Nhà Thơ Nổi Tiếng

Nhà thơ Tản Đà và những bài thơ xuất sắc để đời phần 2

Nhà thơ Tản Đà được đánh giá là viên gạch nối giữa hai thế kỷ. Bởi ở ông có những tứ thơ lãng mạn, những ý tưởng ngông nghênh. Và cũng có thể nói rằng ông chính là người đã chuẩn bị cho sự ra đời của thơ mới trong nền văn học Việt Nam. Chính bởi vậy ông đã có rất nhiều tác phẩm được đánh giá cao. Dưới đây chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn các bài thơ hay nhất của nhà thơ Tản Đà. Hãy cùng uct.edu.vn khám phá ngay nhé!

Nội Dung

Trong trần thế cảnh nghèo là khổ
Nỗi sinh nhai khốn khó qua ngày
Quanh năm gạo chịu tiền vay
Vợ chồng lo tính hôm rày, hôm mai

Áo lành rách vá may đắp điếm
Nhà ở thuê chật hẹp quanh co
Tạm yên, đủ ấm, vừa no
Cái buồn khôn xiết, cái lo khôn cùng

Con đi học, con bồng, con dắt
Lớn chưa khôn, lắt nhắt thơ ngây
Hôm hôm lớn bé sum vầy
Cũng nên vui vẻ mà khuây nỗi buồn

Nghĩ thiên hạ cho con đi học
Cảnh phong lưu phú túc nói chi
Những ai bần bạc hàn vi
Lo buồn đã vậy, vui thì cũng vui

Tan buổi học, mẹ ngồi tựa cửa
Mắt trông con đứa đứa về dần
Xa xa con đã tới gần
Các con về đủ quây quần bữa ăn

Cơm dưa muối khó khăn mới có
Của không ngon, nhà khó cũng ngon
Khi vui câu chuyện thêm giòn
Chồng chồng, vợ vợ, con con một nhà

Ăn rồi học, tối qua lại sáng
Ít tiền tiêu ngày tháng thảnh thơi
Chiều chiều, tối tối, mai mai
Miễn sao no được, việc đời quản chi

Con nhà khó nhiều khi vất vả
Ngoài học đường thư thả được đâu
Khi thời quẩy nước tưới rau
Chợ tan đón gánh theo sau mẹ già

Việc giấy bút vẫn là đi học
Cảnh gia đình khó nhọc nhường ai
Ví chăng có chí, có tài
Khi nên trời cũng cho người làm nên

Khắp xã hội nghèo hèn ai đó
Mẹ thương con thời cố công nuôi
Những con nhà khó kia ơi
Có thương cha mẹ thời vui học hành

Cũng chẳng kể thành danh lúc khác
Trời đã cho bước bước càng hay
Nghèo mà học được như nay
Vinh hoa chưa dễ sánh tày cái vui

Trong trần thế nhiều nơi phú quí
Nỗi buồn riêng ai ví như ai
Bày ra cái cảnh có trời
Vui buồn cũng ở tự người thế gian

Có tôn có tổ, có tổ có tôn; tôn tổ, tổ tôn, tôn tổ cũ;
Còn nước, còn non, còn non, còn nước; nước non, non nước, nước non nhà.
Câu đối phúng ông Lý Phèo
Cuộc trần ai cay đắng mặc ai ai, tưởng như khi cỗ nhớn mâm đầy, một miếng giữa làng danh phận thế;
Sự nhân thế tỉnh mơ là thế thế, này thôi lúc kèn đưa trống tiễn, ngã ba đường cái vợ con ai.

Lời người gánh ở bìa sau An Nam tạp chí)

Gánh nặng em ơi, đường trường
Cái thân anh bây giờ gánh nặng, em ơi, đường trường
Lòng anh như sắt mà cái tấm gan vàng em có thương nhau
Cái mặt giời tây, em ơi, gay gắt ở trên đầu
Dưới chân anh bóng xế, anh lại sầu cái nỗi cỏ may
Anh trông chung quanh, em ơi, thời những đá cùng cây
Non xanh nước biếc, suốt một ngày anh chẳng có gặp ai
Anh nhớ tới em, em ơi! giọt lệ anh vắn dài
Anh thương em tài sắc mà cái thân đời em chẳng có ra chi!
Bởi vì em mà anh phải ra đi
Trèo non rồi lặn suối, anh chẳng có quản gì cái tấm thân
Anh nghĩ cho đường xa, em ơi, đi mãi cũng gần
Có công anh mài sắt thời có lần nó cũng nên kim
Có thương nhau thời em quẩy gánh em đi tìm

