Nhà Thơ Nổi Tiếng

Nhà thơ Nguyễn Văn Vĩnh cùng những thi phẩm dịch vang danh phần 2

Nguyễn Văn Vĩnh là một nhà thơ thời kì cổ đại của nước Việt Nam. Ông là một nhân vật được nhiều độc giả kính trọng và yêu mến bởi sự đóng góp to lớn của ông đối với nền thơ ca dân tộc. Ông là một trong những người tiên phong dịch những thi phẩm nước ngoài để mở rộng vốn hiểu biết cho người đọc. Nếu bạn tò mò về những trang thơ đặc sắc này thì đừng ngần ngại mà hãy đón xem ngay bây giờ nhé!

Nội Dung

Un octogénaire plantait.
« Passe encor de bâtir ; mais planter à cet âge ! »
Disaient trois jouvenceaux, enfants du voisinage ;
Assurément il radotait.
«Car, au nom des dieux, je vous prie,
Quel fruit de ce labeur pouvez-vous recueillir ?
Autant qu’un patriarche il vous faudrait vieillir.
A quoi bon charger votre vie
Des soins d’un avenir qui n’est pas fait pour vous ?
Ne songez désormais qu’à vos erreurs passées ;
Quittez le long espoir et les vastes pensées ;
Tout cela ne convient qu’à nous.
– Il ne convient pas à vous-même,
Repartit le vieillard. Tout établissement
Vient tard, et dure peu. La main des Parques blêmes
De vos jours et des miens se joue également.
Nos termes sont pareils par leur courte durée.
Qui de nous des clartés de la voûte azurée
Doit jouir le dernier ? Est-il aucun moment
Qui vous puisse assurer d’un second seulement ?
Mes arrière-neveux me devront cet ombrage
Eh bien! Défendez-vous au sage
De se donner des soins pour le plaisir d’autrui ?
Cela même est un fruit que je goûte aujourd’hui
J’en puis jouir demain, et quelques jours encore ;
Je puis enfin compter l’aurore
Plus d’une fois sur vos tombeaux.»
Le vieillard eut raison l’un des trois jouvenceaux
Se noya dès le port, allant à l’Amérique ;
L’autre, afin de monter aux grandes dignités,
Dans les emplois de Mars servant la République,
Par un coup imprévu vit ses jours emportés ;
Le troisième tomba d’un arbre
Que lui-même il voulut enter;
Et pleurés du vieillard, il grava sur leur marbre
Ce que je viens de raconter.

Dịch

Cụ tám mươi đương trồng cây cối
Có ba chàng trẻ tuổi cười rằng:
Làm nhà hoạ có nên chăng
Trồng cây thì thực lố lăng mất rồi
Khoan đã! cụ già ơi, con hỏi:
Quả ai ăn, cụ nói con hay?
Hoạ may Bành Tổ lên đây
Chứ như đại lão, phỏng ngày còn bao!
Làm chi thế công lao cho uổng
Thóc người ăn, cày ruộng hơi đâu!
Thôi thôi, cụ bấy tuổi đầu
Chi bằng ngồi khểnh vuốt râu ngắm đời
Hối những sự lầm sai thuở nhỏ
Còn ước xa đã có chúng tôi
Rằng:
Con cũng quá buổi rồi
Phàm chưng muôn việc của người làm ra
Kiên nhẫn khó xong mà dễ hỏng
Cái chết đâu vẫn ngóng bên ngoài
Thọ là ai, yểu là ai?
Lão già, con trẻ vắn dài khác chi
Nào đã biết ai đi tới đó?
Bóng hào quang ai ngó sau cùng
Sớm còn tối mất lẽ chung
Vững chi cái mạng mà mong lâu dài
Bóng cây này dẫu ai nghỉ mát
Con cháu nhà có thoát đi đâu
Như già có chí lo sau
Cháu con ăn quả về lâu thiệt gì
Ngẫm cái sướng phúc di vạn đại
Ấy cũng là lão hái quả rồi
Quý hồ còn sống ít hồi
Một ngày là một được ngồi hưởng vui
Cũng có lẽ Trời xui hiểm hóc
Trên mồ bay Ác mọc lão nom
Cụ già khéo nói chính môm:
Một chàng qua bến ngã tòm xuống sông
Còn một chàng lập công với nước
Phải đầu tên mũi mác chết toi
Cậu ba nhân lúc thư rồi
Leo cây chiết giống sẩy rơi vỡ đầu
Cụ già nghĩ đến câu chuyện thế
Khắc phiến bia mà để bên mồ
Gọi là một tiếng Ô hô!

