Nhà Thơ Nổi Tiếng

Nhà thơ La Fontaine và trọn bộ trang thơ ấn tượng nhất phần 13

La Fontaine có kiến thức uyên bác về cả thiên nhiên và xã hội, giao thiệp rộng rãi với giới trí thức tự do, sống phóng túng, không thích gần gũi cung đình như nhiều nhà văn cổ điển khác. Những ý nghĩa sâu sắc trong những trang thơ của ông luôn được độc giả ca tụng và lưu truyền rộng rãi. Cùng nhau đón xem và cảm nhận giá trị thơ ông ngay bây giờ nhé!

Nội Dung

Dès que les Chèvres ont brouté,
Certain esprit de liberté
Leur fait chercher fortune; elles vont en voyage
Vers les endroits du pâturage
Les moins fréquentés des humains.
Là s’il est quelque lieu sans route et sans chemins,
Un rocher, quelque mont pendant en précipices,
C’est où ces Dames vont promener leurs caprices;
Rien ne peut arrêter cet animal grimpant.
Deux Chèvres donc s’émancipant,
Toutes deux ayant patte blanche,
Quittèrent les bas prés, chacune de sa part.
L’une vers l’autre allait pour quelque bon hasard.
Un ruisseau se rencontre, et pour pont une planche.
Deux Belettes à peine auraient passé de front
Sur ce pont;
D’ailleurs, l’onde rapide et le ruisseau profond
Devaient faire trembler de peur ces Amazones.
Malgré tant de dangers, l’une de ces personnes
Pose un pied sur la planche, et l’autre en fait autant.
Je m’imagine voir avec Louis le Grand
Philippe Quatre qui s’avance
Dans l’île de la Conférence.
Ainsi s’avançaient pas à pas,
Nez à nez, nos Aventurières,
Qui, toutes deux étant fort fières,
Vers le milieu du pont ne se voulurent pas
L’une à l’autre céder. Elles avaient la gloire
De compter dans leur race (à ce que dit l’Histoire)
L’une certaine Chèvre au mérite sans pair
Dont Polyphème fit présent à Galatée,
Et l’autre la chèvre Amalthée,
Par qui fut nourri Jupiter.
Faute de reculer, leur chute fut commune;
Toutes deux tombèrent dans l’eau.
Cet accident n’est pas nouveau
Dans le chemin de la Fortune.

Dịch

Khi nào dê đã ăn no
Thì dê hay thích tự do chơi bời
Đi tìm những chốn xa khơi
Những vùng khuất nẻo, những nơi vắng người
Núi cao cây cỏ tốt tươi
Dưới khe sâu thẳm, đá đôi ba hòn!
Các cô đến đấy nhảy bon
Chẳng ai ngăn được dê non chạy quàng
Một hôm dê cái hai nàng
No nê bỏ nội cỏ vàng đi rong
Hai bên bờ suối nước trong
Tình cờ đâu lại đi cùng tới bên
Có cầu nho nhỏ bên trên
Đôi cầy họa mới đi len nhau vừa
Dưới khe dòng nước chảy bừa
Đứng trên nom xuống nghĩ mà ghê thay!
Nhịp cầu tấm ván lung lay
Vậy mà dê nọ bước ngay một đầu
Dê kia nào có hãi đâu
Đưa chân cũng bước đầu cầu bên kia
Thoát coi nào có khác chi
Vua Pha-nho với vua Louis hội đồng
Hai nàng bước một thong dong
Giữa cầu thoắt đã đicùng tới nơi
Kiêu căng ai lại nhường ai
Cũng nòi đáo để, cũng vai anh hùng
Cô này cậy cháu nhà tông
Dê này Bách lý là ông sáu đời
Con dòng cháu giống phải chơi!
Cô kia khi ấy tức thời nghĩ ra
Tổ tiên ngũ đại nhà ta
Là dê Tô Vũ ông cha kế truyền
Cũng là cháu phượng con tiên
Hai cô cùng dấn bước lên nhịp cầu
Nào ai có nhượng ai đâu
Ganh nhau cho đến đâm đầu xuống khe
Câu này chẳng những chuyện dê
Bước đường danh lợi ngưởi đi cũng đường

Une jeune Souris de peu d’expérience
Crut fléchir un vieux Chat, implorant sa clémence,
Et payant de raisons le Raminagrobis:
Laissez-moi vivre: une Souris
De ma taille et de ma dépense
Est-elle à charge en ce logis?
Affamerais-je, à votre avis,
L’Hôte et l’Hôtesse, et tout leur monde?
D’un grain de blé je me nourris;
Une noix me rend toute ronde.
A présent je suis maigre; attendez quelque temps.
Réservez ce repas à messieurs vos Enfants.
Ainsi parlait au Chat la Souris attrapée.
L’autre lui dit: Tu t’es trompée.
Est-ce à moi que l’on tient de semblables discours?
Tu gagnerais autant de parler à des sourds.
Chat, et vieux, pardonner? cela n’arrive guères.
Selon ces lois, descends là-bas,
Meurs, et va-t’en, tout de ce pas,
Haranguer les soeurs Filandières.
Mes Enfants trouveront assez d’autres repas.
Il tint parole; Et pour ma Fable
Voici le sens moral qui peut y convenir:
La jeunesse se flatte, et croit tout obtenir;
La vieillesse est impitoyable.

