Thơ Hay

Lời Kỹ Nữ – Bài thơ hấp dẫn nhất của nhà thơ Xuân Diệu

Lời Kỹ Nữ là một bài thơ chứa đựng niềm nỗi niềm của nhà thơ Xuân Diệu về những cô gái ”bán hoa”. Bài thơ được viết trong cảm hứng lãng mạn mà lại giàu chất hiện thực đến nghẹn lòng khiến chúng ta phải suy ngẫm và thương xót cho những số phận bất hạnh đẩy đưa đến con đường bị người đời xa lánh. Cùng uct.edu.vn khám phá nhé các bạn!

Khách ngồi lại cùng em trong chốc nữa;
Vội vàng chi, trăng lạnh quá, khách ơi!
Đêm nay rằm: yến tiệc sáng trên trời;
Khách không ở, lòng em cô độc quá!
Khách ngồi lại cùng em! Đây gối lả,
Tay em đây mời khách ngả đầu say;
Đây rượu nồng. Và hồn của em đây,
Em cung kính đặt dưới chân hoàng tử.
Chớ đạp hồn em! Trăng từ viễn xứ.
Đi khoan thai lên ngự đỉnh trời tròn.
Gió theo trăng từ biển thổi qua non;
Buồn theo gió lan xa từng thoáng rợn.
Lòng kỹ nữ cũng sầu như biển lớn,
Chớ để riêng em phải gặp lòng em;
Tay ái ân du khách hãy làm rèm,
Tóc xanh tốt em xin nguyền dệt võng
Đẩy hộ hồn em triền miên trên sóng,
Trôi phiêu liêu không vọng bến hay gành;
Vì mình em không được quấn chân anh,
Tóc không phải những dây tình vướng víu,
Em sợ lắm. Giá băng tràn mọi nẻo,
Trời đầy trăng, lạnh lẽo suốt xương da.
Người giai nhân: bến đợi dưới cây già;
Tình du khách: thuyền qua không buộc chặt.
Lời kỹ nữ đã vỡ vì nước mắt,
Cuộc yêu đương gay gắt vị làng chơi.
Người viễn du lòng bận nhớ xa khơi
Gỡ tay vướng để theo lời gió nước.
Xao xác tiếng gà. Trăng ngà lạnh buốt.
Mắt run mờ, kỹ nữ thấy sông trôi.
Du khách đi. Du khách đã đi rồi.

Bài thơ Lời Kỹ Nữ là một thi phẩm đầy cảm xúc của nhà thơ vang danh Xuân Diệu. Để giúp quý độc giả có những cái nhìn rõ về thi phẩm tuyệt vời này thì ngay bây giờ chúng tôi sẽ phân tích cho các bạn nỗi niềm của người kỹ nữ trong tác phẩm này nhé!

Mỗi lần cầm bút viết về chàng trai trẻ “tóc như mây vướng trên đài trán thơ ngây” người ta thường nghĩ về những cuộc tình hồ hởi, vồ vập, những say mê đắm chìm, hạnh phúc, chia lìa tan vỡ, ngọt ngào và cay đắng, ấy là quy luật của tình yêu muôn thuở.

Lời kỹ nữ là một bài thơ hay. Cái hay của những câu chữ giăng mắc khẽ khàng và cái hay của cả một tâm lòng. Giữa dòng chảy của cuộc sông, ngày ngày có bao nhiêu người kỹ nữ đi qua trước mặt ta, có biết bao nhiêu ánh mắt xoi mói, tật nguyền lướt qua họ, chỉ bằng nửa ánh nhìn, và liệu còn có ai đó cúi xuống vớt những mảnh đời ấy lên – những mảnh đời khôn khổ. Cứu sống một linh hồn là việc làm cao cả, nhân đức.

Xuân Diệu lại bắt gặp người kỹ nữ ở cái khát khao kiếm tìm một tình yêu chân chính, trung thực trong một tâm hồn mà người đời cho là “rách nát”. Cuộc đời của những cô gái “bán hoa”, những cô gái làm “ca kỹ” cũng chỉ là những chuỗi ngày mời gọi, níu giữ, van lơn rồi tuyệt vọng… Xuân Diệu mở lời cho người kỹ nữ bằng một giọng điệu thật nồng nàn tha thiết – Cái nồng nàn tha thiết của một kẻ bị cuộc đời rũ bỏ.

