Nhà Thơ Nổi Tiếng

Nhà thơ Nguyễn Văn Vĩnh cùng những thi phẩm dịch vang danh phần 1

Nguyễn Văn Vĩnh 阮文永 (1882-1936) là nhà tân học, nhà báo, nhà văn, nhà phiên dịch, nhà chính trị đầu thế kỷ 20. Khi viết bài, ông ký nhiều bút danh Tân Nam Tử,…. Nhận thấy là dân ta không có chữ riêng, phải dùng chữ Nôm khó học, ý nghĩ phát triển chữ quốc ngữ dễ học để giúp cho nhiều người học hỏi mở mang kiến thức bắt đầu nhen nhúm, ông thử dịch những bài văn hay của Pháp ra Quốc ngữ, bắt đầu bằng những bài thơ ngụ ngôn của La Fontaine. Nếu bạn thích thú với những thi phẩm này thì hãy cùng chúng tôi khám phá nhé!

Nội Dung

La génisse, la chèvre et leur soeur la brebis,
Avec un fier lion, seigneur du voisinage,
Firent société, dit-on, au temps jadis,
Et mirent en commun le gain et le dommage.
Dans les lacs de la chèvre un cerf se trouva pris.
Vers ses associés aussitôt elle envoie.
Eux venus, le lion par ses ongles compta,
Et dit: “Nous sommes quatre à partager la proie”.
Puis, en autant de parts le cerf il dépeça;
Prit pour lui la première en qualité de sire:
“Elle doit être à moi, dit-il, et la raison,
C’est que je m’appelle lion :
A cela l’on n’a rien à dire.
La seconde, par droit, me doit échoir encor:
Ce droit, vous le savez, c’est le droit du plus fort.
Comme le plus vaillant, je prétends la troisième.
Si quelqu’une de vous touche à la quatrième,
Je l’étranglerai tout d’abord

Dịch

Con Bò, con Dê, con Cừu cái
Cùng Mãnh Sư quý đại lân ông
Xưa kia lập hội buôn chung
Hẹn rằng lỗ lãi đổ đồng chia nhau
Dê đánh bẫy được hươu một chú
Mời cổ đông đến đủ hội đồng
Khi đà khắp mặt đến đông
Sư rằng: – Bốn đứa chia chung bốn phần
Nói vừa đoạn liền phân bốn góc
Rồi nhận ngay lấy góc to cao
Đứa nào muốn biết lẽ sao?
Bởi vì Sư tử là tao chứ gì!
Lẽ phải ấy, ai thì dám cãi
Còn phần nhì, cũng lại nhận luôn
Rằng là cường giả chi quyền
Phần ba nhận nữa, vì khôn nhất đàn
Đến phần tư thì quan chiếm nốt
Con nào vơ, ông bóp chết tươi!

Le médecin Tant-pis allait voir un malade
Que visitait aussi son Confrère Tant-mieux.
Ce dernier espérait, quoique son Camarade
Soutînt que le Gisant irait voir ses aïeux.
Tous deux s’étant trouvés différents pour la cure,
Leur malade paya le tribut à Nature,
Après qu’en ses conseils Tant-pis eut été cru.
Ils triomphaient encor sur cette maladie.
L’un disait : Il est mort ; je l’avais bien prévu.
S’il m’eût cru, disait l’autre, il serait plein de vie.

Dịch

Thầy lang Lắc đến thăm người ốm
Thầy Gật kia hàng xóm cũng sang
Gật rằng: – Bệnh cũng tầm thường
Lắc rằng: – Người ốm thiên đường sắp lên
Việc thang thuốc mỗi bên một trái
Để người đau đến phải qua đời
Lắc ta quả đã như lời
Hai thầy vẫn tấc đến trời lên câu
Bên rằng: có sai đâu, đã bảo!
Bên rằng: theo thuốc lão, can gì!

Les Grands, pour la plupart, sont masques de théâtre;
Leur apparence impose au vulgaire idolâtre.
L’âne n’en sait juger que par ce qu’il en voit:
Le Renard, au contraire, à fond les examine,
Les tourne de tout sens; et, quand il s’aperçoit
Que leur fait n’est que bonne mine,
Il leur applique un mot qu’un Buste de héros
Lui fit dire fort à propos.
C’était un Buste creux, et plus grand que nature.
Le Renard, en louant l’effort de la sculpture:
«Belle tête, dit-il, mais de cervelle point.»
Combien de grands Seigneurs sont Bustes en ce point!

