Thơ Hay

Một khúc ca xuân (Tố Hữu) – Triết lý sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình

Một khúc ca xuân (Tố Hữu) - Triết lý sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình

Một Khúc Ca Xuân là một sáng tác của Tố Hữu, trong nhiều tài liệu nó còn có tên gọi khác là Một khúc ca. Đây là một bài thơ được viết năm 1977. Với bài thơ này tác giả đã thể hiện những giá trị của cuộc sống cũng như khao khát được dâng hiến cho đời dẫu đó là những diều nhỏ bé. Cũng bởi tất cả vạn vật trong thế giới đều có một cuộc sống chính vì vậy con người cũng phải sống làm sao cho đáng sống. Hãy cùng tìm hiểu Một khúc ca xuân của Tố Hữu để cùng cảm nhận bạn nhé!

Nội Dung

Có đêm mãi chập chờn mơ ước
Lại buâng khuâng… Tự hỏi, mình sau trước
Cho cuộc đời, cho Tổ quốc thương yêu
Ta đã làm gì? Và được bao nhiêu?

Nước độc lập, tự do, dân no ấm học hành
Một đời Bác, chỉ lòng ham muốn ấy
Có lẽ hôm nay, giữa giấc yên lành
Người vẫn nghĩ… Như Người hằng sống vậy.

Nhớ buổi sáng Sài Gòn giải phóng
Người anh xuống sân bay, giang hai tay ôm cả miền Nam
Mắt cười tươi mà giọng trầm nóng bỏng:
Chớ say sưa… Nhiều việc phải làm!

Trưa tháng Năm, vừa nắng vừa mưa
Đường phố hát, nửa mừng nửa tủi
Một ngày vui đổi bao nỗi đau xưa
Hỡi em bé lang thang tóc vàng gió bụi!

Nhớ buổi chiều về thăm quê đồng khởi
Sông rạch Mỏ Cày, xúm xít thuyền ghe
Các má già Bến Tre cứ cầm tay, hờn dỗi:
Tưởng tụi bay quên lối xóm, không về!…

Đêm Vĩnh Kim, anh tìm em, Hồng Gấm
Đường vào thôn, cỏ lấp bom mìn
Người cha kể chuyện con, bữa cơm đèn đầm ấm
Tấm ảnh em đây, hai con mắt đang nhìn…

Vâng, anh hiểu, đang nói gì, đôi mắt
Mắt những người đã nhắm, vì ta
Cả bàn tay của những mẹ già
Bàn tay đã cho ta, tất cả.
Nếu là con chim, chiếc lá,
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh.
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?

Một khúc ca xuân (Tố Hữu) - Triết lý sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình

Tôi lại đi, như buổi đầu, tươi trẻ
Sức căng đầy máu thịt Việt Nam
Như có cánh bay, lên rừng, xuống bể
A! Biết bao công việc phải làm!

Nổi trống lên! Ta hát bài ca Kẻ Gỗ.
Cho nước hồ dâng, đẹp nước Hồng Lam
Tội nghiệp ông cha truyền kiếp hãi hùng những quyền ma, oai hổ
Con cháu lớn rồi, sắp xếp lại giang san!

Chặn sông Đà, ta làm ra thác điện
Cho sáng núi rừng, sáng đến mai sau.
Sắt Thái Nguyên, hãy làm ra thép luyện
Cho tay ta vươn tới mạnh giàu!

Lại hành quân như năm nào đánh Mỹ
Những sư đoàn, không súng, lại xung phong
Ta sẽ thắng, như những chàng dũng sĩ
Biến hoang vu thành cơm áo, hoa hồng,

Và biển gọi… Đã bao giờ biển gọi?
Thương Nguyễn Du xưa mỏi mắt buồn trông
Ta sẽ ra giữa đại dương, đường đường bờ cõi
Cho con cá, con tôm được trở về với sóng biển Đông!

Ta sẽ xây, phải không nhà kiến trúc
Đất nước ta rất to đẹp, đàng hoàng.
Làng phố sáng như gương. Mặt trời soi hạnh phúc
Soi cả tâm hồn ta trong trẻo, nhẹ nhàng.

Ôi! Sống đẹp là thế nào hỡi bạn?
Bữa cơm dù dưa muối đầy vơi
Chân lý chẳng bao giờ đổi bán
Tình thương vô hạn để cho đời.

Mẹ Suốt ơi!
Giữa bom rơi, đạn nổ
Giữa sóng lớn, gió to
Ngực huân chương, mẹ vẫn chèo đò
Không chịu nghỉ. Ai ngăn cứ nói:
Tui già rồi, có chết khỏi lo
Bọn trẻ sống, còn tay bắn giỏi!
Và mẹ ngã
Bên bờ sông khói lửa.

Và em nữa
Lưng đèo Mụ Giạ.
Ai biết tên em?
Chỉ biết cô gái nhỏ anh hùng
Sống chết từng đêm
Mà lòng thanh thản lạ:
Đâu phải hy sinh. Em vinh dự vô cùng!

