Nhà Thơ Nổi Tiếng

Nhà thơ Tú Mỡ cùng những tác phẩm dịch nổi tiếng phần 2

Đến với những trang thơ dịch của Tú Mỡ, ta càng thêm phần nào thán phục trước ngòi bút sắc bén cùng tài năng thiên phú của ông. Không những sáng tác thơ hay và đặc sắc mà ông còn có độ am hiểu ngôn ngữ hiếm có. Ông là một hình tượng để các nhà thơ trẻ noi theo. Cùng nhau theo dõi những trang thơ của Tú Mỡ ngay nhé!

Nội Dung

L’enfant et le maitre d’ecole
Dans ce récit je prétends faire voir
D’un certain sot la remontrance vaine.
Un jeune enfant dans l’eau se laissa choir,
En badinant sur les bords de la Seine.
Le Ciel permit qu’un saule se trouva,
Dont le branchage, après Dieu, le sauva.
S’étant pris, dis-je, aux branches de ce saule,
Par cet endroit passe un Maître d’école.
L’Enfant lui crie: “Au secours! je péris.”
Le Magister, se tournant à ses cris,
D’un ton fort grave à contre-temps s’avise
De le tancer: “Ah! le petit babouin!
Voyez, dit-il, où l’a mis sa sottise!
Et puis, prenez de tels fripons le soin.
Que les parents sont malheureux qu’il faille
Toujours veiller à semblable canaille!
Qu’ils ont de maux ! et que je plains leur sort!”
Ayant tout dit, il mit l’enfant à bord.
Je blâme ici plus de gens qu’on ne pense.
Tout babillard, tout censeur, tout pédant,
Se peut connaître au discours que j’avance:
Chacun des trois fait un peuple fort grand;
Le Créateur en a béni l’engeance.
En toute affaire ils ne font que songer
Aux moyens d’exercer leur langue.
Hé! mon ami, tire-moi de danger:
Tu feras après ta harangue.

Dịch

Trong chuyện này tôi xin tả đúng
Một thằng ngu lên giọng trái mùa
Một hôm có đưa trẻ thơ
Nhởn nhơ dạo bước trên bờ sông Xen
Nhỡ trượt cẳng ngã liền xuống nước
Phúc làm sao vớ được cành dương
Trước là ơn Chúa rộng thương
Sau nhờ cành liễu khỏi cơn tai nàn
Một thầy đồ lang thang tới nẻo
Đứa trẻ thơ kêu réo hết hơi
“Cứu tôi! Chết mất thầy ơi!”
Thầy đồ đạo mạo quay người đứng coi
Lên ngay giọng trái thời nghiêm nghị
Mắng trẻ thơ: “Đồ khỉ nhãi con!
Trông kìa, nó mất trí khôn!
Công đâu nuôi nấng thằng ôn vật này!
Chẳng qua bố mẹ mày vô phúc
Đẻ con hư chăm sóc toi công
Thương thay số kiếp long đong
Làm cha mẹ chẳng đau lòng lắm ru!”
Diễn thuyết xong, thầy đồ khệ nệ
Bước ra lôi đứa trẻ lên bờ
Chuyện này còn mắng vào lắm kẻ
Bọn ba hoa, hoạnh họe, sính tài
Lời tôi đã rõ nói ai
Kể ba hạng ấy ngợm người khá đông
Tạo hóa cưng chi dòng giống đó?
Thấy việc là chúng nó lôi thôi
Tìm đường múa mép khua môi
Chao ôi! ông bạn, cứu tôi đã nào!
Xong rồi sẽ nói tào lao…