Dịch

Thím Chuột nhắt trẻ người non dạ
Bị Mèo già vồ đã nguy nan
Lẻo mồm còn cứ kêu van:
Xin ngài sinh phúc kẻo oan phận này
Thân Chuột nhắt phỏng tầy mấy chút
Nhặt của rơi, thiệt hụt gì ai!
Hãy khoan lượng nghĩ xin ngài
Vì tôi đã để cho ai đói nào!
Miệng này phỏng ăn bao nhiêu hạt
Chỉ cơm rang góc bát là no
Sá chi thận phận gầy gò
Để dành các cậu, các cô thì vừa
Chuột bị bắt trình thưa như vậy
Mèo bảo rằng: – Lời ấy khó nghe
Thôi đi, đừng nói nữa đi!
Tao đây chứ phải giống gì mà mong
Mèo lại già hẳn không dung xá
Rất đang tâm, mi lạ chi ta
Thôi cho mi xuống làm ma
Kêu cùng thập điện hoạ là có nghe
Con tao chẳng thiếu chi thực phẩm
Mèo nói xong bèn lẩm Chuột ranh
Chuyện này nghĩa lý rành rành
Đầu xanh vẫn thị tinh ranh khoe mầu
Già hay tàn nhẫn biết đâu!

En pays pleins de cerfs , un cerf tomba malade.
Incontinent maint camarade
Accourt à son grabat le voir, le secourir,
Le consoler du moins multitude importune.
« Eh! messieurs, laissez-moi mourir.
Permettez qu’en forme commune
La Parque m’expédie ; et finissez vos pleurs.»
Point du tout les consolateurs
De ce triste devoir tout au long s’acquittèrent,
Quand il plut à Dieu s’en allèrent
Ce ne fut pas sans boire un coup,
C’est à dire sans prendre un droit de pâturage.
Tout se mit à brouter les bois du voisinage.
La pitance du cerf en déchut de beaucoup.
Il ne trouva plus rien à frire
D’un mal il tomba dans un pire,
Et se vit réduit à la fin
A jeûner et mourir de faim.

Dịch

Giữa cái xứ đầy hươu
Một con hươu bị ốm
Tức thì kéo cuồn cuộn
Chúng bạn đổ đến thăm
Lũ lượt tới giường nằm
Nào vấn an, chữa chạy
Hoặc đôi lời phân giải
Cả một lũ rầy rà
“Ôi thôi! Các ngài tha
Để cho tôi nhắm mắt
Theo luật chung, cứ mặc
Thần Chết triệu tôi đi
Và những giọt lâm ly
Ngớt giùm cho tôi với!”
Mặc hươu van hươu vái
Khách cứ đến liên miên
Làm cái việc rõ phiền
Cho đủ nghi đủ thức
Và đến khi phúc đức
Họ cất bước ra về
Họ không khỏi theo lề
“Có thăm là có chén”
Nghĩa là không thể kém
Món đánh thuế: cỏ tươi
Tất cả khách đều xơi
Cỏ rừng xung quanh đấy
Bữa hươu giảm trông thấy
Hết cả cái nhém mồm
Cải sẩy nảy cái ung
Bệnh con thành vạ lớn
Cuối cùng hươu lâm khốn
Đói đến chết nhăn răng
Thầy thuốc thể xác, thầy thuốc tinh thần
Đụng vào là chịu muôn phần đắng cay
Chém cha thói tục thời nay
Dễ gì có kẻ làm thầy không công
Dù kêu mấy cũng không xong

L’Aigle, Reine des airs, avec Margot la Pie,
Différentes d’humeur, de langage, et d’esprit
Et d’habit,
Traversaient un bout de prairie.
Le hasard les assemble en un coin détourné.
L’Agasse eut peur ; mais l’Aigle, ayant fort bien dîné,
La rassure, et lui dit : Allons de compagnie ;
Si le Maître des Dieux assez souvent s’ennuie,
Lui qui gouverne l’Univers,
J’en puis bien faire autant, moi qu’on sait qui le sers.
Entretenez-moi donc, et sans cérémonie.
Caquet bon-bec alors de jaser au plus dru,
Sur ceci, sur cela, sur tout. L’homme d’Horace,
Disant le bien, le mal, à travers champs, n’eût su
Ce qu’en fait de babil y savait notre Agasse.
Elle offre d’avertir de tout ce qui se passe,
Sautant, allant de place en place,
Bon espion, Dieu sait. Son offre ayant déplu,
L’Aigle lui dit tout en colère :
Ne quittez point votre séjour,
Caquet bon-bec, ma mie : adieu. Je n’ai que faire
D’une babillarde à ma Cour :
C’est un fort méchant caractère.
Margot ne demandait pas mieux.
Ce n’est pas ce qu’on croit, que d’entrer chez les Dieux :
Cet honneur a souvent de mortelles angoisses.
Rediseurs, Espions, gens à l’air gracieux
Au coeur tout différent, s’y rendent odieux,
Quoiqu’ainsi que la Pie il faille dans ces lieux
Porter habit de deux paroisses.