” Khách ngồi lại cùng em trong chốc nữa
Vội vàng chi trăng sáng quá khách ơi.”

Một cô gái ở hội làng chơi tưởng như ngôn ngữ sẽ kệch cỡm biết chừng nào, nhưng nàng rất “văn hóa”. Một lời chào mời như thế hẳn là giữ được khách, vậy mà không, bao nhiêu năm học được cái nghề này nhưng giữ chân được một người đàn ông ở lại không phải dễ. Cái kiểu đàn ông đến với nàng chỉ là kiểu “chơi hoa cho rữa nhụy dần mới thôi”. Nàng còn chờ đợi gì? Ây mà họ vẫn chối bỏ nàng.

Cái chìm lấp trong câu thơ, cái gợi tứ cho câu thơ, đấy là sự đối lập giữa cái giục giã tha thiết của cô gái muôn giữ người khách ở lại với cái gấp gáp của vị khách làng chơi, hôi hả ra đi. Làm cái nghề “đưa người cửa trước, rước người cửa sau”, nàng còn dám nghĩ gì hai từ vinh nhục, miễn sao giữ được khách ở lại đó là thành công của nàng

” Đêm nay rằm yến tiệc sáng trên trời
Khách không ở lòng em cô độc quá.”

Nàng vẫn sợ cô độc. Một cô gái tưởng chừng như không còn màng đến danh lợi của cuộc đời, khi cuộc đời đã nhấn chìm nàng, nàng vẫn cô thoi thóp, hình như nàng vẫn còn luyến tiếc, nàng đang cố lần tìm một chút tình người còn sót lại giữa nhân gian.

Ở đây, Xuân Diệu không nói đến “trăng” mà là “rằm”, không phải “sao sáng” mà “yến tiệc” sáng, tát cả chỉ làm cho lòng nàng đơn độc, chới với thêm. Nàng cần có một người để sẻ chia chỉ trong đêm nay thôi, liệu khách có ở lại cùng nàng? Câu thơ trĩu nặng một nỗi buồn nhân bản sâu sắc.

Có cái lả lơi của một lời mời gọi tình tứ tắm đẫm màu sắc lãng mạn, có cả cái xót xa chua chát đến trụi trần của một tâm hồn khao khát được hiến dâng cho đời mà chỉ được đời trả lại toàn cay đắng.

” Tay em đây mời khách ngả đầu say
Đây rượu nồng và hồn của em đây
Em cung kính đặt dưới chân hoàng tử.”

Chẳng còn gì để cho thêm, một vòng tay, li rượu nồng và cả tâm hồn của nàng đó là những gì nàng có, đó là gia tài của nàng, nàng dám đánh đổi tất cả chỉ cầu mong cuộc đời đừng bạc bẽo với nàng.

” Em cung kính đặt dưới chân hoàng tử.”

Trước mắt nàng giờ đây là bóng dáng của một chàng hoàng tử hào hoa, lịch thiệp, câu thơ đắm mình trong dâng hiến, một sự hiến dâng không vụ lợi toan tính. Nàng đem trao tặng cả khôi tình của mình, chỉ cầu xin một chút tình đáp lại cũng thỏa lòng. Nàng mạnh dạn, táo bao rồi lại run rẩy tưởng chừng như khẩn thiết van lơn, có nghĩa nàng đã ý thức rất rõ việc nàng làm. Có gì đau đớn hơn khi chính mình biết được đấy là điều không nên mà cứ dấn thân vào, bởi thế mà cuộc sông trỏ nên chát chúa với nàng.

” Chớ đạp hồn em trăng từ viễn xứ
Đi khoan thai lèn ngự đỉnh trời tròn
Gió theo trăng từ biển thổi qua non
Buồn theo gió lan xa từng thoáng rợn
Lòng kỹ nữ cũng sầu như biển lớn
Chớ để riêng em phải gặp lòng em.”

Nàng phát hoảng khi phải đối diện với lòng mình, đó là lúc nàng thấy khó khăn nhất. Chớ – gặp, cặp từ ấy sóng đôi đi bên nhau trong một câu thơ nhưng lại loại trừ nhau. Nàng sợ lắm khi phải đôi diện với sự thật. Không! Nàng không dám gặp riêng chính mình, nàng khấn nguyện hãy để cho nàng được yên, được sông, cuộc sông quên di bao tháng ngày, quên đi cảnh tượng trớ trêu mà nàng đang chịu đựng, nàng sẽ tha hồ, mặc sức mà chiều chuộng những người khách qua đường.