Dịch

Danh tiếng chẳng qua hề vẽ mặt
Cái dềnh dàng rối mắt thằng ngây
Lừa kia chỉ biết nhìn ngay
Sói kia thóc mách tính hay xét cùng
Trước sau nhìn, thủy chung cặn kẽ
Cái hư danh ai hễ ở ngoài
Thì y lập tức chê bai
Chuyện xưa có tượng anh tài một pho
Pho tượng ấy dẫu to nhưng rỗng
Sói nhìn khen thợ dụng tinh công
Đầu to mà óc thì không!
Đại danh lắm bậc tượng đồng khác chi!

Un homme de moyen âge,
Et tirant sur le grison
Jugea qu’il était saison
De songer au mariage.
Il avait du comptant ,
Et partant
De quoi choisir. Toutes voulaient lui plaire ;
En quoi notre amoureux ne se pressait pas tant ;
Bien adresser n’est pas petite affaire.
Deux veuves sur son coeur eurent le plus de part :
L’une encor verte, et l’autre un peu bien mûre,
Mais qui réparait par son art
Ce qu’avait détruit la nature.
Ces deux veuves, en badinant,
En riant, en lui faisant fête,
L’allaient quelquefois testonnant,
C’est à dire ajustant sa tête.
La vieille à tous moments de sa part emportait
Un peu du poil noir qui restait,
Afin que son amant en fût plus à sa guise.
La jeune saccageait les poils blancs à son tour.
Toutes deux firent tant, que notre tête grise
Demeura sans cheveux, et se douta du tour.
«Je vous rends, leur dit-il, mille grâces, les belles,
Qui m’avez si bien tondu:
J’ai plus gagné que perdu ;
Car d’hymen point de nouvelles.
Celle que je prendrais voudrait qu’à sa façon
Je vécusse, et non à la mienne.
Il n’est tête chauve qui tienne ;
Je vous suis obligé, belles, de la leçon.»

Dịch

Anh chàng nọ tuổi đà đứng trạc
Trên mái đầu tóc bạc hoa râm
Bấy giờ bụng mới nghĩ thầm
Nếu không vợ mãi đêm nằm với ai?
Trong tay gã tiền tài cũng lắm
Kẻ lăn lưng mớ nắm thiếu gì
Này tương thức, nọ tương tri
Ai không săn sóc, hắn thì mần thinh
Việc kén vợ phân minh là phải
Trong mấy người đi lại chạ chung
Có hai chị ả góa chồng
Xem trong ý gã ra lòng yêu thương
Một thím nọ xuân đương vừa độ
Còn thím kia khí mõ mất rồi
Nhưng mà son phấn khéo nhồi
Phai đâu tô đó coi người cũng xinh
Trong những lúc mặn tình gần gụi
Ả đua nhau sửa búi củ hành
Tóc râm còn mấy đám xanh
Nàng thì nhổ tuột cho nhanh bao giờ
Còn tóc bạc phơ phơ trên mái
Thì nàng kia cũng lại nhổ phăng
Để cho đũa lệch hóa bằng
Bỗng dưng có tóc ra thằng trụi trơn
Chàng biết ý nổi cơn tức giận
Đoan quyết ngay từ bận này chừa
Thôi thôi đừng khéo ỡm ờ!
Tôi can các chị đừng vờ thương yêu
Đây đã trải bấy nhiêu ý tứ
Đã biết đường cư xử các bà
Đành rằng không vợ đến già
Đầu này dẫu trụi nhưng mà biết khôn

Autrefois Carpillon fretin
Eut beau prêcher, il eut beau dire;
On le mit dans la poêle à frire.
Je fis voir que lâcher ce qu’on a dans la main,
Sous espoir de grosse aventure,
Est imprudence toute pure.
Le Pêcheur eut raison;
Carpillon n’eut pas tort.
Chacun dit ce qu’il peut pour défendre sa vie.
Maintenant il faut que j’appuie
Ce que j’avançai lors de quelque trait encor.
Certain Loup, aussi sot que le pêcheur fut sage,
Trouvant un Chien hors du village,
S’en allait l’emporter; le Chien représenta
Sa maigreur: Jà ne plaise à votre seigneurie
De me prendre en cet état-là;
Attendez, mon maître marie
Sa fille unique. Et vous jugez
Qu’étant de noce, il faut, malgré moi que j’engraisse.
Le Loup le croit, le Loup le laisse.
Le Loup, quelques jours écoulés,
Revient voir si son Chien n’est point meilleur à prendre.
Mais le drôle était au logis.
Il dit au Loup par un treillis:
Ami, je vais sortir. Et, si tu veux attendre,
Le portier du logis et moi
Nous serons tout à l’heure à toi.
Ce portier du logis était un Chien énorme,
Expédiant les Loups en forme.
Celui-ci s’en douta. Serviteur au portier,
Dit-il; et de courir. Il était fort agile;
Mais il n’était pas fort habile:
Ce Loup ne savait pas encor bien son métier.

