Nhà Thơ Nổi Tiếng

Nhà Thơ – Nhạc sĩ A Khuê Và Những Tác Phẩm Để Đời

Nhà thơ A Khuê (1948 – 13/8/2009) tên thật là Hoàng Văn Phúc sinh ra trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật, cha ông là danh vĩ cầm Hoàng Liêu, anh trai ông là nhạc sĩ Hoàng Lương. Nghệ danh A Khuê được nhà thơ đặt theo tên một cô gái mà ông yêu khi ông 15 tuổi.

Nhà thơ, nhạc sĩ A Khuê quê ở Hải Dương, từ nhỏ cha ông đã bắt ông học chơi vĩ cầm, ở vào giai đoạn tuổi thanh niên đã có lúc ông đi chơi nhạc kiếm tiền. Cuộc đời của nhà thơ A Khuê trải qua nhiều giai đoạn khá vất vả với nhiều lần chuyển chỗ ở: từ Quảng Ngãi chuyển vào Đà Nẵng, rồi về Đồng Nai. Sau đó ông lập gia đình và làm ruộng tại Sóc Trăng, sau đó ông quay lại sống cùng vợ con ở Đồng Nai cho đến lúc qua đời.

Nội Dung

Nhưng bài thơ nổi tiếng của nhà thơ, nhạc sĩ A Khuê được độc giả yêu thích bởi lối viết hiện đại đậm chất trữ tình. Với những vần thơ mộc mạc, chất phác tạo nên những tác phẩm để đời cho nền thơ ca Việt Nam.

Ông có hàng ngàn bài thơ, trong đó có ai tập thơ nổi tiếng nhất là tập thơ ” Lùa bò trong sương” và tập thơ ” Vàng bay”. Trong đó bài thơ nổi tiếng nhất của ông đã được phổ thành nhạc đó là bài “Về đây nghe em”: Về đây nghe em! Về đây mặc áo the đi guốc mộc, kể chuyện tình bằng lời ca dao… Phần ca từ của bài hát này mãi sống mãi với thời gian và được nhiều độc giả yêu thích.

Về phần nhạc, ông có gần 300 ca khúc, nhưng những ca khúc nhạc đó lại không được công chúng biết đến. Ông mất ngày 16 tháng 8 năm 2009, để lại vô vàn sự tiếc thương với độc giả yêu thơ. Ông ra đi là sự mất mát vô cùng lớn, rất nhiều nhà thơ, nhà văn đã viết nên những bài văn, bài thơ để tượng niệm ông.

Đồi trăng một cụm tóc phơi
Thưa em uống rượu tả tơi một mình
Đồi trăng một cụm phơi mình
Thưa anh tầm thể đã nghìn xuân qua
Đồi trăng u uất chưa bưa
Bữa qua tôi uống thêm mùa uất u
Đồi trăng không ngớt vi vu
Bữa nay tôi ngậm sương mù thở than
Đồi trăng mỏng diệu diệu vàng
Hồn bay bay giữa hai hàng hoa lê
Lên đồi khăn áo lê thê
Áo trăng quá lạnh tôi về giết trăng
Giết trăng tôi lại lên đồi
Ngơ ngơ ngác ngác tôi ngồi nhớ trăng
Đồi trăng đỏ, tôi mê man
Ôi tôi biết cõi phai tàn sau lưng
Đồi trăng uống rượu vô cùng
Xin thưa trời đất tôi mừng tôi say…

Hoa thơm nở nhuỵ trên đồi
Vỗ tay cánh bướm
Cô ngồi soi gương
Gương soi mắt biếc đoạn trường
Đau điên tôi gởi nỗi buồn cho cô
Nhè nhẹ thôi nhé hồn mơ
Bên kia đỉnh núi sương mờ tịch liêu
Cười im lặng chớ đừng reo
Sợ cây thu rụng xuống đèo tàn thu
Năm năm tôi ốm tương tư
Trăm con hạc trắng
Bỏ về lối xưa
Nên hồn đã chết trước mùa
Bây giờ lời tỏ bằng thừa mà thôi
Bình minh đỏ rực lên rồi
Môi cô hạt máu
Khóc lời tôi chăng
Thì xin cô hãy nhớ rằng
Trong tôi dòng máu vẫn hằng chảy ra
Năm năm tôi hát tôi ca
Lên cơn tôi múa
A ha tôi cười
Tang tang tang nước và trời
Tôi đội nón cỏ theo người về đâu…

Cây cỏ ở trên đồi
Hoa thơm mọc dưới đất
Hoa trắng xa lòng người
Mưa còn bay phới phất
Tối tăm bờ vực thẳm
Bi thiết lắm không lời
Hạt sương nào ướt đẫm
Quấn lấy phách hồn tôi
Ra đi hồn không áo
Ngỡ dòng sống là đây
Con ngươi tôi trâng tráo
Chẳng có một bóng mây
Soi mặt dòng nước biếc
Tôi là tôi đó ư
Hay bắt đầu là hết
Và sau cùng thiên thu
Đàn thiêng ngón nào láy
Có một giọt máu tươi
Hồn sao run lẩy bẩy
Giữa cuộc bọt bèo trôi
Cây cỏ ở trên đồi
Hoa thơm ẩn dưới đất
Trinh trắng xa lòng người
Buồn ôi! Bay lất phất

“Về đây nghe Em” được nhạc sĩ Trần Quang Lộc phổ nhạc thành bài hát cùng tên, do ca sĩ Tuấn Ngọc thể hiện.

Về đây mặc áo the đi guốc mộc
Kể chuyện tình bằng lời ca dao
Kể chuyện tình bằng hạt lúa mới
Kể chuyện tình bằng nồi ngô khoai
Về đây gọi tiếng xưa…
Về đây nghe em!
Về đây thả ước mơ đi hát dạo
Để chào đời bằng hạt sương mai
Để bằng lòng ngọt ngào hấp hối
Hận thù người lắng xuống
Tìm nhau như tìm xót xa…
Này hồn ơi lên cao
Đem ánh sáng hân hoan trên trời
Rọi vào đời
Cho ta tinh cầu yêu thương
Này thịt xương
Ta chưa mang theo
Khi ngã xuống mê man tủi hờn
Về đây nghe nhau thở dài trong đêm!
Về đây nghe em!
Cùng khóc trên sông nước buồn
Chờ lòng người trở về quê hương
Chờ hồn mình về dòng suối mát
Chờ thật thà vào lòng dối trá
Và nhạc hoa xin kiếp
Tạ ơn hoang phế gặp nhau…

Nhà thơ, nhạc sĩ A Khuê là một trong những di sản văn hóa, cây viết văn chương nổi tiếng của làng thơ hiện đại Việt Nam. Những bài thơ nổi tiếng của ông là những bài thơ bất hủ đi cùng năm tháng. Bài thơ “Về đây đi em” là một trong những bài thơ được phổ nhạc được nhiều độc giả yêu thích. Mỗi khi nghe bài hát này, ai cũng nhớ về những đóng góp của về nhà thơ, nhạc sĩ Văn Khuê – Hoàng Văn Phúc.

Related posts

Nhà thơ Tào Tuyết Cần cùng tập thơ Cúc Hoa Thi đặc sắc nhất

admin

Nhà thơ Trần Tế Xương và tuyển tập những bài thơ hay đặc sắc phần 2

admin

Nhà thơ Bùi Minh Quốc cùng trọn bộ thi phẩm hấp dẫn nhất phần 4

admin

Leave a Comment