Dịch

Phượng Hoàng, Chúa tể loài chim
Một hôm trời mát, dạo xem cánh đồng
Vui chân, đến khúc đường vòng
Ác Là thấy Phượng, sợ không còn hồn!
Phượng rằng: “Hà tất phải run!
Nay ta nhàn rỗi du xuân một mình
Ta cho phép chị đồng hành
Chuyện trò cởi mở, như tình quen thân!”
Ác Là mừng rỡ bội phần
Nhảy nhót, mách lẻo chuyện gần, chuyện xa
Lạ chi mồm mép Ác Là
Lăng xăng chân sáo thật là vô duyên
Tôi xin làm một điệp viên
Mật báo Bà rõ việc miền gần xa
Phượng rằng: “Chị ở lại nhà
Tính hay bép xép, Triều ta không dùng!
Việc Triều bí mật lạ lùng!
Ba hoa nhạy miệng vô cùng hiểm nguy!”…

Je vous gardais un Temple dans mes vers:
Il n’eût fini qu’avecque l’Univers.
Déjà ma main en fondait la durée
Sur ce bel Art qu’ont les Dieux inventé,
Et sur le nom de la Divinité
Que dans ce Temple on aurait adorée.
Sur le portail j’aurais ces mots écrits
PALAIS SACRE DE LA DEESSE IRIS;
Non celle-là qu’a Junon à ses gages;
Car Junon même et le Maître des Dieux
Serviraient l’autre, et seraient glorieux
Du seul honneur de porter ses messages.
L’Apothéose à la voûte eût paru;
Là, tout l’Olympe en pompe eût été vu
Plaçant Iris sous un Dais de lumière.
Les murs auraient amplement contenu
Toute sa vie, agréable matière,
Mais peu féconde en ces événements
Qui des Etats font les renversements.
Au fond du Temple eût été son image,
Avec ses traits, son souris, ses appas,
Son art de plaire et de n’y penser pas,
Ses agréments à qui tout rend hommage.
J’aurais fait voir à ses pieds des mortels
Et des Héros, des demi-Dieux encore,
Même des Dieux ; ce que le Monde adore
Vient quelquefois parfumer ses Autels.
J’eusse en ses yeux fait briller de son âme
Tous les trésors, quoique imparfaitement:
Car ce coeur vif et tendre infiniment,
Pour ses amis et non point autrement,
Car cet esprit, qui, né du Firmament,
A beauté d’homme avec grâces de femme,
Ne se peut pas, comme on veut, exprimer.
O vous, Iris, qui savez tout charmer,
Qui savez plaire en un degré suprême,
Vous que l’on aime à l’égal de soi-même
(Ceci soit dit sans nul soupçon d’amour;
Car c’est un mot banni de votre Cour;
Laissons-le donc), agréez que ma Muse
Achève un jour cette ébauche confuse.
J’en ai placé l’idée et le projet,
Pour plus de grâce, au devant d’un sujet
Où l’amitié donne de telles marques,
Et d’un tel prix, que leur simple récit
Peut quelque temps amuser votre esprit.
Non que ceci se passe entre Monarques:
Ce que chez vous nous voyons estimer
N’est pas un Roi qui ne sait point aimer:
C’est un Mortel qui sait mettre sa vie
Pour son ami. J’en vois peu de si bons.
Quatre animaux, vivants de compagnie,
Vont aux humains en donner des leçons.
La Gazelle, le Rat, le Corbeau, la Tortue,
Vivaient ensemble unis: douce société.
Le choix d’une demeure aux humains inconnue
Assurait leur félicité.
Mais quoi! l’homme découvre enfin toutes retraites.
Soyez au milieu des déserts,
Au fond des eaux, en haut des airs,
Vous n’éviterez point ses embûches secrètes.
La Gazelle s’allait ébattre innocemment,
Quand un chien, maudit instrument
Du plaisir barbare des hommes,
Vint sur l’herbe éventer les traces de ses pas.
Elle fuit, et le Rat à l’heure du repas
Dit aux amis restants : D’où vient que nous ne sommes
Aujourd’hui que trois conviés?
La Gazelle déjà nous a-t-elle oubliés?
A ces paroles, la Tortue
S’écrie, et dit: Ah ! si j’étais
Comme un Corbeau d’ailes pourvue,
Tout de ce pas je m’en irais
Apprendre au moins quelle contrée,
Quel accident tient arrêtée
Notre compagne au pied léger:
Car, à l’égard du coeur, il en faut mieux juger.
Le Corbeau part à tire d’aile:
Il aperçoit de loin l’imprudente Gazelle
Prise au piège, et se tourmentant.
Il retourne avertir les autres à l’instant.
Car de lui demander quand, pourquoi, ni comment
Ce malheur est tombé sur elle,
Et perdre en vains discours cet utile moment,
Comme eût fait un Maître d’Ecole,
Il avait trop de jugement.
Le Corbeau donc vole et revole.
Sur son rapport, les trois amis
Tiennent conseil. Deux sont d’avis
De se transporter sans remise
Aux lieux où la Gazelle est prise.
L’autre, dit le Corbeau, gardera le logis:
Avec son marcher lent, quand arriverait-elle?
Après la mort de la Gazelle.
Ces mots à peine dits, ils s’en vont secourir
Leur chère et fidèle Compagne,
Pauvre Chevrette de montagne.
La Tortue y voulut courir :
La voilà comme eux en campagne,
Maudissant ses pieds courts avec juste raison,
Et la nécessité de porter sa maison.
Rongemaille (le Rat eut à bon droit ce nom)
Coupe les noeuds du lacs : on peut penser la joie.
Le Chasseur vient et dit: Qui m’a ravi ma proie?
Rongemaille, à ces mots, se retire en un trou,
Le Corbeau sur un arbre, en un bois la Gazelle;
Et le Chasseur, à demi fou
De n’en avoir nulle nouvelle,
Aperçoit la Tortue, et retient son courroux.
D’où vient, dit-il, que je m’effraie?
Je veux qu’à mon souper celle-ci me défraie.
Il la mit dans son sac. Elle eût payé pour tous,
Si le Corbeau n’en eût averti la Chevrette.
Celle-ci, quittant sa retraite,
Contrefait la boiteuse, et vient se présenter.
L’homme de suivre, et de jeter
Tout ce qui lui pesait: si bien que Rongemaille
Autour des noeuds du sac tant opère et travaille
Qu’il délivre encor l’autre soeur,
Sur qui s’était fondé le souper du Chasseur.
Pilpay conte qu’ainsi la chose s’est passée.
Pour peu que je voulusse invoquer Apollon,
J’en ferais, pour vous plaire, un Ouvrage aussi long
Que l’Iliade ou l’Odyssée.
Rongemaille ferait le principal héros,
Quoiqu’à vrai dire ici chacun soit nécessaire.
Portemaison l’Infante y tient de tels propos
Que Monsieur du Corbeau va faire
Office d’Espion, et puis de Messager.
La Gazelle a d’ailleurs l’adresse d’engager
Le Chasseur à donner du temps à Rongemaille.
Ainsi chacun en son endroit
S’entremet, agit, et travaille.
A qui donner le prix ? Au coeur si l’on m’en croit.