Nàng đã làm gì – điều đó nàng không cần biết, chỉ biết rằng đừng bao giờ để nàng phải bắt gặp lòng mình. Đừng bao giờ để nàng đơn độc với phòng không bóng lẻ. Trước đây trong Cung oán ngâm khúc Nguyễn Gia Thiều cũng đã làm nổi bật được cái cô độc đến rợn ngợp của người cung nữ. Người cung nữ và người kỹ nữ có chỗ giông nhau và khác nhau: nàng cung nữ có lúc còn được ngẩng cao đầu để mà kiêu hãnh còn nàng kỹ nữ của Xuân Diệu không mảy may có được một lần đăng quang trong cuộc đời, dẩu đó chỉ là một vài phút giây thoáng qua để làm ấm lòng nàng.

Nàng bị chối bỏ và khước từ tất cả, dù nàng đã sống hết mình cho cuộc sông. Chính vì vậy mà nàng kinh hãi khi phải phán xét chính mình, nàng lầm lũi đi trong bóng đêm ghẻ lạnh, cuộc đời vẫn cắn xé thân phận nàng. Những lần đón đưa mời mọc môi cười mà nước mắt vẫn rơi đấy thôi, những giọt nước mắt lặn sâu tận đáy lòng, đắng cay, tủi hận. Xót xa thay trần thế tàn nhẫn với nàng, mà nàng vẫn khao khát với đời.

Tay ái ân du khách hãy làm rèm Tóc xanh tốt em xin nguyền dệt võng Đẩy hộ hồn em triền miên trên sóng Trôi phiêu du không đợi bến hay ghềnh Vì mình em không được quấn chân anh Tóc không phải sợi dây tình vướng víu Ngày tháng bập bềnh trôi, nàng ngụp lặn giữa những cuộc truy hoan.

Nàng không cầu mong gì tìm kiếm lại cuộc sông giản dị giữa đời thường, giờ này nàng chỉ ao ước được sông hết những ngày còn lại bằng những gì nàng đã sông. Nàng đâm liều và không còn biết đến ngày mai, thân phận nàng làm gì có bến đỗ. Nàng bỗng nhận ra một điều: tất cả những gì nàng có không thể nào níu giữ được nữa rồi, nàng chỉ giữ khách lại trong chôh lát, không giữ được cả cuộc đời.

Cuộc tình của nàng đã vỡ. Cái sợ hãi này đến sợ hãi khác cứ bủa vây lấy nàng. Cái mà nàng không thế chiến thắng nổi đó là sự cô độc. Nàng run lên và thảng thốt giật mình khi phải nghĩ đến điều đó.

” Em sợ lắm giá băng tràn mọi nẻo
Trời đầy sương lạnh lẽo thấu xương da
Người giai nhân bến đợi dưới cây già
Tình du khách thuyền qua không buộc chặt
Lời kỹ nữ đã vỡ vì nước mắt
Cuộc yêu đương gay gắt vị làng chơi
Người viễn du lòng bỗng nhớ xa khơi
Gỡ tay vướng để theo lời gió nước.”

Hiếm khi ta thây Xuân Diệu nhắc đến chuyện nhân tình thế thái, thế nhưng “lời kỹ nữ” đã nói với chúng ta bao điều nghĩa lí ở đời. Nhà thơ nghẹn ngào khóc một tiếng khóc cao cả cho cuộc đời người kỹ nữ – khóc cho con người mà người đời xua đuổi, chối bỏ.

” Xao xác tiếng gà trăng ngà lạnh buốt
Mắt run mờ kỹ nữ thấy sông trôi
Du khách đi du khách đã đi rồi.”

Cái mờ nhòa nhập nhòe trước mặt người kỹ nữ là một dòng sông đời đang cuộn trôi, tôi có cảm giác người kỹ nữ ngồi dấy bất động như không còn tha thiết điều gì nữa. Hai chữ “run mờ” không làm cho câu thơ lạc điệu mà chỉ nhấn thêm một nô”t nhấn thê thảm trong chuỗi đời buồn bã của nàng. Câu thơ gợi cảm giác ớn lạnh, rưng rức một nỗi niềm khó diễn đạt thành lời.