Dịch

Chó rừng và chó giữ nhà còm
Mới rồi kể chuyện cá con
Kêu ca tán tụng nỉ non hết lời
Mà sau cũng phải vào nồi
Con gà đã nhốt chuồng rồi chớ tha
Thả ra mà đuổi ai mà
Dại ngây vô giá, thật là nên chê
Người khôn cá chẳng dại gì
Thủ thân là nghĩa, ai thì chẳng siêng
Giải cho nghĩa ấy phân minh
Nên đem chuyện nữa kể thêm sau này
Chó rừng kia mới dại thay!
Gặp muông gia cẩu ở ngay cổng làng
Đã toan quắp lấy gọn gàng
Nỏ mồm chó lại kêu van còn gầy
Xin ngài hãy xá thân này
Để chờ ông chủ tháng này cưới con
Cô tôi gặp hội đào non
Bụng này no béo chẳng còn thiếu chi
Chó rừng tin vậy tha đi
Cách chừng mấy bữa rồi thì lại sang
Xem gầy hay béo cho tường
Ai hay chó lẩn gậm giường nọ ra
Cách trong bờ giậu nói qua:
Đợi đây một lát tôi ra bây giờ
Anh bằng lại có lòng chờ
Cả anh thủ hộ cũng đưa ra chào
Thủ hộ là chó dữ sao
Chó rừng vùng ấy con nào cũng kinh
Anh kia nghe vậy biết tình
Chào qua Thủ hộ chạy nhanh vô rừng
Đã nhanh mà dại vô chừng
Sài lang mà lại chưa từng mưu gian

Mortellement atteint d’une flèche empennée,
Un Oiseau déplorait sa triste destinée,
Et disait, en souffrant un surcroît de douleur :
“Faut-il contribuer à son propre malheur !
Cruels humains ! vous tirez de nos ailes
De quoi faire voler ces machines mortelles.
Mais ne vous moquez point, engeance sans pitié :
Souvent il vous arrive un sort comme le nôtre.
Des enfants de Japet toujours une moitié
Fournira des armes à l’autre.”

Dịch

Con chim nọ phải tên gần chết
Than mấy câu giãi hết nỗi niềm
Nói ra thêm não thêm phiền
Giết chim lại bởi lông chim lạ lùng
Trách nhân loại lòng hung dạ độc
Nhổ cánh này làm đốc tên kia
Những loài bất đức hợm chi
Vạ này hẳn cũng có khi vào mình
Xem trong đám sinh linh đồng loại
Cũng cánh này làm hại cánh kia

Qu’ai-je fait pour me voir ainsi
Mutilé par mon propre maître?
Le bel état où me voici!
Devant les autres Chiens oserai-je paraître?
O rois des animaux, ou plutôt leurs tyrans,
Qui vous ferait choses pareilles?
Ainsi criait Mouflar, jeune dogue; et les gens
Peu touchés de ses cris douloureux et perçants,
Venaient de lui couper sans pitié les oreilles.
Mouflar y croyait perdre; il vit avec le temps
Qu’il y gagnait beaucoup; car étant de nature
A piller ses pareils, mainte mésaventure
L’aurait fait retourner chez lui
Avec cette partie en cent lieux altérée:
Chien hargneux a toujours l’oreille déchirée.
Le moins qu’on peut laisser de prise aux dents d’autrui
C’est le mieux. Quand on n’a qu’un endroit à défendre,
On le munit de peur d’esclandre:
Témoin maître Mouflar armé d’un gorgerin,
Du reste ayant d’oreille autant que sur ma main;
Un Loup n’eût su par où le prendre.