Dịch

Tặng bà Sablière
Linh dương, Rùa, Chuột, Quạ khoang
Bốn con kết nghĩa đá vàng anh em
Cùng nhau ở một hang lèn
Xa Người tưởng được bình yên tốt lành
Ngờ đâu Người rất tinh anh
Chỗ nào họ cũng thân hành đến nơi
Trong rừng, dưới bể, chân trời
Đi đâu cũng bẫy người đặt giăng
Linh dương một bữa đi ăn
Chẳng may gặp phải chó săn của Người
Linh dương thấy biến chạy dài
Đến trưa cũng chửa về nơi hang nhà
Khi ăn bốn mặt còn ba
Chuột rằng: “Nó dễ quên bà con đây”
Rùa rằng: “Nếu tớ biết bay
Xem Linh dương nó giờ đây thế nào
Dễ chừng mắc nạn nơi đâu
Linh dương đâu có quên bầu bạn đây”
Quạ nghe liền cất cánh bay
Thấy bạn mắc lưới, trở ngay về nhà
Bởi vì xuống hỏi rầy rà:
“khinafo”, “sao thế”, như ba thầy đồ
Thì Linh dương phải vào lò
Cảnh tình thật tội mỗi giờ một nguy
Quạ ta cũng đã nghĩ suy
Cho nên không xuống vội phi về nhà
Chuột, Rùa thấy Quạ chạy ra
“Linh dương nguy quá nó sa bẫy rồi”
Ba con bàn luận một hồi
Quạ rằng: “Giờ Chuột với tôi lên đường
Ta đi tháo bẫy Linh dương
Anh Rùa chậm chạp khôn đương việc này
Anhđành ở giữ nhà đây”
Dứt lời Chuột chạy, Quạ bay tức thì
Nhưng Rùa cũng cứ theo đi
Càng đi càng tức chân kia, mai này
Đến nơi Chuột cắn lưới dày
Linh dương thoát được khỏi tay lưới Người
Thợ săn cũng chay đến nơi
Hô rằng: “Ai cướp mất mòi của tôi?”
Quạ bay lên ngọn cây Sồi
Linh dương vào bụi, Chuột chui xuống hầm
Thợ săn trong dạ càng căm
Thấy Rùa lững thững thẳng xăm đến liền
Bỏ Rùa vào đẫy xách lên
Nói rằng: “Mày đã chọc điên tao rồi
Tối nay tao thịt mày chơi”
Dễ thường Rùa phải bỏ đời đó chăng?
Quạ trông thấy bảo Linh dương
Linh dương nhảy vụt, Người quăng đẫy Rùa
Giả đi lạc để Người lùa
Chuột ta nhân dịp nhảy vô gặm liền
Rùa ra ai nấy băng miền
Trong bốn con ấy nên khen con nào?
Kể công thì Chuột đứng đầu
Nhưng con nào cũng yêu nhau hết lòng
Chữ tâm quý hoá vô cùng
Yêu nhau rời núi lấp sông quản nào