Dans le cristal d’une fontaine
Un Cerf se mirant autrefois
Louait la beauté de son bois,
Et ne pouvait qu’avecque peine
Souffrir ses jambes de fuseaux,
Dont il voyait l’objet se perdre dans les eaux.
Quelle proportion de mes pieds à ma tête !
Disait-il en voyant leur ombre avec douleur :
Des taillis les plus hauts mon front atteint le faîte ;
Mes pieds ne me font point d’honneur.
Tout en parlant de la sorte,
Un Limier le fait partir;
Il tâche à se garantir;
Dans les forêts il s’emporte.
Son bois, dommageable ornement,
L’arrêtant à chaque moment,
Nuit à l’office que lui rendent
Ses pieds, de qui ses jours dépendent.
Il se dédit alors, et maudit les présents
Que le Ciel lui fait tous les ans.
Nous faisons cas du beau, nous méprisons l’utile;
Et le beau souvent nous détruit.
Ce Cerf blâme ses pieds qui le rendent agile;
Il estime un bois qui lui nuit.

Dịch

Trong dòng suối tựa thuỷ tinh
Hôm xưa Hươu đứng soi mình nước trong
Khen chạc đẹp; hài lòng, thích lắm
Thấy gióng chân cà khẳng lại buồn
Chân thon lấp ló dưới nguồn
Làm Hươu khó chịu, đòi cơn Hươu sầu
Than rằng: “Ngắm từ đầu đến cẳng
Khác nhau xa, coi chẳng xứng nào
Đầu thì chấm ngọn cây cao
Cẳng thì lếu đếu, bảnh bao nỗi gì!”
Hươu đang nói vân vi như thế
Thấy chó săn, ù té chạy ngay
Cố sao thoát khỏi nguy đây
Cắm đầu phóng vút như bay vào rừng
Tai hại tệ, cặp sừng trang trí
Làm cho Hươu cứ bị vướng hoài
Cái chân tác dụng cứu đời
Cái sừng lại cản, đang thời nguy cơ
Hươu tỉnh ngộ bây giờ đổi giọng
Oán món quà trời tặng hàng năm
Đẹp thường ta trọng, ích ta khinh
Cái đẹp thường khi hại đến mình
Chân giúp Hươu nhanh, Hươu lại oán
Đi mê bộ chạc phản Hươu lành

Bertrand avec Raton, l’un Singe et l’autre Chat,
Commensaux d’un logis, avaient un commun Maître.
D’animaux malfaisants c’était un très bon plat;
Ils n’y craignaient tous deux aucun, quel qu’il pût être.
Trouvait-on quelque chose au logis de gâté,
L’on ne s’en prenait point aux gens du voisinage.
Bertrand dérobait tout; Raton de son côté
Etait moins attentif aux souris qu’au fromage.
Un jour au coin du feu nos deux maîtres fripons
Regardaient rôtir des marrons.
Les escroquer était une très bonne affaire:
Nos galands y voyaient double profit à faire,
Leur bien premièrement, et puis le mal d’autrui.
Bertrand dit à Raton: Frère, il faut aujourd’hui
Que tu fasses un coup de maître.
Tire-moi ces marrons. Si Dieu m’avait fait naître
Propre à tirer marrons du feu,
Certes marrons verraient beau jeu.
Aussitôt fait que dit: Raton avec sa patte,
D’une manière délicate,
Ecarte un peu la cendre, et retire les doigts,
Puis les reporte à plusieurs fois;
Tire un marron, puis deux, et puis trois en escroque.
Et cependant Bertrand les croque.
Une servante vient: adieu mes gens. Raton
N’était pas content, ce dit-on.
Aussi ne le sont pas la plupart de ces Princes
Qui, flattés d’un pareil emploi,
Vont s’échauder en des Provinces
Pour le profit de quelque Roi.

Dịch

Khẹc với Meo, một mèo một khỉ
Chủ cùng chung hú hí một nhà
Cũng phường quỉ quái tinh ma
Lưu manh một giuộc dễ mà chịu ai
Trong nhà hễ thấy tai thấy hại
Chính quân này nào phải ai quanh
Khẹc thì ăn cắp như ranh
Mèo không rình chuột, chỉ rình sữa bơ
Một hôm nọ hai xừ đại bợm
Hạt dẻ tây nhòm nướng trong lò
Xoáy ăn nhằm món bở to
Một công đôi việc giở trò tinh ranh
Trước là được thỏa tình ích kