Nhà Thơ Nổi Tiếng

Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu và những bài thơ đặc sắc nhất phần 2

Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ lớn của dân tộc. Ông có nhiều sáng tác rất đặc sắc mà không phải ai cũng có thể có được. Thêm vào đó giá trị văn chương của ông chính là cao đẹp và giúp ích cho đời. Là dòng văn chương chở đạo, chống gian tà, xâm lược. Hãy cùng đón đọc những bài thơ của Nguyễn Đình Chiểu mà chúng tôi chọn lọc và giới thiệu dưới đây bạn nhé!

Nội Dung

Linh hồn nay đã tách theo thần,
Sáu tỉnh còn roi dấu tướng quân.
Mực sở lãnh binh lờ mắt giặc,
Son bằng ứng nghĩa thắm lòng dân.
Giúp đời dốc trọn ơn nam tử,
Ngay chúa nào lo tiếng nghịch thần.
Ốc ngỡ tướng tinh rày trổ mặt,
Giúp xong nhà nước buổi gian truân

Gian truân kể xiết mấy nhiêu lần,
Vì nước đành trao một tấm thân.
Nghe chốn Lý Nhân người sảng sốt,
Nhìn cồn Đa Phước kiểng bâng khuâng.
Bát cơm Kê Lữ chi sờn buổi,
Mảnh áo Mông Nhung chẳng nệ phần.
Chí dốc ra tay nâng vạc ngã,
Trước sau cho trọn chữ quân thần.

Quân thần còn gánh nặng hai vai,
Lỡ dở công trình hệ bởi ai?
Trăm đám mộ binh vầy lớn nhỏ,
Một gò cô luỹ chống hôm mai.
Lương tiền nhà ruộng ba mùa trước,
Thuốc đạn ghe buôn bốn bể ngoài.
May rủi phải chăng trời cũng biết,
Một tay chống chỏi mấy năm dài.

Năm dài những mảng ngóng tin vua,
Nín nhục thầm toan lẽ được thua.
U kế năm hàng còn chỗ đoái,
Ngô Tôn trăm chước đợi ngày đua.
Bày lòng thần tử vài lời sớ,
Giữ mối giang san mấy điệu bùa.
Phải đặng tuổi trời cho mượn số
Cuộc nầy ngay vạy có phân bua.

Phân bua trời đất biết cho lòng,
Công việc đâu đâu cũng muốn xong.
Cám nỗi nhà nghiên lăm chống cột,
Nài bao bóng xế luống day đòng.
Đồng Nai, chợ Mỹ lo nhiều phía,
Bến Nghé, Sài Gòn kể mấy đông.
Dẫu biết dùng binh nhờ đất hiểm,
Chẳng đành xa bỏ cõi Gò Công.

Gò Công binh giáp ngó chàng ràng,
Đoái bắc trông nam luống thở than.
Trên trại Đồn Đàn hoa khóc chủ,
Dưới vàm Bao Ngược sóng kêu quan.
Mây giăng Truông Cóc đường quân vắng,
Trăng xế Gò Rùa tiếng đẩu tan.
Mấy dặm non sông đều xửng vững,
Nạn dân ách nước để ai toan?

Ai toan cho thấu máy trời sâu,
Sự thế nghe thôi đá lắc đầu.
Giặc cỏ om sòm mưa lại nhóm,
Binh sương lác đác nắng liền thâu.
Cờ lau đã xếp trên Giồng Cát,
Trống sấm còn gầm dưới Cửa Khâu.
Cảnh ấy những mơ người ấy lại,
Hội nầy nào thấy tướng quân đâu?

Tướng quân đâu hỡi có hay chăng?
Sáu ải cơ đồ nửa đã ngăn.
Cám nỗi kiến ong ra sức dẹp,
Quản bao sâu mọt chịu lời nhăng.
Đá kêu rêu mọc bia Dương Nghiệp,
Cỏ úa hoa tàn mả Lý Lăng.
Thôi vậy thì vậy thôi cũng vậy,
Anh hùng đến thế dễ ai dằn.

Dễ ai dằn thúc lối sau nầy,
Trời bởi chưa cho vội đổi xây.
Thà buổi trường sa da ngựa bọc,
Khỏi nơi Đạo Chích tiếng muồng rầy.
Lục lâm mấy chặng hoa sầu bạn,
Thủy hử vì đâu nhạn rẽ bầy.
Hay vậy cõi biên rong vó ký,
Náu nương chờ vận có đâu vầy.

Đâu vầy sấm chớp nổ thình lình,
Gió bặt thêm buồn mấy đạo binh.
Ngựa trạm xăng văng miền bắc khuyết,
Xe nhung ngơ ngẩn cõi Tây Ninh.
Bài văn phá lỗ cờ chưa tế,
Tấm bảng phong thần gió đã kinh.
Trong cuộc còn nhiều tay tướng tá,
Lời nguyền trung nghĩa há làm thinh.

Làm thinh hổ đứng giữa hai ngôi,
Nếm mật từ đây khó nỗi ngồi.
Mũi giáo Thi Toàn đừng để sét,
Lưỡi gươm Dự Nhượng phải toan giồi.
Đánh Kim chi sá thằng Lưu Dự,
Giúp Tống xin phò gã Nhạc Lôi.
Vâng hộ nước Nam về một mối,
Nghìn năm miễu tặng rạng công tôi.

Hiểm nguy đâu núng chí anh hào,
Phó hội mình đeo một lưỡi đao.
Chén rượu vội vàng khi tiếp rước,
Ngọn gươm thong thả lúc ra vào.
Oai hùm gặp gió đưa hơi mạnh,
Lũ chó rùng mình nép trí cao.
Theo gót Kinh Châu nên nghiệp cả,
Nghìn năm còn để tiếng vườn đào.

Sen hỡi là sen! tiếng chẳng hèn,
Thấy sen lỡ vận tiếc cho sen.
Ngậm cười gió hạ thơm nhiều thuở,
Đua nở hồ thu trót mấy phen.
Gương mặt bất phàm đâu đặng biết,
Bèo tai vô dụng gọi rằng quen.
Phải mà sinh gặp nơi tiên cảnh,
Lá rộng cao che khắp các bèn.

Quái dữ a!
Thế sự gẫm ngán trân, người trong cõi dần lân tân khổ;
Cuộc đời xem lãng nhách, kẻ dưới trần lạch ạch gian lung.

Năm Giáp Thìn hồng thuỷ phát trùng trùng, người thất lạc chẳng còn hoài sự nghiệp;
Cơn Ất Tị cào cào sinh điệp điệp, kẻ nông tang đà hết tưởng điền trù.

Hoạ đâu mà hoạ phát tu du;
Tai chi có tai sinh bất cập.

Gò Công cập điền vi vạn thập, mạ đang xanh, lúa đang nở, cắn một hồi bông trái xơ rơ;
Khổng tước giao địa quản thiên dư, cây đang trổ, lá đang đơm, ăn một lát ngọn ngành trụi lủi.

Người chung cuộc gẫm âu may rủi;
Vật vô tri xét cũng phước phần.

Hay là trời khiến cuộc gian truân;
Hay là trời làm cho bỏ ghét.

Ôi! Ghét chi bấy ghét xuôi ghét ngược, hết trận nầy sang trận khác, vậy chớ dân ai sinh ra mà chẳng nghĩ tấm lòng thương;
Á! Giận chi mà giận đắng giận cay, rồi nỗi nọ tới nỗi nầy, vậy chớ ai sắm mà không đem lời chiếu cố.

Phải tận số thì làm cho ra bề tận số, sống trăm năm mệt xác, có thầm than thì chắc lưỡi lắc đầu;
Phải mãn căn thì làm cho đến kiếp mãn căn, chất muôn tuổi trên đầu, có thương trách lại nặng hơi mỏi cổ.

Gặp lúc khổ phải cam lòng chịu khổ, khổ làm sao mà tự gót chi đầu;
Nhằm hồi vui ưng để cho vui, vui làm sao mà cắn răng nhăn mặt.

Cào cào thật loài trùng rất ngặt, gọi chung tư thật uổng chữ thánh hiền;
Cào cào là giống độc hằng niên, tri bản tính thật khinh khi nhân vật.

Kìa như tàm thổ ty phong nhưỡng mật, người hãy còn trân trọng, miệng ăn trôn ỉa mà lợi bủa muôn nhà;
Nọ như thước cố thực, thử xuyên gia chúng đâu có yêu vì, mắt ngó mỏ xoi mà hư không đà mấy chỗ.

Có chữ rằng: Nhược phục nhất lũ, tu tư chức nữ chi lao;
Nhật thực tam xan, mỗi niệm nông phu chi khổ.