Un Bûcheron venait de rompre ou d’égarer
Le bois dont il avait emmanché sa cognée.
Cette perte ne put sitôt se réparer
Que la Forêt n’en fût quelque temps épargnée.
L’Homme enfin la prie humblement
De lui laisser tout doucement
Emporter une unique branche,
Afin de faire un autre manche.
Il irait employer ailleurs son gagne-pain;
Il laisserait debout maint chêne et maint sapin
Dont chacun respectait la vieillesse et les charmes.
L’innocente Forêt lui fournit d’autres armes.
Elle en eut du regret. Il emmanche son fer.
Le misérable ne s’en sert
Qu’à dépouiller sa bienfaitrice
De ses principaux ornements.
Elle gémit à tous moments:
Son propre don fait son supplice.
Voilà le train du Monde et de ses Sectateurs:
On s’y sert du bienfait contre les bienfaiteurs.
Je suis las d’en parler; mais que de doux ombrages
Soient exposés à ces outrages,
Qui ne se plaindrait là-dessus?
Hélas! j’ai beau crier et me rendre incommode:
L’ingratitude et les abus
N’en seront pas moins à la mode.

Dịch

Tiều phu gãy mất cán rìu
Chữa xong cũng phải ít nhiều thời gian
Tạm thời Rừng đỡ bị choang
Tiều phu sau phải cố van vỉ lời:
“Rừng cho anh được thảnh thơi
Chỉ xin đẵn một cành thôi không nhiều
Cho anh thay cái cán rìu
Sẽ đi nơi khác liệu chiều sinh nhai
Để yên này bách này sồi
Mà người trân trọng vẻ tươi cỗi già”
Rừng ngay thật hóa ngây thơ
Nối giáo cho giặc, bây giờ hối sao!
Rìu kia nó lắp cán vào
Cái thằng bất nghĩa bụng nào tri ân
Dùng rìu tàn hại ân nhân
Bao nhiêu xanh tốt nay gần trụi trơ
Rừng đau không ngớt kêu la
Ngỡ mình làm phúc hóa ra tội mình
Chém cha thế thái nhân tình!
Làm ơn nên vạ, bất bình ai gây
Nói nhiều cũng mệt lắm thay
Cây cao bóng cả bị tay phũ phàng
Ai mà chẳng trách chẳng than?
Than ôi! kêu lắm chỉ mang lấy phiền
Quên ân nghĩa, phụ lòng hiền
Vẫn là thói tục bạc đen trên đời

Contre les assauts d’un Renard
Un arbre à des Dindons servait de citadelle.
Le perfide ayant fait tout le tour du rempart,
Et vu chacun en sentinelle,
S’écria: Quoi! Ces gens se moqueront de moi!
Eux seuls seront exempts de la commune loi!
Non, par tous les Dieux, non. Il accomplit son dire.
La lune, alors luisant, semblait, contre le sire,
Vouloir favoriser la dindonnière gent.
Lui, qui n’était novice au métier d’assiégeant,
Eut recours à son sac de ruses scélérates,
Feignit vouloir gravir, se guinda sur ses pattes,
Puis contrefit le mort, puis le ressuscité.
Harlequin n’eût exécuté
Tant de différents personnages.
Il élevait sa queue, il la faisait briller,
Et cent mille autres badinages.
Pendant quoi nul Dindon n’eût osé sommeiller:
L’ennemi les lassait en leur tenant la vue
Sur même objet toujours tendue.
Les pauvres gens étant à la longue éblouis
Toujours il en tombait quelqu’un: autant de pris,
Autant de mis à part; près de moitié succombe.
Le compagnon les porte en son garde-manger.
Le trop d’attention qu’on a pour le danger
Fait le plus souvent qu’on y tombe.

Dịch

Đàn gà tây sợ mưu chó sói
Lên cây cao chói lọi lảm thanh
Sói ta chạy loạn vòng quanh
Thấy gà chăm chắm đứng rình trên cây
Sói nổi giận: – Quân này láo thật!
Bay đứng xa không bắt được sao?
Nói rồi sói giở mưu cao
Nhân đêm hôm ấy trăng sao vặc trời
Hình như vị ở nơi gà qué
Thách sói tài giở kế vây quanh
Sói liền mở túi tinh ranh
Chồm lên rồi lại như đành chịu thôi
Đoạn rồi đến nằm co tảng chết
Ngón phường chèo giở hết trò ra
Chước đâu khôn khéo thực là!
Trăm phương nghìn kế thôi mà thiếu chi
Trong khi sói quanh đi quẩn lại
Thì đàn gà sợ hãi suốt đêm
Dẫu rằng buồn ngủ đã mềm
Chống đôi con mắt mà xem chước gì
Ra nhìn mãi rồi thì hóa quáng
Té lộn nhào đâm choạng xuống sân
Con này con khác ngã dần
Sói tha con một để gần một bên
Khi chồng chất đã nên một đống
Bấy giờ xâu đòn ống đem về
Ở đời nên nhãng cái nguy
Càng săn nom lắm, nhiều khi vào tròng