Une Chauve-Souris donna tête baissée
Dans un nid de Belette; et sitôt qu’elle y fut,
L’autre envers les Souris de longtemps courroucée,
Pour la dévorer accourut.
Quoi! vous osez, dit-elle, à mes yeux vous produire,
Après que votre race a tâché de me nuire!
N’êtes-vous pas Souris? Parlez sans fiction.
Oui vous l’êtes, ou bien je ne suis pas Belette.
Pardonnez-moi, dit la Pauvrette,
Ce n’est pas ma profession.
Moi Souris! Des méchants vous ont dit ces nouvelles:
Grâce à l’Auteur de l’univers,
Je suis Oiseau: voyez mes ailes;
Vive la gent qui fend les airs!
Sa raison plut, et sembla bonne.
Elle fait si bien qu’on lui donne
Liberté de se retirer.
Deux jours après, notre étourdie
Aveuglément se va fourrer
Chez une autre Belette aux Oiseaux ennemie.
La voilà derechef en danger de sa vie.
La Dame du logis avec son long museau
S’en allait la croquer en qualité d’Oiseau,
Quand elle protesta qu’on lui faisait outrage:
Moi pour telle passer ! vous n’y regardez pas
Qui fait l’oiseau? C’est le plumage.
Je suis Souris: vivent les Rats;
Jupiter confonde les Chats.
Par cette adroite repartie
Elle sauva deux fois sa vie.
Plusieurs se sont trouvés, qui d’écharpe changeants,
Aux dangers, ainsi qu’elle, ont souvent fait la figue.
Le sage dit, selon les gens:
Vive le Roi! vive la Ligue!

Dịch

Dơi bay quạng xẩy khi chúi cổ
Choạng ngay vào cửa tổ con Cầy
Cầy này ghét chuột xưa nay
Chạy ra đã định vồ ngay Dơi già
Giống mi đã cùng ta làm hại
Sao cả gan dám lại nơi đây?
Phải chăng chính chuột là mày
Nếu không chẳng phải đời Cầy nhà tao!
Dơi van lạy: – Lượng cao soi xét
Tôi thực không phải kiếp chuột mà
Ai đâu đặt để sai ngoa
Trời sinh tôi quả vốn là kiếp chim
Còn đôi cánh hiển nhiên thượng tại
Chúc vạn niên điểu loại cao bay!
Lời cung nghe lọt tai Cầy
Tức thì phóng xá cho bay về nhà
Cách khi đó một và hôm nữa
Dơi lại choàng vào cửa hang Cầy
Cầy này tính ghét chim bay
Té ra Dơi lại gặp ngày nguy nan
Cô dài mõm đã toan ra bắt
Mày là chim, tao vật chết tươi
Dơi sao cũng khéo mau lời
Xin ngài nhìn kỹ hình tôi chim nào
Chim có đủ vũ mao mới phải
Tôi vốn là thú loại xưa nay
Chúc xin Thử quốc lâu dài!
Hoàng thiên hại hết những loài miêu nhi!
Khen Dơi biến trá cũng kỳ
Nhờ mưu khôn thoát hiểm nguy hai lần
Thơ rằng:
Liệu gió khen ai khéo phất cờ
Đổi lời cầu thoát lúc nguy cơ
Sẵn câu vạn tuế trên đầu lưỡi
Chúc Hán khi xưa, chúc Ngụy giờ

