Thơ Hay

“Mới Ra Tù Học Leo Núi” – Nỗi Nhớ Thương Đất Nước, Đồng Chí Da Diết

Mới Ra Tù Tập Leo Núi là một bài thơ đặc sắc của nhà thơ Hồ Chí Mình. Ông không chỉ là một nhà thơ mà còn là một vị lãnh tụ của đất nước. Ông sở hữu một kho tàng thơ ca lớn đóng góp một phần không nhỏ vào nền văn học nước nhà. Với ngòi bút lúc thì nhẹ nhàng khi thì đanh thép tố cáo tội ác tày đình của giặc mà thơ ông để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả. Bài thơ Mới Ra Tù Tập Leo Núi chính là nỗi nhớ thương bạn bè, quê hương của ông khi ông còn bị giam cầm . Bài thơ này được xem là một tin báo để nhân dân được yên tâm nơi quê nhà

Nào! Bây giờ các bạn hãy cùng uct.edu.vn cảm nhận bài thơ đầy xúc động này nhé!

Nội Dung

– Hồ Chí Minh 胡志明 (1890-1969) tên thật là Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Tất Thành, khi hoạt động ở nước ngoài lấy tên là Nguyễn Ái Quốc, rồi Hồ Chí Minh.

– Người sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890, trong một gia đình trí thức nghèo, gốc nông dân.

– Thân phụ là cụ Nguyễn Sinh Sắc đỗ Phó bảng và từng làm việc cho triều Nguyễn, nhưng bị cách chức vì có tinh thần yêu nước thương dân, ông thường có thái độ chống đối bọn quan trên và bọn thực dân Pháp.

– Thân mẫu cụ bà Hoàng Thị Loan là con gái một nhà Nho làm nghề dạy học nên cũng được học ít nhiều, bà tính tình hiền hậu, đảm đang, quen việc đồng áng, dệt vải, hết lòng săn sóc chồng, dạy dỗ các con.

– Chị của Người là Nguyễn Thị Thanh và anh là Nguyễn Sinh Khiêm đều vào tù ra tội nhiều lần vì có tham gia chống thực dân Pháp.

– Quê hương của Người (làng Kim Liên quê nội liền kề với làng Hoàng Trù quê ngoại, đều thuộc huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An).

– Người rất khâm phục cuộc khởi nghĩa Cần Vương do Phan Đình Phùng lãnh đạo (1885-1896), phong trào Đông Du của Phan Bội Châu (1904-1908), Cuộc vận động cải cách do Phan Chu Trinh khởi xướng (1905-1908), Cuộc khởi nghĩa của nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám đứng đầu (1885-1913).

– Ngày 8 tháng Hai 1941, Người trở về Tổ quốc chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ VIII của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam họp vào tháng Năm 1941.

– Người đã vận dụng thành công học thuyết Mác Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa vào điều kiện cụ thể ở Việt Nam đưa tới thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945 có ý nghĩa lịch sử và có tính chất thời đại mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á.

– Sau ngày Tuyên ngôn độc lập (ngày 2 tháng Chín 1945) tình hình đất nước vô cùng khó khăn, vì giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng do Hồ Chí Minh đứng đầu, nhân dân Việt Nam đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ với chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội (1954).

– Sau giải phóng miền Bắc, Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân hai miền Nam, Bắc tiếp tục cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ để hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ trong cả nước.

– Hồ Chí Minh là linh hồn của hai cuộc kháng chiến cứu nước, Người chủ trương tiến hành chiến tranh nhân dân, dựa vào sức mạnh chính nghĩa và truyền thống bất khuất của dân tộc Việt Nam nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp của toàn dân đánh thắng bọn xâm lược.

Hồ Chí Minh được biết đến không chỉ là một nhà thơ mà còn là linh hồn của đất nước Việt Nam. Bài thơ Mới Ra Tù Tập Leo Núi ghi lại những nỗi niềm của người khi bị giam tại nhà tù Tưởng Giới Thạch. Bài thơ được trích trong tập thơ ” Nhật Kí Trong Tù ” thể hiện tinh thần kiên định, yêu nước, kiên cường với con đường giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh

Nào! Chúng ta hãy cùng nhau cảm nhận ý nghĩa và nỗi niềm của Bác trong bài thơ Mới Ra Tù Tập Leo Núi ngay bây giờ nhé!

Vân ủng trùng sơn, sơn ủng vân,
Giang tâm như kính, tịnh vô trần.
Bồi hồi độc bộ Tây Phong lĩnh,
Dao vọng Nam thiên ức cố nhân.

Dịch nghĩa

Mây ôm dẫy núi, núi ôm mây,
Lòng sông như gương, không chút bụi;
Một mình bồi hồi dạo bước trên đỉnh núi Tây Phong
Trông về phía trời Nam xa xăm nhớ bạn cũ.

