Thơ Hay

Ngắm Trăng ( Vọng Nguyệt) Hồ Chí Minh – Phân tích hình tượng chiến sĩ và thi sĩ trong thơ

ngắm trăng

Ngắm trăng của Hồ Chí Minh là một bài thơ viết bằng chữ Hán. Bài thơ Ngắm trăng thể hiện tình yêu thiên nhiên của người thi sĩ và phong thái ung dung của người chiến sĩ cộng sản dù bị xiềng xích nhưng vẫn vô cùng dũng cảm hiên ngang. Hãy cùng nhau theo dõi và cảm nhận bài thơ này nhé!

Nội Dung

望月
獄中無酒亦無花,
對此良宵奈若何。
人向窗前看明月,
月從窗隙看詩家。

Vọng nguyệt

Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.

Dịch nghĩa

Trong tù không rượu cũng không hoa,
Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?
Người hướng ra trước song ngắm trăng sáng,
Từ ngoài khe cửa, trăng ngắm nhà thơ.

ngắm trăng

– Hồ Chí Minh (1890- 1969), tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung. Bác vừa là một nhà cách mạng vừa là một nhà thơ, nhà văn dùng cây bút sắc sảo của mình để chống lại sự giâm lược của quân giặc.

– Hồ Chí Minh, sinh ra ở làng Kim Liên (làng Sen), xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

– Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:

+ Là vị lãnh tụ kính yêu của nước Việt Nam

+ Sau 30 năm bôn ba nước ngoài, Bác trở về trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước

+ Không chỉ có sự nghiệp cách mạng, Người còn để lại một số di sản văn học quý giá, xứng đáng là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc.

– Phong cách sáng tác: Thơ Bác hay viết về thiên nhiên đất nước với tình yêu tha thiết, niềm tự hào, lời thơ nhẹ nhàng bay bổng lãng mạn.

Ngắm Trăng là bài thơ số 20 trong tập thơ Nhật kí trong tù của Bác, sáng tác lúc Bác đang bị giam trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, Trung Quốc

Bài thơ được chia làm 2 phần:

Phần 1: gồm 2 câu đầu: Hoàn cảnh ngắm trăng của Bác

Phần 2: gồm 2 câu sau: Sự giao hòa đặc biệt giữa người tù thi sĩ và trăng

Bài thơ Ngắm trăng được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt. Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên say mê và phong thái ung dung của Bác ngay cả trong cảnh tù đày.

Bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh được sáng tác trong khoảng thời gian Người đang lâm vào cảnh chốn lao tù. Dù chân tay đang bị xiềng xiếc, lao cùm, thân thể bị đày đọa nhưng lòng của Bác vẫn vô cùng thanh thản để thưởng thức vẻ đẹp của một đêm trăng sáng.

Mở đầu bài thơ miêu tả hoàn cảnh ở trong tù của bác:

“Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,”

Qua câu thơ ta có thể hình dung ra được cảnh sống trong tù là bị đày đọa, mất hết tự do, bị xiềng xích vô cùng khổ cực. Sử dụng điệp từ “vô” để diễn tả sự thiếu thốn về ” vô tửu” “vô hoa”. Trong tù làm gì có rượu, có hoa để có thể tạo thi hứng cho tâm hồn thi sĩ. Dù thiếu thốn là vậy tâm hồn của Người vẫn luôn tươi sáng, vẫn dạt dạo, nồng đượm. Câu thơ cho ta thấy được sự tiếc nuối của người thi sĩ đối với thiên nhiên, không được giao hòa với thiên nhiên

Câu thơ thứ hai:

“Đối thử lương tiêu nại nhược hà?”

Câu thơ thứ hai là sự diễn tả cảm xúc của Bác trước cảnh đẹp của thiên nhiên. Đây là một câu hỏi tu từ, ở đây ta có thể thấy được sự khác biệt giữa phiên âm và dịch thơ làm mất đi ý nghĩa của câu thơ. Câu thơ là sự diễn tả cảm xúc ngỡ ngàng, ngạc nhiên khi nhìn thấy cảnh trăng sáng đêm nay.

“Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt

Nguyệt tòng song khích khán thi gia

ở câu thơ 3 và 4 thể hiện sự say mê ngắm ánh trăng sáng ngoài cửa sổ. Dù đang lâm vào cảnh tù đày, đang bị bốn bức tường giam bao quanh nhưng không gì có thể ngăn được cảm xúc của bác. Bác thả hồn theo ánh trăng và gửi gắm vào đó khát vọng tự do khôn cùng của mình.

Đâu đó là thời thì thầm, tâm sự của Bác đối với Trăng… Sự Sự thổ lộ giãi bày chấn thành tự trong sâu thẳm hồn người đã được trăng cảm động và chia sẻ. Ánh trăng lung linh bỗng chốc sống động, linh hoạt hản lên: “Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”

Trước sự xuất hiện của ánh trăng đẹp đối lập với các hiện thực chốn lao tù tối tăm, cho ta thấy dù ở hoàn cảnh nào, cuộc sống nào tâm hồn thi sĩ Hồ Chí Minh luôn hòa hợp với thiên nhiên. Tâm hồn của một người thi sĩ luôn hướng đến cái đẹp, những cái cao cả trong cuộc đời.

Xuyên suốt bài thơ không có bất cứ một âm thanh, một tiếng động nào. Sự im lặng dó càng làm cho ta hiểu hơn trong sâu thẳm tâm hồn Người luôn chất chữa bao điều.

Bài thơ Ngắm trăng với 4 câu thơ ngắn gọn, những vần thơ mộc mạc là sự miêu tả ánh trăng của người thi sĩ, là sự thể hiện tâm hồn người chiến sĩ dù ở hoàn cảnh nào cũng không hề bất khuất, luôn dũng cảm. Đây chính là phong cách của một người thi sĩ, chiến sĩ chân chính luôn hết lòng vì nhân dân và tổ quốc. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này của chúng tôi nhé! 

Related posts

Thơ hay tháng 10 – Chào tháng 10 yêu thương và đong đầy nỗi nhớ

admin

Bài thơ Tình ta biển cát – Nhà thơ Nguyễn Đình Huân

admin

Bài thơ Xin Lỗi Tình Yêu – Nhà thơ Phú Sĩ

admin

Leave a Comment