Nhà Thơ Nổi Tiếng

Nhà Thơ Tào Thực Cùng Bài Thơ Thất Bộ Thi Ấn Tượng

Tào Thực là một nhà thơ lớn dưới thời Tam Quốc. Ông xuất thân dòng dõi hoàng tộc. Ông có nhiều bài thơ đặc sắc được bạn đọc tìm kiếm và chào đón. Thơ của ông còn lưu lại khoảng chừng 80 bài, đa phần là thơ ngũ ngôn, lời lẽ văn hoa mỹ lệ, tình cảm dạt dào, khảng khái. Ông là ngôi sao sáng chói nhất của nền văn học thời kỳ Kiến An

Hãy cùng chúng tôi khám phá bài thơ đặc sắc này nhé!

Nội Dung

– Tào Thực 曹植 (192-232) tự Tử Kiến 子建, là con thứ của Tào Tháo 曹操, em cùng mẹ với Tào Phi 曹丕. Lúc còn trẻ tuổi được cha yêu tài nên đời sống thong dong, sau Tào Tháo mất, Tào Phi tiếm vị Nguỵ Văn Đế đến Minh Đế (Tào Duệ), Tào Thực bị nghi kỵ, không được tham gia vào triều chính, ôm tâm sự uất ức mà mất sớm.

– Thơ của ông còn lưu lại khoảng chừng 80 bài, đa phần là thơ ngũ ngôn, lời lẽ văn hoa mỹ lệ, tình cảm dạt dào, khảng khái. Ông là ngôi sao sáng chói nhất của nền văn học thời kỳ Kiến An.

Thất Bộ Thi là một bài thơ nổi tiếng làm nên tên tuổi của Tào Thực. Bài thơ đã khẳng định được khả năng sáng tác thơ của ông chỉ trong vòng 7 bước chân. Bài thơ giản dị, tự nhiên, mà ý tứ thật sâu xa, gây xúc động cho nhiều thế hệ người đọc. Những điều trên đây, sách vở đã nói nhiều, không có gì lạ. Người ta vẫn xem đây là một danh tác bất hủ.

Hãy cùng nhau khám phá nét đặc biệt của bài thơ này nhé !

煮豆持作羹,
漉豉以為汁,
萁在釜下然。
豆在釜中泣,
本自同根生,
相煎何太急。

Thất bộ thi
Chử đậu trì tác canh,
Lộc thị dĩ vi trấp,
Cơ tại phủ há nhiên.
Đậu tại phủ trung khấp,
Bản tự đồng căn sinh,
Tương tiễn hà thái cấp.

Dịch nghĩa
Đun đậu nấu làm canh,
Lọc đậu để lấy nước.
Cành đậu đốt ở dưới nồi,
Hạt đậu ở trong nồi khóc.
Vốn từ một gốc sinh ra,
Sao lại đốt nhau khốc liệt như vậy?

Những người yêu thích văn học Trung Quốc hầu như ai cũng nhớ bài thơ Thất bộ thi của Tào Thực – nhà thơ kiệt xuất thời Kiến An, Trung Quốc. Bài thơ ngũ ngôn ngắn gọn mà súc tích, ý nghĩa phê phán sự sát phạt lẫn nhau trong nội bộ gia đình của giai cấp thống trị Trung Quốc.

Bài thơ được lưu truyền rất rộng rãi, được vận dụng thành thành ngữ: “Bản tự đồng căn sinh, tương tiễn hà thái cấp” là thành ngữ quen thuộc ngày nay vẫn dùng. Ngoài sử dụng thành ngữ, người ta còn lưu truyền câu chuyện xuất xứ bài thơ. Truyền rằng, Tào Thực là con trai thứ Tào Tháo, từ nhỏ đã nổi tiếng thông minh, 10 tuổi đã xuất khẩu thành thơ, hạ bút thành văn. 18 tuổi đã làm rất nhanh bài phú Đồng tước đài át hẳn các bài của anh em khiến ai cũng thán phục.

Tào Tháo rất yêu quý Tào Thực, có ý định lập làm thế tử nối nghiệp. Nhưng do tính Tào Thực chân thành nhưng phóng túng, lại hay say sưa tiệc rượu nên cuối cùng Tào Tháo đổi ý, đặt sự nghiệp chính trị vào tay Tào Phi tức Ngụy Văn đế sau này.

Tào Thực vốn có hoài bão công danh, muốn thực hiện chí hướng hưng bang kiến quốc, bị gạt bỏ như vậy thì buồn bã oán hận ngấm ngầm. Còn Tào Phi vốn đã ghen tức với Tào Thực từ lâu, đến khi xưng đế, sợ em trai oán hận làm phản nên tìm cách hại trước. Trong một bữa tiệc rượu có đông đảo bá quan cùng dự, Tào Phi bắt Tào Thực phải đi bảy bước làm xong một bài thơ. Nếu không làm được sẽ bị xử tội. Tào Thực đã bước đúng 7 bước và xuất khẩu thành bài Thất bộ thi:

” Chử đậu nhiên đậu cơ
Đậu tại phủ trung khấp
Bản tự đồng căn sinh
Tương tiễn hà thái cấp?”
(Nấu đậu bằng cây đậu
Hạt đậu trong nồi khóc:
Vốn một gốc sinh ra
Sao đốt nhau quá gấp?)

Bài thơ giản dị, tự nhiên, mà ý tứ thật sâu xa, gây xúc động cho nhiều thế hệ người đọc. Những điều trên đây, sách vở đã nói nhiều, không có gì lạ. Người ta vẫn xem đây là một danh tác bất hủ.

Nhưng gần đây, giới nghiên cứu Trung Quốc có ý kiến cho là bài thơ đó không phải của Tào Thực, vì trong các thi tập của Tào Thực không thấy ghi lại. Ý kiến phản bác cho rằng, bài thơ không được ghi trong thi tập là có lý do, vì sau khi Tào Phi chết, con là Tào Duệ lên ngôi tức Ngụy Minh đế, vẫn căm ghét Tào Thực. Nội dung bài thơ lại chê trách Tào Phi mạnh mẽ và nặng nề như vậy thì không được phép lưu lại là điều dĩ nhiên.

Có một ý kiến đáng tin cậy mà giới nhiên cứu cần quan tâm là bài thơ này đích xác của Tào Thực song đã bị đời sau sửa lại. Đó là sách Thế thuyết tân ngữ của Lưu Nghĩa Khánh thời Nam triều, một bộ sách rất có giá trị về sử liệu, trong thiên Văn học có chép: Ngụy Văn Đế từng bắt Đông A Vương (tức Tào Thực) đi bảy bước phải làm xong bài thơ. Không xong sẽ xử tội. Bài thơ làm xong ngay như sau:

” Chử đậu trì tác canh
Lộc thị dĩ vi trấp
Cơ tại phủ hạ nhiên
Đậu tại phủ trung khấp
Bản tự đồng căn sinh
Tương tiễn hà thái cấp ”

Vậy là bài thơ không phải 4 câu mà là 6 câu. Đặc biệt đáng lưu ý là hai câu đầu có gắn với một món ăn quen thuộc, thời nay thì tầm thường, song thời đó lại là mỹ vị: Món tương đậu xị, tức ta gọi là “tương tàu”, người Trung Quốc thường hay dùng hấp cá rất ngon.

Có lẽ thời Ngụy – Tấn, món này mới được phát minh, được xem là ngon và lạ nên được các đế vương và giới quý tộc ưa thích. Cũng trong sách Thế thuyết tân ngữ thiên Ngôn ngữ còn chép một chuyện nhỏ thời Tây Tấn: “Học giả Lục Cơ đến yết kiến Vương Vũ Tử. Vũ Tử sai dọn mấy hũ kem sữa dê ra đãi rồi hỏi: “Ở Giang Đông các ông có món nào địch nổi món này không?”.

Lục Cơ nói: “Có món đậu xị, vị ngon hơn”. Quý Công tử phương Bắc cụt hứng vì cứ tưởng món kem sữa dê là ngon nhất thiên hạ. Thế mà Lục Cơ lại cho là không bằng món tương tàu của vùng mình”. Xem thế đủ biết giá trị của món đó cao thế nào và Tào Thực hẳn rất thích ăn nên lúc bất thần phải ứng phó mới nhớ đến ngay tức thì và nảy tứ làm thơ như vậy.