Đấy không phải là đôi mắt nhòe nhoẹt nước, cũng chẳng phải là đôi mắt ráo hoảnh của một kẻ không biết đau là gì, mà là đôi mắt của một cô gái đã mệt mỏi vì bụi bặm của cuộc đời. Nàng cảm nhận được rất rõ số phận của nàng cũng chẳng khác gì một khúc sông nước chảy thì bèo trôi và thuyền ai cứ lỡ làng.

Nàng không muốn buông xuôi cũng đành buông xuôi vậy, bởi sei phận đã an bài nàng ra thế. Câu thơ cuối làm chùng cả bài thơ, lời thơ êm vì số vần bằng nhiều mà vẫn trĩu nặng một nỗi buồn đau đáu. Cách ngắt nhịp ba / hai / một / hai, làm bẻ yụn cả câu thơ, giai điệu vừa dứt khoát khẳng định lại vừa nhùng nhằng luyến tiếc. Khẳng định cái vội vã của người đi và cái luyến lưu của người ở lại, đã tạo thành một khoảng lặng có thần cho bài thơ.

Câu thơ khép cả một đời người mà lại mở ra rất nhiều điều trong suy tưởng của người đọc. Điệp từ “du khách” được nhấn lại hai lần càng làm bật rõ tính chất của bước chân ra đi ấy là tất yếu. Bởi lẽ chính đó là những kẻ qua đường, tạm ghé chân trong giây lát, sáng ra họ lại phải “gỡ dây vướng để theo lời gió nước”. Cuộc đời người kỹ nữ là vậy, đón khách trong bóng đêm và nhiều lúc là không rõ cả mặt người. Xuân Diệu đã khơi được nỗi buồn sâu xa nhất, thầm kín nhất và cũng chân thật nhất của những sô” phận lỡ làng.

Ngày trước ỏ đời Đường, Bạch Cư Dị cũng đã khóc thương cho thân phận của người kỹ nữ, cảm thông những nỗi khổ đau mà nàng gánh chịu. Khóc thương và cứu vớt họ đã có nhiều nhà thơ làm được điều đó, thế nhưng không ở đâu ta thấy đứợc cái khát khao sông mãnh liệt muôn được cho và nhận như ở người kỹ nữ của Xuân Diệu. Chính cái ước vọng đó đã làm cho cuộc đời nàng trở nên bi kịch.

Bài thơ được viết trong cảm hứng lãng mạn mà lại giàu chất hiện thực đến nghẹn lòng. Giữa bước chân hôi hả đời thường đang xô đẩy nhau trên đường phố còn có bao nhiêu cô gái bán hoa, bao nhiêu tiếng nấc của người kỹ nữ?

Tôi đi giữa thành phố – phố phường sáng rực lên vì hoa và điện, nhốn nháo những cô gái “bán hoa”, trong số đó những ai đã buông thả bản thân mình, những ai đă từng một lần lầm lỡ và những ai đã bị cuộc đời đẩy xô? Tôi rùng mình nghĩ tới lời thơ Xuân Diệu và biết đâu họ cũng đang đau nỗi đau của nàng kỹ nữ, dẫu sao họ là những người đáng thương hơn là đáng giận, vẫn những ánh mắt đời thường kiêu bạc ném về phía họ. Tôi muôn hét to giữa thành phố’ đông người “xin đừng thờ ơ với nỗi đau của người khác.”

Bài thơ Lời kỹ nữ lại vang dội trong tôi, có ai hiểu được nỗi niềm của họ — nỗi niềm người kỹ nữ.

Lời Kỹ Nữ là một bài thơ chất nữ nhiều suy ngẫm cùng cảm xúc của nhà thơ Xuân Diệu. Bài thơ thể hiện góc khuất đằng sau của những cô gái kỹ nữ mua vui thiên hạ, họ là những người khó khăn bất hạnh đẩy đưa đến con đường xa đọa. Hãy đồng hành cùng uct.edu.vn để theo dõi những bài viết hấp dẫn hơn nữa nhé!

Related posts

” Năm anh em trên một chiếc xe tăng ” – Bài ca đi cùng năm tháng của nhà thơ Hữu Thỉnh

admin

Gió Mùa Thu Mẹ Ru Con Ngủ – Ca Ngợi Tình Mẫu Tử Thiêng Liêng

admin

Mèo Con Đi Học Chẳng Mang Thứ Gì – Câu thơ ấn tượng của nhà thơ Phan Thị Vàng Anh

admin

Leave a Comment