thuật ở học sinh Trung học đạt đến trình độ chuyên nghiệp. Học sinh có thể thực hiện các tác phẩm nghệ thuật như một họa sỹ, một nhà điêu khắc, một nhạc công…

Ở cấp học này, trẻ được làm khoa học thay vì chỉ học lý thuyết. Các thực nghiệm được học trong phòng thí nghiệm, nhà xưởng. Trẻ sẽ theo đuổi các dự án khoa học kéo dài nhiều tháng.

Trong một công trình nghiên cứu tại châu Âu, người ta thấy rằng chỉ số sáng tạo của học sinh theo phương pháp giáo dục Steiner cao hơn học sinh nền giáo dục công. Học sinh Steiner cũng hạnh phúc với cuộc sống của mình, sống hòa đồng, bao dung và thích đóng góp cho xã hội hơn.

Phương pháp giáo dục Steiner, là một trong những phương pháp giáo dục trẻ tuyệt vời hiện nay. Áp dụng phương pháp giáo dục Steiner, giúp trẻ tăng cao khả năng tư duy, sáng tạo, giúp trẻ nhận thức rõ ràng hơn về hành vi, nhu cầu của mình. Hi vọng bố mẹ sẽ biết cách áp dụng phương pháp giáo dục này vào trong cuộc sống hằng ngày và trong học tập giúp trẻ tiến bộ hơn.

Related posts

Những điều cần biết khi chụp hình ngoại cảnh Đà Lạt

Ly Thảo

Giáo dục sớm cho trẻ theo phương pháp Montessori bố mẹ đã biết chưa?

admin

Tuần thai thứ 30 – Hướng dẫn mẹ chế độ dinh dưỡng hợp lý nhất

admin

Leave a Comment