Sau khi đọc xong bài thơ Mới Ra Tù Tập Leo núi chắc hẳn trong chúng ta đều có thể cảm nhận được ý nghĩa của bài thơ. Bài thơ chính là nỗi niềm nhớ mong bạn bè, người thân, quê hương của Hồ Chí Minh trong thời gian bị giam trong nhà tù Tưởng Giới Thạch. Chúng ta cùng nhau cảm nhận sâu sắc hơn về bài thơ nhé!

“Núi ấp ôm mây, mây ấp núi
Lòng sông gương sáng bụi không mờ
Bồi hồi dạo bước Tây Phong lĩnh
Trông lại trời Nam, nhớ bạn xưa”.

Bài thơ Mới ra tù, tập leo núi trong nguyên tác là Tân xuất ngục học đằn sơn, không nằm trong tập Nhật kí trong tù- Hồ Chí Minh viết bài thơ này khi vừa thoát khỏi nhà lao của chính quyền Tưởng Giới Thạch được ít lâu- Tân xuất ngục, chỉ mấy tiếng đơn giản mà chứa biết bao ý nghĩa. Sau mười bốn tháng “tê tái gông cùm”…

Bác đã “học đăng sơn” để nhanh chóng hồi phục sức khỏe để trở về với Tổ quốc và các đồng chí đang nóng lòng chờ đợi trong khi chân Bác bước đi không vững- kết quả của những tháng ngày dài đằng đẵng phải sống trong cảnh “phi nhân loại” ở chốn lao tù.

Nếu không chú ý đến hoàn hoàn cảnh ấy, ta không thể nào thấy được hết sự cao cả của một phong thái, một khí phách và tình cảm thiết tha của Bác thẻ hiện trong bài thơ. Khi bàn đến bài thơ này, nhà phê bình Quách Mạt Nhược viết: “Khi chưa biết hoàn cảnh sáng tác thì chỉ tưởng một bài thơ thông thường tả cảnh một cuộc leo núi nhớ đến bạn. Khi biết bài thơ làm lúc ra tù thì bỗng thấy tác phẩm mang đậm một ý nghĩa khác.” Bài thơ không hướng vào chủ đề vượt khó như một số bài thơ đi đường khác mà chủ yếu bộc lộ tình cảm nhớ thương đất nước, đồng chí, bạn bè.

Bài thơ được mở đầu với hai câu:

Vân ủng trùng sơn, sơn ủng vân
Giang tâm như kính tịnh vô trần

Dịch:

Núi ấp ôm mây, mây ấp núi
Lòng sông gương sáng bụi không mờ.

Câu thơ thứ nhất ở bản dịch thơ chỉ đảo vị trí các từ khiến người đọc có thể hiểu sai về vị trí của tác giả khi ngắm thiên nhiên:

Núi ấp ôm mây, mây ấp núi
(Trật tự: núi- mây- mây- núi)

Nhưng trong nguyên tác chữ Hán lại có trật tự khác:

Vân ủng trùng sơn, sơn ủng vân
(Trật tự: vân- sơn- sơn- vân)

Nếu thấy núi trước (theo bản dịch) thì nhà thơ hẳn phải đứng ở dưới thấp bên chân núi. Nhưng thấy mây trước (theo nguyên tác) thì nhà thơ ắt phải đứng ở trên cao tại một đỉnh núi xung quanh chỉ toàn là mây, nhìn lên lại thấy núi và một lớp mây nữa đang quấn quýt nhau trên đỉnh ngọn. Từ vị trí ấy, nhà thơ nhìn xuống nên mới có thể bao quát được cả một dòng sông chảy ngang chân núi như một tấm gương phẳng và sáng không chút bụi vì phản chiếu ánh sáng bầu trời. Nếu đứng dưới thấp thì nhà thơ không thể nhìn thấy được như vậy.

Ở hai câu đầu này, giữa cảnh mênh mông trời cao, đất rộng, dáng dấp khoan thai của một người khách nhàn du đang ung dung dạo bước trên đình Tây Phong lĩnh hiện lên rất rõ nét. Lời thơ thật nhẹ nhàng, ý thơ phóng khoáng, âm điệu khoan thai mang đậm phong cách truyền thống của những thi gia Đường Tống ngày xưa. Các hình ảnh “sơn”, “vân” lấp lánh như mây núi trùng điệp: động từ “ủng” lặp lại hai lần nổi lên như để nhấn mạnh những giai điệu hoà âm nồng nàn, quyến rũ giữa bao la trời đất. Mây núi và con người vốn dĩ xa cách lại hiện lên trang thơ thật quấn quýt, giao hoà.