Un Homme n’ayant plus ni crédit, ni ressource,
Et logeant le Diable en sa bourse,
C’est-à-dire, n’y logeant rien,
S’imagina qu’il ferait bien
De se pendre, et finir lui-même sa misère,
Puisque aussi bien sans lui la faim le viendrait faire,
Genre de mort qui ne duit pas
A gens peu curieux de goûter le trépas.
Dans cette intention, une vieille masure
Fut la scène où devait se passer l’aventure.
Il y porte une corde, et veut avec un clou
Au haut d’un certain mur attacher le licou.
La muraille, vieille et peu forte,
S’ébranle aux premiers coups, tombe avec un trésor.
Notre désespéré le ramasse, et l’emporte,
Laisse là le licou, s’en retourne avec l’or,
Sans compter: ronde ou non, la somme plut au sire.
Tandis que le galant à grands pas se retire,
L’homme au trésor arrive, et trouve son argent
Absent.
Quoi, dit-il, sans mourir je perdrai cette somme?
Je ne me pendrai pas? Et vraiment si ferai,
Ou de corde je manquerai.
Le lacs était tout prêt; il n’y manquait qu’un homme:
Celui-ci se l’attache, et se pend bien et beau.
Ce qui le consola peut-être
Fut qu’un autre eût pour lui fait les frais du cordeau.
Aussi bien que l’argent le licou trouva maître.
L’avare rarement finit ses jours sans pleurs:
Il a le moins de part au trésor qu’il enserre,
Thésaurisant pour les voleurs,
Pour ses parents, ou pour la terre.
Mais que dire du troc que la fortune fit?
Ce sont là de ses traits; elle s’en divertit.
Plus le tour est bizarre, et plus elle est contente.
Cette Déesse inconstante
Se mit alors en l’esprit
De voir un homme se pendre;
Et celui qui se pendit
S’y devait le moins attendre.

Dịch

Un Homme n’ayant plus ni crédit, ni ressource,
Et logeant le Diable en sa bourse,
C’est-à-dire, n’y logeant rien,
S’imagina qu’il ferait bien
De se pendre, et finir lui-même sa misère,
Puisque aussi bien sans lui la faim le viendrait faire,
Genre de mort qui ne duit pas
A gens peu curieux de goûter le trépas.
Dans cette intention, une vieille masure
Fut la scène où devait se passer l’aventure.
Il y porte une corde, et veut avec un clou
Au haut d’un certain mur attacher le licou.
La muraille, vieille et peu forte,
S’ébranle aux premiers coups, tombe avec un trésor.
Notre désespéré le ramasse, et l’emporte,
Laisse là le licou, s’en retourne avec l’or,
Sans compter: ronde ou non, la somme plut au sire.
Tandis que le galant à grands pas se retire,
L’homme au trésor arrive, et trouve son argent
Absent.
Quoi, dit-il, sans mourir je perdrai cette somme?
Je ne me pendrai pas? Et vraiment si ferai,
Ou de corde je manquerai.
Le lacs était tout prêt; il n’y manquait qu’un homme:
Celui-ci se l’attache, et se pend bien et beau.
Ce qui le consola peut-être
Fut qu’un autre eût pour lui fait les frais du cordeau.
Aussi bien que l’argent le licou trouva maître.
L’avare rarement finit ses jours sans pleurs:
Il a le moins de part au trésor qu’il enserre,
Thésaurisant pour les voleurs,
Pour ses parents, ou pour la terre.
Mais que dire du troc que la fortune fit?
Ce sont là de ses traits; elle s’en divertit.
Plus le tour est bizarre, et plus elle est contente.
Cette Déesse inconstante
Se mit alors en l’esprit
De voir un homme se pendre;
Et celui qui se pendit
S’y devait le moins attendre.

Dịch

Tham thì thâm, cổ nhân dạy thế
Lấy chuyện gà ra để răn đời
Đem câu bịa đặt kể chơi:
Mỗi hôm gà nọ đẻ rơi trứng vàng
Chủ ngỡ có bảo tàng trong bụng
Mổ phăng ra chắc cũng mau giàu
Ai ngờ có cóc chi đâu
Gà thường cũng vậy, khác nhau chút nào
Chủ biết dại kêu gào tiếc của
Làm gương soi cho đứa tham tâm
Mới đây có kẻ nghĩ lầm
Được mười lại muốn ngay trăm ngay nghìn
Trơ ra hết nhẵn ngồi nhìn