Dịch

Chẳng hay tôi có tội gì
Mà người đem xẻo tai đi thế này?
Hình dung trơ trẽn, ô hay!
Mặt này thôi dám từ rày nhìn ai?
Giống người tàn bạo kia ơi!
Đang tay độc địa cùng tôi làm gì?
Chó xù kêu vậy một khi
Thì ra chủ cắt tai đi mất rồi
Xù kia đã tưởng thiệt thòi
Rồi ra mới biết cụt tai lợi nhiều
Xưa nay xù vốn tiếng liều
Cướp đường để chúng chạy theo đuổi cùng
Hai tai thường rách tứ tung
Hay gì cái bướu lòng thòng đôi bên
Ở đời là chốn cạnh chen
Nơi nào dễ nắm không nên để thừa
Chỗ nguy đừng có hở cơ…

Un Loup n’avait que les os et la peau,
Tant les chiens faisaient bonne garde.
Ce Loup rencontre un Dogue aussi puissant que beau,
Gras, poli, qui s’était fourvoyé par mégarde.
L’attaquer, le mettre en quartiers,
Sire Loup l’eût fait volontiers;
Mais il fallait livrer bataille,
Et le Mâtin était de taille
A se défendre hardiment.
Le Loup donc l’aborde humblement,
Entre en propos, et lui fait compliment
Sur son embonpoint, qu’il admire.
“Il ne tiendra qu’à vous beau sire,
D’être aussi gras que moi, lui repartit le Chien.
Quittez les bois, vous ferez bien:
Vos pareils y sont misérables,
Cancres, haires, et pauvres diables,
Dont la condition est de mourir de faim.
Car quoi? rien d’assuré : point de franche lippée:
Tout à la pointe de l’épée.
Suivez-moi: vous aurez un bien meilleur destin.”
Le Loup reprit: “Que me faudra-t-il faire?
Presque rien, dit le Chien, donner la chasse aux gens
Portants bâtons, et mendiants;
Flatter ceux du logis, à son Maître complaire:
Moyennant quoi votre salaire
Sera force reliefs de toutes les façons:
Os de poulets, os de pigeons,
Sans parler de mainte caresse.”
Le Loup déjà se forge une félicité
Qui le fait pleurer de tendresse.
Chemin faisant, il vit le col du Chien pelé.
“Qu’est-ce là? lui dit-il. – Rien. – Quoi? rien? – Peu de chose.
Mais encor? – Le collier dont je suis attaché
De ce que vous voyez est peut-être la cause.
Attaché? dit le Loup: vous ne courez donc pas
Où vous voulez? – Pas toujours ; mais qu’importe?
Il importe si bien, que de tous vos repas
Je ne veux en aucune sorte,
Et ne voudrais pas même à ce prix un trésor.”
Cela dit, maître Loup s’enfuit, et court encor.

Dịch

Chó rừng kia xương ngoài da bọc
Bởi chó nhà săn sóc trông nom
Bữa kia gặp một chó xồm
Tròn quay béo mượt, phải hôm chạy quàng
Chó rừng cũng tính choang một mẻ
Vồ anh kia mà xé thịt ra
Ngặt rằng chó lớn thực thà
Ví bằng đấu sức ai đà dám đoan
Rằng chó rừng quyết toan được trận
Sơn cẩu ta đành phận khiêm cung
Lại gần rủ rỉ nói cùng
Khen anh chó nọ mượt lông đẫy mình
Chó rằng: – Ví tiên sinh muốn vậy
Có khó chi việc ấy mà thèm
Ngài nên từ chốn sơn nham
Là nơi kham khổ ở làm chi đây
Gầy lõ thịt một dây cùng kiết
Các ông đây thảm thiết đói dài
Được bữa hôm, khó bữa mai
Tháng ngày chăm chắm miệng nhai vẫn thèm
Cứ theo ta thử xem một chuyến
Chó rừng bèn gạ chuyện một khi:
Muốn được vậy phải làm gì?
Đáp rằng: – Công việc khó chi đâu mà
Đồ rách rưới đi qua cửa ngõ
Thì sủa ran đuổi nó đi xa
Ngày ngày nịnh hót chủ nhà
Vẫy đuôi mừng rỡ ai mà chẳng thương
Chỉ có vậy bữa thường cơm cháo
Thịt cùng gà xương xẩu thiếu chi
Lại còn chủ mến vuốt ve
Chó rừng ưng vậy theo đi nửa đường
Chợt nom thấy một khoang cổ chó
Hỏi khoang gì, thì nó chối không
Hỏi đi hỏi lại kỳ cùng
Cho ra cái vết trụi lông là gì
Chó một mực lì lì chẳng nói
Cái vặt này, ngài hỏi làm chi?
Tái tam hỏi lại hỏi đi
Thì ra vết xích còn ghi rành rành
Chết nỗi! Thế ra anh phải buộc!
Muốn chạy rong không được hay sao?
Chó rằng: – Buộc mãi đâu nào
Họa là mới xích chẳng bao lâu mà
Dẫu chẳng mấy cũng là phải xích
Cái tự do gì thích cho tầy!
Thôi thôi, mặc bữa no say
Ngàn vàng hồ dễ sánh tày thảnh thơi!
Chó rừng chạy riết một thôi…