” Giang tâm như kính tịnh vô trần ”

Mặt sông như một giải gương trong không chút bụi mờ phản chiếu một tâm hồn tinh nguyên đẹp đẽ. Đằng sau câu thơ ấy dường như là một tiếng reo vui, hạnh phúc của con người không phải hổ thẹn với chính mình đã vựơt qua bao đầy ải, gian truân, vất vả vẫn trắng trong tinh khiết như đoá hoa sen giữa chốn bùn lầy nước đọng vẫn toả hương thơm ngát. Thiên nhiên thật đẹp. Trong lành và thanh khiết biết bao! Chỉ hai câu thơ đã lột tả cái đẹp nên thơ, hiền hoà của thiên nhiên và ẩn chứa bên trong là một niềm tự hào say đắm.
Nhưng đến hai câu thơ tiếp theo, nàh thơ mới thực sự xuất hiện với bao tâm sự, niềm vui:

” Bồi hồi độc bộ Tây Phong lĩnh
Dao vọng Nam tiên ức cố nhân ”

Dịch:
Bồi hồi dạo bước Tây Phong lĩnh
Trông lại trời Nam, nhớ bạn xưa

Nhịp điệu biến đổi, âm điệu thật trầm lắng, thiết tha, chứa đựng biết bao bồi hồi xao xuyến, nhớ thương. Từ “bồi hồi” đi liền với từ “độc bộ” – một mình cất bước giữa thiên nhiên quấn quýt, giao hoà gợi cảm giác về sự thiếu vắng, cô quạnh với biết bao thương nhớ. Dù được tự do nhưng hiện tại Bác vẫn còn xa cách đồng chí, đồng bào. Tâm trạng Người bây giờ nỗi lòng buồn xen lẫn niềm vui, và da diết nhất là khát vọng được trở về đất nước quê hương. Câu cuối của bài thơ đã khép lại trong không khí miên man, buồn nhớ:

Chữ trong câu thơ có màù sắc cổ kính, hình ảnh thơ mang màu sắc cổ điển đặc bịêt với ba từ “ức cố nhân”- một nhóm từ cổ, ước lệ khiến câu thơ càng mang thêm tính cổ điển nhưng lại gửi gắm một tình cảm rất mới của nhà thơ: nỗi nhớ quê hương, đất nước, đồng bào, đồng chí của người Cộng sản trước sau một lòng một dạ trung thành với cách mạng, với nhân dân đang khao khát trở về với Tổ quốc thân yêu. Đứng trên đỉnh núi cao Bác đã hướng về trời Nam, đất Việt với tình cảm sâu lắng, nhớ thương, đợi chờ sau bao tháng ngaỳ xa cách, bao nhiêu đêm trằn trọc, suy nghĩ, không ngủ được…

Đọc câu thơ cuối của bài thơ ta lại liên tưởng đến bài thơ Ức hữu (Nhớ bạn) trong tập thơ Nhật kí trong tù:

” Ngày đi bạn tiễn đến bên sông,
Hẹn bạn về khi lúa đỏ đồng;
Nay gặt đã xong, cày đã khắp,
Quê nhà tôi vẫn chốn lao lung.”

Bài thơ thật xúc động. Lòng nhớ thương bạn bè, quê hương đất nước, sự mong ngóng ngày trở về là một tình cảm sâu sắc của Hồ Chí Minh, tình cảm ấy được lặp đi lặp lại trong suốt bài thơ, trong đó bài thơ Mới ra tù, tập leo núi là một điển hình với lời nhắn gửi thật chân tình, tha thiết. Bài thơ là một bản tin ngắn thông báo để làm yên lòng đồng chí, đồng bào của mình nơi quê nhà.

Mới ra tù, tập leo núi được xem như một dấu chấm kết thúc một chặng đường dài đầy chông gai và gian khổ trên bước đường hoạt động của Hồ Chí Minh và mở ra trước mắt Người một chặng đường mới mà Người chuẩn bị tinh thần đề tham gia với lòng quyết tâm. Từ đỉnh núi cao, Người trông về trời Nam, sự bồi hồi nhớ lại những cố nhân những người bạn đang ráo riết chuẩn bị cho cuộc Cách Mạng tháng Tám sắp tới mà mọi người đang từng phút từng giây mong đợi dể đi tới thắng lợi cuối cùng .

Trên đây, uct.edu.vn đã gửi tặng bạn bài thơ Mới Ra Tù Tập Leo Núi của nhà thơ Hồ Chí Minh. Bài thơ thể hiện nỗi niềm nhớ thương quê hương, bạn bè và người thân của ông khi ông đang bị giam trong nhà tù Tưởng Giới Thạch. Hy vọng các bạn có thể cảm nhận được tâm tư của tác giả qua bài thơ. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi! 

Related posts

Bài thơ Bến Sông Ngày Trở Lại – Nhà thơ Phú Sĩ

admin

Bài thơ Hoa nắng vùng cao – Nhà thơ Mạc Phương

admin

Bài thơ Nắng Ấm Chiều Quê (Dương Hoàng) – Bức tranh quê mê lòng

admin

Leave a Comment