Thân em tên gọi cây Đào
Đẹp tươi hoa thắm, ngọt ngào quả xanh
Lá non mơn mởn trên cành
Cành non yểu điệu như hình gái tơ
Từ khi em bé đến giờ
Bắt sâu vun gốc cũng nhờ tay ai
Em trông con gái những người
Khôn ngoan đã sẵn có giời phú cho
Thế mà nếu chẳng hay lo
Biết đâu rồi nữa chẳng thua cây đào

Em nghe lời chị, chị khuyên em
Chị nhủ đừng hay giở dậy đêm
Thân gái như mày đương nụ dại
Thế gian lắm kẻ muốn dòm xem
Phải cho ngoan mịn ra nền nếp
Rồi sẽ theo đòi với chỉ kim
Có nết có khôn thời có giá
Phong thu ai bảo bóng giăng thèm

Này con đường cũ chỗ này đây
Kìa khúc sông kia, đỉnh núi này
Cảnh vật còn nguyên sông với núi
Người như hơi lạ nước cùng mây
Núi cao sông rộng là quê quán
Nước chẩy mây bay mấy tháng ngày
Cảnh cũ người xưa thơ lại cũ
Đường đi vô hạn khách đông tây

Người ta sống đủ trăm năm thời có trăm lần xuân
Nhưng xuân thời xuân, nhưng người không xuân
Vì thế cho nên
Chị em ơi, người ta bảo rằng:
“Chơi xuân kẻo hết xuân đi”
Nhời nói ấy có ý nhị lắm
Tôi xin bầy tỏ như vầy
Này kìa những ai
Kẻ trên mạn ngược hay người về phía xuôi
Người trong cửa sang hay kẻ con nhà hèn
Kể từ ngày lọt tiếng khóc rơi ra
Bác mẹ bế ẵm nâng niu
Trải mấy lần nêu cao pháo nổ bánh trưng xanh
Mãi đến bây giờ mới vặn lẳn vành khăn
Mới thắt chặt giải yếm
Thế cũng xuân
Thế cũng chơi

Chơi thì chơi
Đã biết gì là xuân
Lại như lúc già
Mùi đời đã qua
Chồng con ăn ở là thế
Giá thấy có thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
Thời cũng chỉ kính đánh tổ tôm
Chỉ cốt nhai trầu miếng
Thế cũng xuân
Thế cũng chơi
Chơi thì chơi
Còn biết gì là xuân
Thế thì, khi tóc đã dài
Má đã hây
Vú đã nhúm
Nhi đầu chưa bạc
Nhi răng chưa long
Đách ngọc đoi vàng
Con tạo hóa nuông người trang điểm riết
Mày ngài mắt phượng
Khách tài hoa lắm kẻ chết mê tơi
Ấy đương độ người xuân
Chính độ người xuân
Có xuân thời mới xuân
Chơi đi thôi!
Chị em ơi
Chờ chi mãi đó?
Ta chơi hoa
Ta chơi mây
Ta chơi giăng
Ta chơi gió
Chơi hoa nhị
Chơi giăng vòng
Chơi đào tơ
Chơi sen ngó
Chơi chốn này không hay, tìm chơi chốn nọ

Tam tứ núi cũng trèo
Thất bát giang cũng lội
Sông Đào tắm mát
Xứ Đoài cấy thuê
Ấy mới xuân mà ấy mới chơi!
Can chi phải nương bóng bà Nguyệt, víu mối ông Tơ, mà đồng ruộng chổng mông, phòng không gãi rốn dã tai!
Nếu ngày xuân mà em hãy còn dài, thời có thể không chơi lúc này ta chơi lúc khác
Đi về ong bướm
Mặc ai tường đông
Nhưng mà không!
Của đắt đỏ giời buôn có ít
Có bấy nhiêu chơi hết thời thôi
Để dành cũng chẳng được rồi
Có tiền em dễ em ngồi em mua
Buồn cho ai tiếc rẻ lúc qua mùa
Sướng thời sướng, sướng đương thời không lại có
Thảm cho kẻ chơi lầm chơi hớ
Nước ao tù đậm địa ố mầu tươi
Ngàn thu khôn dại mấy người
Hồng nhan phải giống ở đời mãi ru!
Xem như thế thời ghê làm sao! Sợ làm sao! Tiếc thương làm sao!
Đó kia những ai, có là giống người, bảo thời phải nghe
Mỗi năm một tuổi
Như đuổi xuân đi
Măng mọc có lứa
Đôi ta có thì
Chơi đi thôi!
Chơi mau đi thôi!
Cho trống thủng
Cho chiêng long
Cho cờ quấn ngược
Kẻo cái già xồng xộc nó thì theo sau