Certain Fou poursuivait à coups de pierre un Sage.
Le Sage se retourne et lui dit: Mon ami,
C’est fort bien fait à toi; reçois cet écu-ci:
Tu fatigues assez pour gagner davantage.
Toute peine, dit-on, est digne de loyer.
Vois cet homme qui passe; il a de quoi payer.
Adresse-lui tes dons, ils auront leur salaire.
Amorcé par le gain, notre Fou s’en va faire
Même insulte à l’autre Bourgeois.
On ne le paya pas en argent cette fois.
Maint estafier accourt; on vous happe notre homme,
On vous l’échine, on vous l’assomme.
Auprès des Rois il est de pareils fous:
A vos dépens ils font rire le Maître.
Pour réprimer leur babil, irez-vous
Les maltraiter? Vous n’êtes pas peut-être
Assez puissant. Il faut les engager
A s’adresser à qui peut se venger.

Dịch

Nhà hiền triết trên đường thong thả
Một bác khùng cầm đá liệng ông
Ông quay đầu bảo bác khùng:
“Ông làm rất phải thưởng ông ít tiền
Công khó nhọc được đền là đúng
Người đến kia chắc cũng lắm tiền
Ném đi công hẳn được liền”
Bác khùng vốn tính tham tiền ném ngay
Công chẳng được, lần này phải khác
Người theo hầu đánh bác mê tơi
Cạnh vua, điên cũng lắm người
Họ dèm pha để vua cười nhạo ông
Muốn cho chúng câm mồm phải khéo
Xúi chúng đi trêu ghẹo cường quyền
Trả thù mà vẫn được yên!

Jadis certain Mogol vit en songe un Vizir
Aux champs Elysiens possesseur d’un plaisir
Aussi pur qu’infini, tant en prix qu’en durée;
Le même songeur vit en une autre contrée
Un Ermite entouré de feux,
Qui touchait de pitié même les malheureux.
Le cas parut étrange, et contre l’ordinaire:
Minos en ces deux morts semblait s’être mépris.
Le dormeur s’éveilla, tant il en fut surpris.
Dans ce songe pourtant soupçonnant du mystère,
Il se fit expliquer l’affaire.
L’interprète lui dit: Ne vous étonnez point;
Votre songe a du sens; et, si j’ai sur ce point
Acquis tant soit peu d’habitude,
C’est un avis des Dieux. Pendant l’humain séjour,
Ce Vizir quelquefois cherchait la solitude;
Cet Ermite aux Vizirs allait faire sa cour.
Si j’osais ajouter au mot de l’interprète,
J’inspirerais ici l’amour de la retraite:
Elle offre à ses amants des biens sans embarras,
Biens purs, présents du Ciel, qui naissent sous les pas.
Solitude où je trouve une douceur secrète,
Lieux que j’aimai toujours, ne pourrai-je jamais,
Loin du monde et du bruit, goûter l’ombre et le frais?
Oh! qui m’arrêtera sous vos sombres asiles!
Quand pourront les neuf Soeurs, loin des cours et des villes,
M’occuper tout entier, et m’apprendre des Cieux
Les divers mouvements inconnus à nos yeux,
Les noms et les vertus de ces clartés errantes
Par qui sont nos destins et nos moeurs différentes!
Que si je ne suis né pour de si grands projets,
Du moins que les ruisseaux m’offrent de doux objets!
Que je peigne en mes Vers quelque rive fleurie!
La Parque à filets d’or n’ourdira point ma vie;
Je ne dormirai point sous de riches lambris;
Mais voit-on que le somme en perde de son prix?
En est-il moins profond, et moins plein de délices?
Je lui voue au désert de nouveaux sacrifices.
Quand le moment viendra d’aller trouver les morts,
J’aurai vécu sans soins, et mourrai sans remords