Chớ như bây:
Ăn muốn ăn cho tiệt, của ông cha gì sắm để mà nghĩ tình dãi nắng dầm mưa;
Phá muốn phá cho tiêu, vật mồ tổ chi sẵn dành mà đoái sức cày sâu cuốc cạn.

Trăm họ ai ai đều kết oán, giết mỏi tay, rượt mỏi cẳng, giống bây sinh quá lẹ, một đêm rồi coi thế cũng như;
Nghìn người ai chẳng bị hư, xô hết sức, đuổi hết hơi, loài bây ở vô nghì, giây phút lại càng thấy y lệ.

Trống thúc mõ hồi đâu kể, bấu đầu ăn ai đói mặc ai;
Chà quơ chổi đập chi sờn, đua miệng cắn thế nào thì thế.

Thật giống sinh khó dễ;
Quả vật phát dị kỳ.

Cõi Nam Kỳ mấy tỉnh gian nguy, vì miệng đó xúm chùm lại hư hại; Chốn trần thế muôn nhà đồi bại, vì miệng bây hùa hạp phá tan hoang.

Nhọc nhằn thay! mấy hạt chịu tai nàn, ôm bụng đói mai đưa chiều rước;
Thương hại ẻ! một niêm đeo bi thảm, mói lòng trong sớm ngớt tối châm.

Bấy nhiêu hồi ruột thắc gan bầm, ngày cực thấu những đêm, thân bao quản gối sương nằm vát;
Xiết mấy bữa lưng rùng cánh mỏi, sáng mệt cho đến tối, dạ không cùng ngậm oán trêu hờn.

Gẫm nợ đời lúa thóc ai vay;
Mà khiến nỗi ruộng trâu lo trả.

Trời đông sụt sùi gió mưa tây,
Đau ốm lòng dân cậy có thầy.
Phương cũ vua tôi gìn trước mắt,
Mạng nay già trẻ gởi trong tay.
Trận đồ tám quẻ còn roi dấu,
Binh pháp năm mùi sẵn cỏ cây.
Hỡi bạn y lâm! ai muốn hỏi,
Đò xưa, bến cũ, có ta đây.

Hoàng hoa mấy dặm điệp tin qua,
Xin nhắn Vương Lăng bỏ chuyện nhà.
Đầu đội trời Lưu thờ kẻ lớn,
Hơn về đất Hạng thấy đàn bà.
Thảo ngay khuyên chớ hai lòng trẻ,
Còn mất màng chi một phận già.
Ngựa trạm riêng đưa lời thiết gửi,
Trong quân hùm hổ khó lân la.

Văng vẳng vừa nghe tiếng sét ầm,
Giang sơn mấy dặm mắc mưa dầm.
Lá cây luống chịu màu sương nhuộm,
Hoa cỏ từng rơi nước mắt thầm.
Chắp cánh lên cây nghe quạ ó,
Vảnh râu trong miếu thấy dê nằm.
Trời cao khôn hỏi ngày nào tạnh,
Để nỗi dân đen chịu ướt dầm.

Tiếng đồn ngàn dặm ngựa Tiêu Sương,
Lầm đứa gian mưu nghĩ khá thương.
Giậm vó chẳng màng ăn cỏ Tống,
Quày đầu lại hí nhớ tàu Lương.
Chẳng cho chủ khác ngồi lưng cổ,
Thà chịu vua ta nắm khớp cương.
Ngựa nghĩa còn cưu nhà nước cũ,
Làm người bao nỡ phụ quê hương!

Trên đây là những bài thơ hay của Nguyễn Đình Chiểu mà chúng tôi đã chọn lọc và muốn chia sẻ cùng với bạn. Thông qua bài viết này bạn sẽ hiểu thêm về phong cách sáng tác của nhà thơ. Đó là chùm thơ văn rất đặc sắc, một phần là thơ văn yêu nước với những bài điếu. Đừng quên đón đọc những bài viết tiếp theo của chúng tôi để cùng cập nhật những bài thơ hay bổ ích bạn nhé!

Xem thêm: Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu và những bài thơ đặc sắc nhất phần cuối

Related posts

Thi sĩ Nguyễn Xuân Sanh cùng trang thơ dịch đặc sắc của nhà thơ Tomas Tranströmer phần 2

admin

Nhà thơ Bùi Giáng và tập thơ “Lá hoa cồn” nổi tiếng (Phần 1)

admin

Nguyễn Phi Khanh cùng tuyển tập những thi phẩm đặc sắc nhất phần 1

admin

Leave a Comment