Deux compagnons pressés d’argent
A leur voisin Fourreur vendirent
La peau d’un Ours encor vivant,
Mais qu’ils tueraient bientôt, du moins à ce qu’ils dirent.
C’était le Roi des Ours au compte de ces gens.
Le Marchand à sa peau devait faire fortune.
Elle garantirait des froids les plus cuisants,
On en pourrait fourrer plutôt deux robes qu’une.
Dindenaut prisait moins ses Moutons qu’eux leur Ours:
Leur, à leur compte, et non à celui de la Bête.
S’offrant de la livrer au plus tard dans deux jours,
Ils conviennent de prix, et se mettent en quête,
Trouvent l’Ours qui s’avance, et vient vers eux au trot.
Voilà mes gens frappés comme d’un coup de foudre.
Le marché ne tint pas; il fallut le résoudre:
D’intérêts contre l’Ours, on n’en dit pas un mot.
L’un des deux Compagnons grimpe au faîte d’un arbre;
L’autre, plus froid que n’est un marbre,
Se couche sur le nez, fait le mort, tient son vent,
Ayant quelque part ouï dire
Que l’Ours s’acharne peu souvent
Sur un corps qui ne vit, ne meut, ni ne respire.
Seigneur Ours, comme un sot, donna dans ce panneau.
Il voit ce corps gisant, le croit privé de vie,
Et de peur de supercherie
Le tourne, le retourne, approche son museau,
Flaire aux passages de l’haleine.
C’est, dit-il, un cadavre; Otons-nous, car il sent.
A ces mots, l’Ours s’en va dans la forêt prochaine.
L’un de nos deux Marchands de son arbre descend,
Court à son compagnon, lui dit que c’est merveille
Qu’il n’ait eu seulement que la peur pour tout mal.
Eh bien, ajouta-t-il, la peau de l’animal?
Mais que t’a-t-il dit à l’oreille?
Car il s’approchait de bien près,
Te retournant avec sa serre.
Il m’a dit qu’il ne faut jamais.
Vendre la peau de l’Ours qu’on ne l’ait mis par terre.

Dịch

Hai bác lái tiền lưng đã cạn
Gạ láng giềng, nhà bán mền lông:
Gấu to mua giúp hay không?
Để ta đi bắt đóng gông lôi về
Gấu lớn kếch, gớm ghê chúa gấu
Bán bộ da đủ tậu trăm gian
Mặc vào thách được dao hàn
Lót xong đôi áo hãy còn có dư
Bác lái đã hợm chưa, bác lái?
Vội vàng đâu bé cái vội vàng!
Hai ngày tình nguyện đem sang
Đôi bên giá cả sẵn sàng đã xong
Rồi hai gã gia công tìm gấu
Thấy một con loạn tẩu trong rừng
Ở đâu chạy lại sau lưng
Hai anh khiếp đảm hàm răng cập kè
Đành thất ước, trở về tay trắng
Lẽ thiệt thòi cũng chẳng kêu ca
Một anh trèo tót ngọn đa
Một anh sợ khiếp, sởn da rùng mình
Nằm sóng sượt làm thinh tảng chết
Miệng ngậm hơi như hệt thây ma
Bấy giờ lại sực nhớ ra
Gấu tha thây chết, người ta vẫn đồn
Anh lái nọ khốn hồn chẳng cựa
Quả Hùng công mắc lựa mưu khôn
Thấy người nằm đó chổng trôn
Đã ngờ chết thật, xong còn hơi nghi
Bèn lấy cẳng hất đi lật lại
Vẫn cứng đờ một cái xác người
Mõm thò vào mũi đánh hơi
Thấy im phăng phắc thôi thời hết nghi
Chết đã hẳn, ta đi xa quách
Kẻo thối tha có sạch sẽ gì!
Gấu ta nghĩ vậy bỏ đi
Trên cây bác lái tức thì xuống ngay
Đến thăm bạn, khen ngay mẹo giỏi
Mừng cho nhau thoát khỏi nạn to
Lại còn sẽ gặng hỏi dò:
Còn da gấu nọ ai cho bây giờ?
Lúc ban nãy gấu giơ mõm hỏi
Nó bảo gì, anh nói em hay?
Lái kia bèn đáp lại ngay:
Gấu giơ mõm bảo từ nay thì chừa
Da gấu kia hễ chưa bắt được
Chớ vội đem kết ước bán đi!