Được nghe tin Sống mới ra đời
Nam Bắc xa xôi gửi mấy lời
Lục Tỉnh ước sao co đất lại
Ba Vì chung để đội giời chơi
Ngàn năm hoa thảo mầu xuân mới
Nửa bức sơn hà nét mực tươi
Sống ở trên đời cho đáng sống
Xin đừng gượng gạo sống như ai

Rượu đào năm mới rót mừng xuân
Nhớ lụt năm xưa Sửu trước Dần
Bị gậy lang thang người thuỷ hạn
Thơ văn lận đận khách phong trần
Hiệu hàng phá sản bao nhiêu chủ
Ôn dịch hành hung một lũ thần
Cho hay vận xấu đà qua khỏi
Vận thái từ nay chúc quốc dân

I
Một đàn cò trắng nó bay tung
Nó lại thương em lật đật chồng
Mày có biết ai người phụ bạc
Thời lên mách hộ với thiên công

II
Một đàn cò trắng đến giời xanh
Nó mách cho ai dám phụ tình
Giời bảo trần gian hay dắc díu
Sai ông Nguyệt xuống dứt tơ mành

Trang Chu phải lúc nhà nghèo,
Đi sang một chỗ tước hầu xin vay.
Hầu rằng: “Hãy đợi ít ngày,
Có ba trăm lạng, ta đây giúp mình.”
Trang Chu nổi giận bất bình,
Nhân đem câu chuyện bất tình nói chơi.
Rằng: “Chu trong lúc đường dài,
Giữa đường như có tiếng ai gọi gì…
Nhìn trong vết bánh xe đi,
Có con cá riếc nó thì thở than.
Ân cân Chu mới hỏi han:
– Riếc ơi! Riếc hỡi! Nguồn cơn thế nào?
Riếc rằng: – Gặp lúc ba đào,
Xin ông gáo nước dội vào thân tôi.
Chu rằng: – Riếc hãy nghỉ ngơi,
Đợi ta Ngô, Việt đi chơi chuyến này.
Vua Ngô ta bảo cho hay,
Rồi ta té nước sông Tây đón mình.
Riếc nghe nổi giận bất bình:
– Cám ơn ông đã thật tình giúp cho.
Thân tôi gáo nước là to,
Nghe ông, thời rẫy cá khô ông tìm.”

(Điệu hát sẩm)

Con chim khôn đậu trái non Đoài
Tiếng kêu réo rắt gọi người bắc nam
Năm canh dài ngủ mãi còn tham!
Trời đông đã sáng đi làm kẻo trưa
Giấc mơ mòng ai tỉnh hay chưa?
Các cô con gái cũng say sưa cái nỗi gì?
Thôi xin đừng gương lược làm chi
Chồng thì chưa có, ruộng thì bỏ hoang
Hỡi ai con gái trong làng!

Của thiêng ai bán mà mua
Ai cho mà lấy, ai thừa mà xin
Ai về nhắn chị cùng em
Bảo nhau mài sắt nên kim có ngày
Muốn sao cho được như thầy
Đường xa nghĩ nỗi sau này mới ngoan
Chút thân lẽo đẽo theo đàn
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân

Nực cười cho bác Mai Lâm
Thương nhau chi sớm mà lầm khóc nhau!
Cõi đời đã lánh xa đâu
Mà cho ai nhớ, ai sầu, hỡi ai!
Tóc tơ vương vấn còn dài
Con tằm còn trả nợ đời chưa xong
Lửa hương còn chất bên lòng
Nho tàn còn vẫn trong vòng trăm năm
Nực cười cho bác Mai Lâm
Thương nhau chi sớm mà lầm khóc nhau!
Suối vàng ai đã vội đâu
Mà cho ai tiếc, ai sầu, hỡi ai!
Bức dư đồ rách không bồi
Báo An Nam nghỉ biết đời nào ra
Hủ nho vô ích nước nhà
Rượu thơ còn vẫn la cà trăm năm
Nực cười cho bác Mai Lâm
Thương nhau chi sớm mà lầm khóc nhau!
Hồn thơ đã mất đi đâu
Mà cho ai khóc, ai sầu, hỡi ai!
Dưới trên còn đất còn giời
Còn non còn nước, còn người nước non
Đà chưa cạn, Tản chưa mòn
Còn ai thi sĩ, lại còn tri âm…
Nực cười cho bác Mai Lâm
Thương nhau chi sớm mà lầm khóc nhau!