Hai câu đầu là:

” Chử đậu trì tác canh
Lộc thị dĩ vi trấp ”
(Nấu đậu cho chín thành canh
Lọc lấy chất tương làm đậu xị)

Sự việc bình thường quen thuộc từ dân dã đến quý tộc như vậy được đưa vào mở đầu bài thơ rất tự nhiên và rất thực tế khiến hai câu sau vừa thực lại vừa hư, hợp lý mà xúc động:

” Cơ tại phủ hạ nhiên
Đậu tại phủ trung khấp”
(Thân đậu đốt dưới nồi
Hạt đậu trong nồi khóc)

Dùng chính thân cây để làm củi đốt, nấu chín hạt của mình. Vật vô tri dường như đã gợi cho người đọc một cảm giác đau thân xác, để rồi dẫn đến nỗi đau tinh thần bởi 2 câu khóc:

” Bản tự đồng căn sinh
Tương tiễn hà thái cấp?”
(Vốn cùng một gốc sinh ra
Sao đốt nhau gấp thế?)

Vừa đau đớn vừa phẫn hận, vừa oán trách vừa tủi hờn, Tào Thực rất rõ ý độc của anh nên những câu thơ không chỉ có nước mắt mà có cả những tia lửa.

Cổ kim không thiếu những chuyện cha con, anh em thời phong kiến tranh quyền đoạt lợi, sát phạt lẫn nhau, song viết thành thơ hay như thế thì chỉ có Thất bộ thi của Tào Thực.

Vấn đề chúng tôi muốn nói ở đây là văn bản tác phẩm. Xưa nay, giới nghiên cứu cũng như người đọc thường chỉ thấy bài thơ 4 câu, nhưng Thế thuyết tân ngữ lại chép những 6 câu.

Sách Thái bình quảng ký cũng chép bài Thất bộ thi 6 câu như vậy. Bài 4 câu thì lần đầu xuất hiện trong Văn tuyển với lời chú của Lý Thiện đời Đường: Văn Đế bắt Trần Tư (tức Trần Tư Vương Tào Thực) đi bảy bước phải làm xong bài thơ. Thơ rằng:

” Cơ tại táo hạ nhiên
Đậu tại phủ trung khấp
Bản tự đồng căn sinh
Tương tiễn hà thái cấp?”

Lý Thiện đã bớt đi hai câu đầu và đổi chữ “phủ” thành chữ “táo” (bếp). Thời Đường, chuyện bớt đi như vậy cũng thường có trong giới văn chương.

So với bài 6 câu, Lý Thiện chú thêm như vậy vẫn bảo lưu được nội dung chủ yếu. Tinh thần bài thơ vẫn rõ, ý tứ chính vẫn nguyên vẹn lại nổi bật hơn khiến người đọc cảm khái vô cùng. Thay đổi như vậy thật là cao thủ.

Nhưng so sánh sẽ thấy bài 6 câu chân thật chất phác hơn: Hai câu đầu nói rõ nấu đậu để làm gì? Tác giả tả rất cụ thể: Nấu chín thành canh rồi lọc lấy chất tương (cho thêm hương liệu để lên men, làm thành món đậu xị, chuyện này đương thời ai cũng biết). Đó là cách làm món ăn rất thịnh hành đời Nguỵ – Tấn, nhưng đến đời Đường thì món này quá bình thường, không cần quan tâm. Vậy là trình độ khoa học kỹ thuật tiến lên cũng có ảnh hưởng đến văn chương nghệ thuật.

Xét ở góc độ thơ ca thì bỏ đi hai câu như vậy rất hay. Nhưng ở góc độ văn bản, văn hiến thì phải nói như Thế thuyết tân ngữ mới đúng. Ở góc độ tìm hiểu về Tào Thực thì cũng nên quan tâm chi tiết thú vị này để thấy thêm chất đời trong thơ ca ông.

Trên đây, uct.edu.vn đã dành tặng bạn bài thơ Thất Bộ Thi đặc sắc. Bài thơ đã được nhiều thế hệ bạn đọc yêu thích và truyền tụng. Khẳng định được khả năng sáng tác thơ xuất thần của Tào Thực . Bài thơ gián tiếp ám chỉ anh em tương tàn lẫn nhau. Hãy đồng hành cùng chúng tôi để theo dõi những bài viết đặc sắc hơn nhé! Thân Ái  

Related posts

BST Kho Tàng Thơ Đặc Sắc Của Cao Bá Quát Phần 6

admin

Nhà thơ Vũ Hoàng Chương và tập Lửa từ bi (1963) hay đặc sắc

admin

Nhà thơ Đinh Hùng cùng tập thơ Đường Vào Tình Sử hấp dẫn nhất phần 4

admin

Leave a Comment