Un souriceau tout jeune, et qui n’avait rien vu,
Fut presque pris au dépourvu.
Voici comme il conta l’aventure à sa mère :
«J’avais franchi les monts qui bornent cet État
Et trottais comme un jeune rat
Qui cherche à se donner carrière,
Lorsque deux animaux m’ont arrêté les yeux :
L’un doux, bénin et gracieux,
Et l’autre turbulent et plein d’inquiétude ;
Il a la voix perçante et rude,
Sur la tête un morceau de chair,
Une sorte de bras dont il s’élève en l’air
Comme pour prendre sa volée,
La queue en panache étalée;»
Or c’était un cochet dont notre souriceau
Fit à sa mère le tableau,
Comme d’un animal venu de l’Amérique.
«Il se battait,dit-il, les flancs avec ses bras,
Faisant tel bruit et tel fracas,
Que moi, qui, grâce aux dieux, de courage me pique,
En ai pris la fuite de peur,
Le maudissant de très bon coeur.
Sans lui j’aurais fait connaissance
Avec cet animal qui m’a semblé si doux :
Il est velouté comme nous,
Marqueté, longue queue, une humble contenance,
Un modeste regard, et pourtant l’oeil luisant.
Je le crois fort sympathisant
Avec Messieurs les rats; car il a des oreilles
En figure aux nôtres pareilles.
Je l’allais aborder, quand d’un son plein d’éclat
L’autre m’a fait prendre la fuite.
Mon fils, dit la souris, ce doucet est un chat,
Qui, sous son minois hypocrite,
Contre toute ta parenté
D’un malin vouloir est porté.
L’autre animal, tout au contraire,
Bien éloigné de nous mal faire,
Servira quelque jour peut-être à nos repas.
Quant au chat, c’est sur nous qu’il fonde sa cuisine.
Garde-toi, tant que tu vivras,
De juger des gens sur la mine.»

Dịch

Chuột nhắt xưa nay quanh xó cửa
Ra khỏi nhà bỡ ngỡ một phen
Về khoe với mẹ huyên thiên:
Con qua rặng núi đến miền biên cương
Con chạy nhặng khác dường chuột lớn
Đi rong chơi hung tợn khắp đường
Nơi kia con gặp hai chàng
Một chàng phúc hậu đường đường khôi ngô
Chàng kia thì tiếng to mà dữ
Bộ hung hăng, nghiêng ngửa mặt mày
Trên đầu cục thịt đỏ gay
Hai tay vùng vẫy như bay lên trời
Xoè nan quạt đuôi thời to tướng
Khiếp, khiếp chưa! Hình dáng kỳ khôi!
Chuột con kể chuyện lôi thôi
Tưởng chừng vật lạ xa xôi đâu về!
Ai ngờ chú hùng kê chính đấy
Chuột nhắt ta nom thấy hãi hùng
Hai tay phành phạch vẫy vùng
Con xưa nay vốn thị hùng mà ghê
Đuôi quắp đít chạy về một mạch
Miệng chửi thầm, thề kệch đến già
Ví chăng không gặp hắn ta
Thì con hẳn tiếp được nhà hiền kia
Lông bóng nhoáng, râu ria đường bệ
Đuôi lại dài, tam thể trên mình
Lừ đừ coi bộ hiền lành
Duy đôi mắt liếc long lanh khác thường
Cùng giống chuột nghe dường ái mộ
Y như ta cũng có hai tai
Lại gần con đã kiếm bài
Làm quen với hắn, một hai thân tình
Thằng nọ bất thình lình lên giọng
Kéc-ke-ke! Trong họng kêu ra
Vội vàng con phải lánh xa
Thử bà nghe nói nghĩ mà sởn lông
Chết con ạ! Chớ trông ngoài mã
Bộ hiền lành chính gã miêu nhi
Xưa nay độc ác gian phi
Cùng nòi nhà chuột nó thì hại luôn
Con gà nọ thì con há sợ
Hắn cùng ta có nợ xưa nay
Đã không làm hại nhà mày
Mà thường giống chuột lại hay ăn gà!
Thằng mèo nó coi ta như gỏi
Hại loài mình mòn mỏi bấy lâu
Đỏ lòng xanh vỏ có câu
Con nên ghi lấy về sau đừng lầm