Sau khi thi đỗ không về, Đỗ thị đi lấy chồng khác, hoá ra như điên làm

Đỗ cũng không mà cưới cũng không
Còn đeo áo đoạn để ai trông?
Kìa mầu Thượng Hải xanh xanh lót
Này giá Sơn Tây mấy mấy đồng
Đang buổi khan tiền chơi cách thế
Có ai biết của giúp nhau cùng
Thơ lưng chất nặng, tay buồn rỗi
Bán áo mà mua giấy viết ngông

Đùa các ông lang đăng báo công kích nhau

Đâm nhau bút chiến cuộc chưa thôi
Đại chiến dao cầu lại đến nơi!
Phương thuốc hồi xuân chưa mấy lọ
Thầy lang lưu huyết sẽ bao người?
Nghệ An, Đặc Lập nào ai đó?
Nam Định, Thần Tiên biết có ai?
Nhắc các bà lang xa kiếm chốn
Kẻo mà sứt trán lại mang tai

Ví chăng duyên nợ ba sinh
Làm chi đem cái tài tình trêu ai
Hỏi ai trên phố Hàng Khoai
Có ai Hàng Lọng là người năm xưa
Biết bao gội gió dầm mưa
Bức dư đồ giữ bây giờ còn đây!
Bờ Hồ những lúc sương bay
Con tầu Nam Định những ngày hết than!
Khen cho vững dạ bền gan
Ngọc vàng chửa nát, giang san hãy còn
Thương cho ruột héo gan mòn
Lửa nung ngày hạ, sóng vờn đêm đông
Nợ đời còn trả chưa xong
Con tằm còn phải đau lòng vương tơ!
Khối tình ôm nặng từ xưa
Tuyết sương bao nả bây giờ đầu xanh
Đêm khuya ngồi nhận tàn canh
Bút hoa thảo bức thư tình gửi ai
Chúc cho tạp chí lâu dài
Báo An Nam sống cùng người An Nam!
Sông Đà non Tản nghìn năm!

Trong đời người sáu, bảy mươi năm, bao nhiêu cảnh thuận, bao nhiêu cảnh nghịch, bao nhiêu cái sướng, bao nhiêu cái buồn, bao nhiêu cái cười, bao nhiều cái khóc; nhưng ngồi mà nghĩ, chỉ như canh bạc chơi một đêm.

Ngồi vào bàn bạc mà chơi, ai không muốn được. Nhưng sao cho được chắc mà không thua. Thua rồi lại được, được rồi lại thua, đỏ đỏ đen đen, lên voi xuống chó. Trong năm canh hì hục, được hẳng vui, thua dễ bẳn, thường tình ai cũng như ai. Trời chưa sáng, đêm còn dài, thời đồng tiền trong tay, nhiều cũng chưa hẳn có, hết cũng chưa chắc không. Tất đến lúc đứng dậy ra về, còn gì mới là được.

Người ta ở trong đời, khi nổi khi chìm, lúc may lúc rủi, không rồi lại có, đầy rồi lại vơi, lên lên, xuống xuống, như cây thụt máy tầu. Tiền chôn bạc chứa chưa là giầu; nhà gianh vách đất chưa là nghèo; võng, lọng, ngựa, xe chưa là vinh; xiềng, xích, gông, cùm chưa là nhục. Những cái đó chỉ như một ván tổ tôm: một cái búng quay, một tiếng sóc đĩa, làm cho ta đương mừng hoá lo, đương buồn hoá sướng, say mê chìm đắm, khóc hão, thương hoài. Cuộc đỏ đen còn ở lại với đời, thời ấm chè tàu, điếu thuốc lá, chén rượu cúc, bát cháo gà, không không thèm đòi, có cũng ăn chơi; trăm năm giũ áo chốn trần ai, còn gì mới là được.

Ông Khổng Tử khi trước, lúc đi câu, lúc đi bắn, lúc làm quan nhỏ, lúc làm quan to, lúc đi chơi lang thang, lúc ngồi nhà dạy học: tan cuộc 72 năm, còn được lại hai chữ thánh sư. Ông Nã Phá Luân lúc làm quan, lúc làm vua, lúc làm tướng, lúc trong tay 80 vạn quân lính, gầm hét châu Âu, lúc một mình giam lỏng chốn bãi bể; tan cuộc 52 năm, còn lại được một tiếng anh hùng.