Tổ quốc ta!
Muôn nghìn sức mạnh,
Như hôm qua lao vào trận đánh
Ta sẽ đi.
Đi tới những ngày mai

Như một đoàn quân
Bước thẳng, bước dai.

Như một khúc ca xuân
Của một mùa xuân lớn.

Tố Hữu là một nhà thơ đã hết mình cống hiến cho sự nghiệp cách mạng từ ngày còn trẻ. Và ông cũng đã nhiều lần vào tù ra khám. Bên cạnh đó ông cũng đã để lại rất nhiều bài thơ hay nổi tiếng cho đời. Một khúc ca xuân là một minh chứng cho tài năng cũng là nhân cách của một nhà thơ lớn.

Một khúc ca xuân đề cập tới một cách sống cao cả. Với nhà thơ được sinh ra và cảm nhận tình yêu thương bao la của cha mẹ, được thừa hưởng các giá trị mà tạo hóa ban tặng đó chính là một sự may mắn. Tuy nhiên tình mẫu tử, tình phụ tử hay bất cứ các món quà mà ta có đều gắn liền với các bổn phận và trách nhiệm. Đó cũng chính là lý do trong Một khúc ca xuân nhà thơ có viết:

Vâng, anh hiểu, đang nói gì, đôi mắt
Mắt những người đã nhắm, vì ta
Cả bàn tay của những mẹ già
Bàn tay đã cho ta, tất cả.
Nếu là con chim, chiếc lá,
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh.
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?

Đó cũng như những hình ảnh con chim, chiếc lá trong tự nhiên. Đã là chim thì phải hót và đã là lá thì phải xanh. Tuy đó đều là những điều nhỏ bé nhưng chúng đã cống hiến cho cuộc sống này những điều tốt đẹp nhất, Là con chim thì cất tiếng hót cho đời, là lá thì cho màu xanh… Đó cũng chính là giá trị và là tấ gương về những nhân cách sống cao cả.

Một khúc ca xuân (Tố Hữu) - Triết lý sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình

Ở bài thơ Một khúc ca xuân Tố Hữu đã mượn hình ảnh chim và lá cây để nói về triết lý sống. Nếu suy nghĩ thật kỹ thì mỗi người chúng ta đã vay rất nhiều. Vay tiền thì dùng tiền để trả tuy nhiên không phải cái gì cũng có thể dùng tiền được.

Chẳng han như lúc lọt lòng mẹ cho ta thân tể, cha cho ta dòng máu. Nhưng đó cũng không phải là tất cả bởi thân thế đó cũng chính là của tổ tiên, bao anh hùng liệt sĩ đã hy sinh. Đó là sự hy sinh để giữ gìn đất nước bảo vệ quê hương. Bởi nếu không có họ liệu làm sao có chúng ta trên đời. Và tất cả những gì trên đất nước này, bầu trời này cũng chính là bao người đã đổ mồ hôi, nước mắt… Đó là tất cả những gì chúng ta đã vay khi ta còn sống trên đời.

Việc vay là tất yếu, và đó cũng chính là triết lý mà chính tác giả muốn gửi gắm. Là mẹ Âu Cơ đã cho ta dòng máu khỏe mạnh, là Lạc Long Quân dạy ta trồng trọt. đến biết bao người đã hy sinh xương máu mình cho nền độc lập hôm nay.

Bởi Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình nên nhiệm vụ trả là nhiệm vụ mà ta cần phải làm. Đó cũng chính là lẽ công bằng và hợp lý. Không nên hiểu đó là trả cho chính người đã cho ta, mà trả ở đây có thể hiểu là trả cho đời, cho thế hệ mai sau. Hay nói một cách khác chính là cần phải biết cống hiến cho xã hội dẫu đó là một phần sức lực nhỏ bé.

Còn có một bộ phận người chỉ biết hưởng thụ mà không biết chia sẻ và phục vụ cho đời. Đó cũng chính là những người không hiểu được rằng cần phải gắn lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể. Nhất là đối với những người trẻ cần phải tăng cường cống hiến cho đát nước, xã hội. Và cần phải có ý thức sống vì mọi người để trở thành người có ích. Đó chính là lý tưởng, cách sống cao đẹp mà Tố Hữu muốn gửi gắm qua Một khúc ca xuân.

Trên đây chúng tôi đã chia sẻ bài thơ Một khúc ca xuân. Đây là một sáng tác hay bởi ở đó nhà thơ đã đề cập tới một triết lý sống đẹp. Bởi trên cuộc đời này cũng có những người sống rất vị kỷ, chỉ biết hưởng thục mà không dâng hiến cho đời. Đồng hành cùng uct.edu.vn để theo dõi những bài viết ấn tượng nhất nhé các bạn. Thân Ái! 

Related posts

Bài thơ Bốn mùa – Nhà thơ Nguyễn Đình Huân

admin

Bài thơ Muốn là chính em – Nhà thơ Nguyễn Đình Huân

admin

Bài thơ Nỗi lòng chim cuốc – Nhà thơ Nguyễn Đình Huân

admin

Leave a Comment