Sur la branche d’un arbre était en sentinelle
Un vieux Coq adroit et matois.
Frère, dit un Renard adoucissant sa voix,
Nous ne sommes plus en querelle:
Paix générale cette fois.
Je viens te l’annoncer; descends que je t’embrasse;
Ne me retarde point, de grâce:
Je dois faire aujourd’hui vingt postes sans manquer.
Les tiens et toi pouvez vaquer,
Sans nulle crainte à vos affaires:
Nous vous y servirons en frères.
Faites-en les feux dès ce soir,
Et cependant, viens recevoir
Le baiser d’amour fraternelle.
Ami, reprit le Coq, je ne pouvais jamais
Apprendre une plus douce et meilleure nouvelle
Que celle
De cette paix;
Et ce m’est une double joie
De la tenir de toi. Je vois deux Lévriers,
Qui, je m’assure, sont courriers
Que pour ce sujet on envoie.
Ils vont vite, et seront dans un moment à nous.
Je descends: nous pourrons nous entre-baiser tous.
Adieu, dit le Renard, ma traite est longue à faire,
Nous nous réjouirons du succès de l’affaire
Une autre fois. Le Galand aussitôt
Tire ses grègues, gagne au haut,
Mal content de son stratagème;
Et notre vieux Coq en soi-même
Se mit à rire de sa peur
Car c’est double plaisir de tromper le trompeur.

Dịch

Trên cành cây con gà trống đậu
Đã khôn ngoan lại láu việc đời
Hồ ly đến ngọt mấy lời:
Đôi ta hết giận, tới thời hòa an
Nay trong khắp thế gian thân ái
Tình anh em tôi lại thưa anh
Xuống đây hôn cái tỏ tình
Trăm nơi còn phải chạy nhanh mới cùng
Rầy mặc sức vẫy vùng đi lại
Tôi với anh hết hại lẫn nhau
Từ đây anh chớ lo âu
Khi nào có việc muốn cầu đến em
Gọi một tiếng ngày đêm cũng lại
Xuống đây hôn gọi ngãi đồng-bào
Gà rằng: – Mầng rỡ xiết bao!
Tin này biết lấy cách nào tỏ vui?
Lời anh nói thì tôi thêm trọng
Kìa ngó xa thấy bóng chó săn
Hai anh đương chạy tới gần
Ý chừng cũng một tin thân ái này
Đợi tôi đó xuống ngay lập tức
Để bốn ta cùng được hôn nhau…
Hồ ly nghe chửa dứt câu
Vội vàng một mạch cắm đầu chạy nhanh
Thôi anh nghỉ để dành khi khác
Kẻo em còn chạy các nơi xa
Nói rồi cẳng bốn chân ba
Nghĩ mưu không đắt, Hồ ta giận mình
Gà thấy hắn thất kinh đắc ý:
Lừa thằng gian thích chí dường bao!

Certaine Fille, un peu trop fière
Prétendait trouver un mari
Jeune, bien fait, et beau, d’agréable manière,
Point froid et point jaloux; notez ces deux points-ci.
Cette Fille voulait aussi
Qu’il eût du bien, de la naissance,
De l’esprit, enfin tout; mais qui peut tout avoir?
Le destin se montra soigneux de la pourvoir:
Il vint des partis d’importance.
La Belle les trouva trop chétifs de moitié:
Quoi moi? quoi ces gens-là? l’on radote, je pense.
A moi les proposer! hélas ils font pitié.
Voyez un peu la belle espèce!
L’un n’avait en l’esprit nulle délicatesse;
L’autre avait le nez fait de cette façon-là;
C’était ceci, c’était cela,
C’était tout; car les précieuses
Font dessus tout les dédaigneuses.
Après les bons partis les médiocres gens
Vinrent se mettre sur les rangs.
Elle de se moquer. Ah vraiment, je suis bonne
De leur ouvrir la porte: ils pensent que je suis
Fort en peine de ma personne.
Grâce à Dieu je passe les nuits
Sans chagrin, quoique en solitude.
La Belle se sut gré de tous ces sentiments.
L’âge la fit déchoir; adieu tous les amants.
Un an se passe et deux avec inquiétude.
Le chagrin vient ensuite: elle sent chaque jour
Déloger quelques Ris, quelques Jeux, puis l’Amour;
Puis ses traits choquer et déplaire;
Puis cent sortes de fards. Ses soins ne purent faire
Qu’elle échappât au Temps, cet insigne larron:
Les ruines d’une maison
Se peuvent réparer: que n’est cet avantage
Pour les ruines du visage!
Sa préciosité changea lors de langage.
Son miroir lui disait: Prenez vite un mari.
Je ne sais quel désir le lui disait aussi;
Le désir peut loger chez une précieuse.
Celle-ci fit un choix qu’on n’aurait jamais cru,
Se trouvant à la fin tout aise et tout heureuse
De rencontrer un malotru.