Dịch

Xưa kia có một người Mông Cổ
Một đêm mơ thấy sự lạ thường
Anh mơ anh đến thiên đường
Thấy ông Tể tướng tinh thần ung dung
Hưởng phúc lạc vẹn toàn vĩnh viễn
Anh lại mơ anh đến cõi âm
Thấy ông ẩn sĩ thọ hình
Lửa bùng đốt cháy thân mình ghê sao!
Phạm nhân khác thảy đều thương hại
Hẳn Diêm Vương sai trái vụ này
Ngạc nhiên người mộng tỉnh ngay
Vội đi đến cậy ông thày giảng cho
Ông thày bảo: “Lạ chi chuyện ấy
Kinh nghiệm tôi từng thấy đã nhiều
Thần linh cảnh cáo kẻ nào
Tuy lòng giả dối, ra chiều thẳng ngay
Ẩn mà đến khoanh tay cửa tướng
Xin xỏ luôn không ngượng nghịu gì?
Còn ông Tể tướng lại kỳ
Tìm nơi thanh vắng để đi ẩn mình”
Nếu tôi được phép trình ý mọn
Khuyên mọi người ở ẩn an nhàn
Đó là hồng phúc trời ban
Phúc lành toàn vẹn, thế gian khôn tìm
Cảnh thanh vắng, êm đềm, kín đáo
Xa những nơi huyên náo tranh dành
Xa nơi thành thị triều đình
Nàng thơ sẽ đến cùng mình hoan ca
Dạy ta cách thiên hà chuyển vận
Mắt trần gian khó nhận hành trình
Nêu hiệu lực các hành tinh
Biết chúng tác động đời mình ra sao
Nếu việc lớn tôi nào hiểu được
Cũng cho tôi thưởng thức suối trong
Hoa thơm cỏ dại bên dòng
Tôi đem tô điểm mấy vần ngao nghêu
Đời của tôi đừng thêu kim tuyến
Ngủ chi trong cung điện huy hoàng
Sao bằng một chiếc giường xoàng
Ngủ nơi cô tịch nhẹ nhàng thú thay
Cho đến lúc xuôi tay mãn số
Nối gót người quá cố ra đi
Sống không lo lắng điều gì
Chết không hối hận những chi đã làm

Mais d’où vient qu’au Renard Esope accorde un point?
C’est d’exceller en tours pleins de matoiserie.
J’en cherche la raison, et ne la trouve point.
Quand le Loup a besoin de défendre sa vie,
Ou d’attaquer celle d’autrui,
N’en sait-il pas autant que lui?
Je crois qu’il en sait plus; et j’oserais peut-être
Avec quelque raison contredire mon maître.
Voici pourtant un cas où tout l’honneur échut
A l’hôte des terriers. Un soir il aperçut
La Lune au fond d’un puits: l’orbiculaire image
Lui parut un ample fromage.
Deux seaux alternativement
Puisaient le liquide élément:
Notre Renard, pressé par une faim canine,
S’accommode en celui qu’au haut de la machine
L’autre seau tenait suspendu.
Voilà l’animal descendu,
Tiré d’erreur, mais fort en peine,
Et voyant sa perte prochaine.
Car comment remonter, si quelque autre affamé,
De la même image charmé,
Et succédant à sa misère,
Par le même chemin ne le tirait d’affaire?
Deux jours s’étaient passés sans qu’aucun vînt au puits.
Le temps qui toujours marche avait pendant deux nuits
Echancré selon l’ordinaire
De l’astre au front d’argent la face circulaire.
Sire Renard était désespéré.
Compère Loup, le gosier altéré,
Passe par là; l’autre dit: Camarade,
Je veux vous régaler; voyez-vous cet objet?
C’est un fromage exquis. Le dieu Faune l’a fait,
La vache Io donna le lait.
Jupiter, s’il était malade,
Reprendrait l’appétit en tâtant d’un tel mets.
J’en ai mangé cette échancrure,
Le reste vous sera suffisante pâture.
Descendez dans un seau que j’ai mis là exprès.
Bien qu’au moins mal qu’il pût il ajustât l’histoire,
Le Loup fut un sot de le croire.
Il descend, et son poids, emportant l’autre part,
Reguinde en haut maître Renard.
Ne nous en moquons point: nous nous laissons séduire
Sur aussi peu de fondement;
Et chacun croit fort aisément
Ce qu’il craint et ce qu’il désire.

Dịch

Giếng hai thùng trục quay lên xuống
Một đêm kia giữa tháng trăng ngời
Vành tròn in đáy giếng khơi
Cáo tưởng phó mát ngon xơi vội vàng
Nhảy vô thùng đeo ngang miệng giếng
Thùng nặng liền rời miệng tuột sâu
Cầm bằng cái chết không lâu
Cáo mong có một con nào như anh
Cũng háu đói, cũng lầm phó mát
Nhảy vào thùng, vổng nhắc Cáo lên
Hai ngày sốt ruột như điên
Không một con thú đến miền giếng khơi
Thời gian qua, canh vơi nguyệt khuyết
Chú Cáo ta chắc chết mười phần
Bỗng nhìn thấy một Sói non
Khát nước lui tới, dòm nom tìm tòi
Cáo bảo Sói: “Bạn ơi tôi quyết
Đãi bạn vàng bữa tiệc phô-ma
Nhìn đây Sói thấy chăng là?
Tròn tròn, ngon tuyệt, hai ta cùng dùng
Chính Thượng đế khi không được khỏe
Ngài xơi vào là dễ chịu ngay
Vành ngoài tôi đã ăn đây
Phần bánh còn lại anh xơi đủ mà
Bước vô thùng, đại ca hãy xuống
Đừng để chờ, mà luống công nhau”
Ngay lòng Sói chẳng nghĩ sâu
Bước vô thùng nặng làm cầu Cáo lên
Ta thường cũng dễ tin như vậy
Nhất là khi ta thấy lợi nhiều
Hoặc khi ta sợ ta e!