Cũng có kẻ không to mà được bé, không nhiều mà được ít thời như ông Trương Tuần, ông Hứa Viễn, chữ song trung, ông Mẫu Tử chữ hiếu, ông Quý Bố chữ hoàng kim nặc, ông Tiếp Dư một chữ cuồng.

Còn như Vương Khải, Thạch Sùng, Lý Cầm, Lý Tiến, bạc năm canh tha hồ mở bát, vỗ túi về không. Át Trần, Mai Kiện, Tần Cối, Trương Hoằng Phạm, không những về không, để thêm tiếng cờ gian bạc lận. Nay cứ lấy lẽ thường mà nói, thời con người ta đã đem thân chơi cuộc đời, cũng nên liệu tính làm sao, lúc đứng dậy kiếm đôi ba chút. Có lẽ đánh bạc không mong được, mà chỉ thức đêm ăn nhục phở?

Nay ai ơi! Thử trèo bức tường đổ, trông quãng đồng xa, mồ con mả lớn, chỗ năm chỗ ba, chẳng quan thời dân, chẳng trẻ thời già, trước cũng người cả, bây giờ đã ma! Nào tiền nào của, nào cửa nào nhà, nào con nào vợ, nào câu đối đỏ, nào mành mành hoa, nào đâu đâu cả? mà chỉ thấy sương mù nắng rãi với mưa sa! Cuộc nhân thế từ xưa mã thế, làng chơi ta phải biết, trăm năm không dại dễ du mà?!

Nhắn cho con nhạn về Hà:
Những ai chơi bến sông Đà hôm xưa,
Mây xuôi, rồng ngược hững hờ,
Đá ngơ ngẩn núi, nước lờ đờ sông.
Khó thay! hai chữ “tương phùng”,
Nản lòng ai đến, thiệt lòng ai đi.
Mong sao hội ngộ có kỳ,
Rượu ngon cất chén, ta thì cùng vui.
Bây giờ mây ngược, rồng xuôi,
Sông vơ vẩn khúc, non bùi ngùi cây.
Tưởng còn “anh Tú” đâu đây!…

Giang Nam riêng một cảnh Bồng Lai
Hồng tía muôn ngàn chẳng kém ai
Vẻ ngọc long lanh pha sắc nước
Nhị non ngào ngạt lộn hương giời
Ơn mong thánh chúa nguôi lòng giận
Tình nặng quân vương mỉm miệng cười
Nhắn hỏi chơi hoa ai kẻ biết
Sang giàu ai biết, biết mà chơi

(Cơ quan của hội Ái hữu Trung, Bắc kỳ nông công thương)

Tạp chí ra đời gọi “Hữu thanh”
Chim tìm tiếng bạn mượn đề danh
Dám đâu sườn núi kêu con phượng
Âu cũng trên cành học cái oanh
Nam Bắc hỡi ai đường tiến hoá
Đông Tây nào những sách văn minh!
Hai mươi nhăm triệu đồng thanh cả
Hữu ái mong ai một chút tình

(Tiếng gọi bạn Trung, Nam, Bắc)

Trung Nam Bắc, chị cùng em
Chị em trông đó con chim gọi đàn
Chim kia còn biết gọi đàn
Chút tình hữu ái chị bàn cùng em

Con chồng dì ghẻ truyện Châu Nhai,
Từ hiếu hai bên được cả hai.
Mươi hạt ngọc trai bao hạt lệ,
Mấy hàng lệ ngọc báu hơn trai.

Trên đây là những bài thơ hay nhất của Tản Đà mà chúng tôi muốn giới thiệu với bạn. Thông qua các bài thơ này bạn có thể hiểu thêm được phong cách sáng tác của nhà thơ. Cũng như biết được tại sao ông lại được đánh giá cao như vậy. Và từ đó cũng hình thành được những nhận định và đánh giá chính xác về thời kỳ có sự giao thoa giữa văn học cổ điển và hiện đại. Cũng như đừng quên đón đọc những bài viết tiếp theo của chúng tôi để cùng cập nhật những bài thơ hay nhất bạn nhé!

Xem thêm: Nhà thơ Tản Đà và những bài thơ xuất sắc để đời phần 3

Related posts

Nhà thơ Bùi Chí Vinh và tập “Thơ đời” (2007) phần 2

admin

“Gửi Các Anh” (1954) Chế Lan Viên Đi Vào Lòng Người (P1)

admin

Nhà thơ Mai Đình và tuyển tập thơ Đôi hồn hay đặc sắc nhất

admin

Leave a Comment