Dịch

Cô ả nọ làm cao khí quá
Định kén chồng được gã giỏi trai
Có mầu có vẻ có tài
Chẳng ghen cũng chẳng như ai lạnh lùng
Lại còn muốn con rồng cháu phượng
Của rõ nhiều sung sướng nhất đời
Tài hoa học thức tuyệt vời
Trăm hay muốn cả. Nhưng ai tốt đều?
Ông trời nọ cũng chiều nết khó
Lại xui nên vô số kẻ dòm
Nhưng ai cô cũng chê om:
Gớm người thế ấy dám dòm đến ta!
Anh kia đã chê là cục kệch
Anh này thì mũi lệch khó coi
Thế này thế nọ lôi thôi
Thôi thì chẳng thiếu chi lời bẻ bai
Ngẫm gái hợm ra ai cũng vậy
Ai cũng rằng: – Đồ bây ra gì?
Đám hay hết thảy đuổi đi
Rồi ra đến bọn xằng xì đưa tin
Môi cô ả tớn lên càng dữ
Biết bọn này mở cửa làm chi?
Quân này thường dễ có khi
Tưởng ta ế muộn, lỡ thì chi đây!
Nhỡ trời phó gái này can đảm
Dẫu riêng chăn cũng cám tấm lòng
Khăng khăng một mực nằm không
Cái già sồng sộc thoắt trông thấy gần
Thì chẳng mãnh bước chân vào cửa
Một vài năm thêm nữa mới phiền
Một ngày thấy một hết duyên
Tóc xanh môi thắm tự nhiên phai dần
Đem gương ngắm lần thần thấy kém
Lấy phấn son tô điểm mãi vào
Thì ra duyên hết từ bao
Tháng ngày đã cướp lúc nào không hay
Nhà kia đổ còn tay thợ chữa
Má này nheo biết sửa làm sao?
Bấy giờ cái hợm bớt cao
Hỏi gương, gương mắng: Làm sao chưa chồng?
Hỏi đến lòng thì lòng cũng giục:
Hợm đến đâu cũng lúc ngứa nghề
Ả ta tẩn mẩn tê mê
Thì ra tính cũ hay chê bớt rồi
Vớ ngay một bác đồ tồi

Deux Mulets cheminaient; l’un d’avoine chargé;
L’autre portant l’argent de la gabelle.
Celui-ci, glorieux d’une charge si belle,
N’eût voulu pour beaucoup en être soulagé.
Il marchait d’un pas relevé,
Et faisait sonner sa sonnette;
Quand, l’ennemi se présentant,
Comme il en voulait à l’argent,
Sur le Mulet du fisc une troupe se jette,
Le saisit au frein, et l’arrête.
Le mulet, en se défendant,
Se sent percé de coups, il gémit, il soupire:
Est-ce donc là, dit-il, ce qu’on m’avait promis?
Ce Mulet qui me suit du danger se retire;
Et moi j’y tombe, et je péris.
Ami, lui dit son camarade,
Il n’est pas toujours bon d’avoir un haut emploi:
Si tu n’avais servi qu’un Meunier, comme moi,
Tu ne serais pas si malade.

Dịch

Hai con La cùng đi đường cái
Con tải tiền, con tải cỏ khô
Gã kia vinh hạnh dường phô
Ví ai mang đỡ chẳng cho đỡ nào
Dáng đủng đỉnh làm cao với chúng
Cổ leng keng chuông đụng suốt ngày
Ai ngờ gặp buổi không may
Giặc đâu kéo đến, dòm ngay túi tiền
Vồ La nọ giặc liền bắt lấy
Nắm dây cương kéo lại một nơi
La gắng sức cự với người
Chúng đâm nát thịt tơi bời một khi
Than: “Danh vọng lảm chi cho cực
Gã hèn kia sao được yên thân
Mà ta đau đớn như rần”
La kia nghe thoảng lại gần đáp ngay:
Hễ cây cao gió lay càng dữ…
Mang cỏ khô ví thử như ta
Thì chi đến nỗi đau mà