Un octogénaire plantait.
« Passe encor de bâtir ; mais planter à cet âge ! »
Disaient trois jouvenceaux, enfants du voisinage ;
Assurément il radotait.
«Car, au nom des dieux, je vous prie,
Quel fruit de ce labeur pouvez-vous recueillir ?
Autant qu’un patriarche il vous faudrait vieillir.
A quoi bon charger votre vie
Des soins d’un avenir qui n’est pas fait pour vous ?
Ne songez désormais qu’à vos erreurs passées ;
Quittez le long espoir et les vastes pensées ;
Tout cela ne convient qu’à nous.
– Il ne convient pas à vous-même,
Repartit le vieillard. Tout établissement
Vient tard, et dure peu. La main des Parques blêmes
De vos jours et des miens se joue également.
Nos termes sont pareils par leur courte durée.
Qui de nous des clartés de la voûte azurée
Doit jouir le dernier ? Est-il aucun moment
Qui vous puisse assurer d’un second seulement ?
Mes arrière-neveux me devront cet ombrage
Eh bien! Défendez-vous au sage
De se donner des soins pour le plaisir d’autrui ?
Cela même est un fruit que je goûte aujourd’hui
J’en puis jouir demain, et quelques jours encore ;
Je puis enfin compter l’aurore
Plus d’une fois sur vos tombeaux.»
Le vieillard eut raison l’un des trois jouvenceaux
Se noya dès le port, allant à l’Amérique ;
L’autre, afin de monter aux grandes dignités,
Dans les emplois de Mars servant la République,
Par un coup imprévu vit ses jours emportés ;
Le troisième tomba d’un arbre
Que lui-même il voulut enter;
Et pleurés du vieillard, il grava sur leur marbre
Ce que je viens de raconter.

Dịch

Cụ tám mươi đương trồng cây cối
Có ba chàng trẻ tuổi cười rằng:
– Làm nhà hoạ có nên chăng
Trồng cây thì thực lố lăng mất rồi
Khoan đã! cụ già ơi, con hỏi:
Quả ai ăn, cụ nói con hay?
Hoạ may Bành Tổ lên đây
Chứ như đại lão, phỏng ngày còn bao!
Làm chi thế công lao cho uổng
Thóc người ăn, cày ruộng hơi đâu!
Thôi thôi, cụ bấy tuổi đầu
Chi bằng ngồi khểnh vuốt râu ngắm đời
Hối những sự lầm sai thuở nhỏ
Còn ước xa đã có chúng tôi
Rằng:
– Con cũng quá buổi rồi
Phàm chưng muôn việc của người làm ra
Kiên nhẫn khó xong mà dễ hỏng
Cái chết đâu vẫn ngóng bên ngoài
Thọ là ai, yểu là ai?
Lão già, con trẻ vắn dài khác chi
Nào đã biết ai đi tới đó?
Bóng hào quang ai ngó sau cùng
Sớm còn tối mất lẽ chung
Vững chi cái mạng mà mong lâu dài
Bóng cây này dẫu ai nghỉ mát
Con cháu nhà có thoát đi đâu
Như già có chí lo sau
Cháu con ăn quả về lâu thiệt gì
Ngẫm cái sướng phúc di vạn đại
Ấy cũng là lão hái quả rồi
Quý hồ còn sống ít hồi
Một ngày là một được ngồi hưởng vui
Cũng có lẽ Trời xui hiểm hóc
Trên mồ bay Ác mọc lão nom
Cụ già khéo nói chính môm:
Một chàng qua bến ngã tòm xuống sông
Còn một chàng lập công với nước
Phải đầu tên mũi mác chết toi
Cậu ba nhân lúc thư rồi
Leo cây chiết giống sẩy rơi vỡ đầu
Cụ già nghĩ đến câu chuyện thế
Khắc phiến bia mà để bên mồ
Gọi là một tiếng Ô hô!

La Fontaine là một nhà thơ ngụ ngôn và nhà thơ cổ điển nổi tiếng của Pháp, những bài thơ của ông được biết đến rất rộng rãi vào thế kỷ XVII. Qua bài thơ, chắc hẳn quý độc giả đã cảm nhận được giá trị và phong cách thơ của thi sĩ này rồi phải không? Đừng quên đồng hành cùng uct.edu.vn để theo dõi những trang viết thật bổ ích hơn nữa nhé! Thân Ái!

Xem Thêm: Nhà thơ La Fontaine và trọn bộ trang thơ ấn tượng nhất phần 12

Related posts

Nguyễn Du với tập thơ Bắc hành tạp lục 北行雜錄 P4

admin

Châu La Việt – Nhà Thơ Của Những Người Lính Cách Mạng

admin

Phạm Công Thiện và trọn bộ tập thơ Trên Tất Cả Đỉnh Cao Là Lặng Im phần 6

admin

Leave a Comment