Certain renard gascon, d’autres disent normand,
Mourant presque de faim, vit au haut d’une treille
Des raisins mûrs apparemment,
Et couverts d’une peau vermeille.
Le galand en eût fait volontiers un repas ;
Mais comme il n’y pouvait atteindre :
“Ils sont trop verts, dit-il, et bons pour des goujats.”
Fit-il pas mieux que de se plaindre ?

Dịch

Chó sói kia ở nơi rừng ấy
Đương đói lòng lại thấy giàn nho!
Mấy chùm vừa chín vừa to
Nước da đỏ thắm, thơm tho ngọt ngào
Cậu Sói cũng ước ao được bữa
Nhưng giàn cao không với đến nơi
Chê bai Sói lại được lời:
Nho xanh chẳng xứng miệng người phong lưu

Petit poisson deviendra grand,
Pourvu que Dieu lui prête vie.
Mais le lâcher en attendant,
Je tiens pour moi que c’est folie ;
Car de le rattraper il n’est pas trop certain.
Un Carpeau qui n’était encore que fretin
Fut pris par un Pêcheur au bord d’une rivière.
Tout fait nombre, dit l’homme en voyant son butin ;
Voilà commencement de chère et de festin :
Mettons-le en notre gibecière.
Le pauvre Carpillon lui dit en sa manière :
Que ferez-vous de moi ? je ne saurais fournir
Au plus qu’une demi-bouchée ;
Laissez-moi Carpe devenir :
Je serai par vous repêchée.
Quelque gros Partisan m’achètera bien cher,
Au lieu qu’il vous en faut chercher
Peut-être encor cent de ma taille
Pour faire un plat. Quel plat ? croyez-moi ; rien qui vaille.
Rien qui vaille ? Eh bien soit, repartit le Pêcheur ;
Poisson, mon bel ami, qui faites le Prêcheur,
Vous irez dans la poêle ; et vous avez beau dire,
Dès ce soir on vous fera frire.
Un tien vaut, ce dit-on, mieux que deux tu l’auras :
L’un est sûr, l’autre ne l’est pas.

Dịch

Miễn là cá sống dưới hồ
Cỏn con cũng có ngày to kếch xù
Nhưng mà cá đã cắn câu
Thả ra tôi nghĩ còn ngu nào tầy
Mỗi chốc câu lại được ngay
Cá chép nọ lúc ngày còn nhỏ
Mắc lưỡi câu anh nọ bên sông
Người rằng: Thôi cũng là xong
Chẳng chi cũng miếng ở trong đĩa đầy
Sao bằng ta bỏ ngay vào giỏ
Cá chép con lại nỏ mồm kêu:
Thân tôi phỏng được bao nhiêu
Chẳng qua nửa miếng là nhiều chứ chi
Xin ông đợi đến khi tôi lớn
Tôi lại đây để đón ông câu
Đắt tiền cũng có người thầu
Chẳng hơn cá oắt phải câu hàng nghìn
Mà hồ dễ đã nên một đĩa
Ăn chua mồm thấm thía vào đâu
Người rằng: Dẫu chẳng thấm đâu
Hỡi anh cá oắt ra mầu khôn ngoan
Thôi anh hãy khoan khoan lời tán
Bữa chiều nay tạm rán ăn chơi
Gà chuồng ai thả đuổi chơi
Biết đâu cá nước chim trời mà tin

Trên đây, chúng tôi đã dành tặng đến các bạn những trang thơ đặc sắc của nhà thơ Nguyễn Văn Vĩnh. Hãy cùng nhau cảm nhận những vần thơ đặc sắc và giàu giá trị của ông ngay bây giờ các bạn nhé! Mời các bạn theo dõi phần 2 vào một ngày không xa! Thân Ái!

Related posts

Trọn bộ những bài thơ hay nhất của nhà thơ Yến Lan phần 7

admin

Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu và truyện thơ Dương Từ – Hà Mậu hồi 1

admin

Ấm Bảy (Muôn) – nhà thơ nổi tiếng ở miền Núi Ấn Sông Trà

admin

Leave a Comment