Dès que les Chèvres ont brouté,
Certain esprit de liberté
Leur fait chercher fortune; elles vont en voyage
Vers les endroits du pâturage
Les moins fréquentés des humains.
Là s’il est quelque lieu sans route et sans chemins,
Un rocher, quelque mont pendant en précipices,
C’est où ces Dames vont promener leurs caprices;
Rien ne peut arrêter cet animal grimpant.
Deux Chèvres donc s’émancipant,
Toutes deux ayant patte blanche,
Quittèrent les bas prés, chacune de sa part.
L’une vers l’autre allait pour quelque bon hasard.
Un ruisseau se rencontre, et pour pont une planche.
Deux Belettes à peine auraient passé de front
Sur ce pont;
D’ailleurs, l’onde rapide et le ruisseau profond
Devaient faire trembler de peur ces Amazones.
Malgré tant de dangers, l’une de ces personnes
Pose un pied sur la planche, et l’autre en fait autant.
Je m’imagine voir avec Louis le Grand
Philippe Quatre qui s’avance
Dans l’île de la Conférence.
Ainsi s’avançaient pas à pas,
Nez à nez, nos Aventurières,
Qui, toutes deux étant fort fières,
Vers le milieu du pont ne se voulurent pas
L’une à l’autre céder. Elles avaient la gloire
De compter dans leur race (à ce que dit l’Histoire)
L’une certaine Chèvre au mérite sans pair
Dont Polyphème fit présent à Galatée,
Et l’autre la chèvre Amalthée,
Par qui fut nourri Jupiter.
Faute de reculer, leur chute fut commune;
Toutes deux tombèrent dans l’eau.
Cet accident n’est pas nouveau
Dans le chemin de la Fortune.

Dịch

Khi nào dê đã ăn no
Thì dê hay thích tự do chơi bời
Đi tìm những chốn xa khơi
Những vùng khuất nẻo, những nơi vắng người
Núi cao cây cỏ tốt tươi
Dưới khe sâu thẳm, đá đôi ba hòn!
Các cô đến đấy nhảy bon
Chẳng ai ngăn được dê non chạy quàng
Một hôm dê cái hai nàng
No nê bỏ nội cỏ vàng đi rong
Hai bên bờ suối nước trong
Tình cờ đâu lại đi cùng tới bên
Có cầu nho nhỏ bên trên
Đôi cầy họa mới đi len nhau vừa
Dưới khe dòng nước chảy bừa
Đứng trên nom xuống nghĩ mà ghê thay!
Nhịp cầu tấm ván lung lay
Vậy mà dê nọ bước ngay một đầu
Dê kia nào có hãi đâu
Đưa chân cũng bước đầu cầu bên kia
Thoát coi nào có khác chi
Vua Pha-nho với vua Louis hội đồng
Hai nàng bước một thong dong
Giữa cầu thoắt đã đicùng tới nơi
Kiêu căng ai lại nhường ai
Cũng nòi đáo để, cũng vai anh hùng
Cô này cậy cháu nhà tông
Dê này Bách lý là ông sáu đời
Con dòng cháu giống phải chơi!
Cô kia khi ấy tức thời nghĩ ra
Tổ tiên ngũ đại nhà ta
Là dê Tô Vũ ông cha kế truyền
Cũng là cháu phượng con tiên
Hai cô cùng dấn bước lên nhịp cầu
Nào ai có nhượng ai đâu
Ganh nhau cho đến đâm đầu xuống khe
Câu này chẳng những chuyện dê
Bước đường danh lợi ngưởi đi cũng đường

Nguyễn Văn Vĩnh là một gương mặt nổi bật của nền thơ ca Việt Nam. Mặc dù ông không có những thi phẩm do mình sáng tác nhưng lại có một lượng thơ dịch đồ sộ khiến nhiều người thán phục. Hãy đón xem phần 3 với những trang thơ mới độc đáo hơn nữa nhé! Thân Ái!

Xem Thêm: Nhà thơ Nguyễn Văn Vĩnh cùng những thi phẩm dịch vang danh phần 1

Related posts

Nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm và phần Bản quốc ngữ Hương Sơn (Sấm ký)

admin

Tuyển tập những bài thơ hay, nổi tiếng nhất của Bùi Đức Khiêm

admin

Nhà thơ Vũ Hoàng Chương và tập Bút nở hoa đàm phần thứ hai

admin

Leave a Comment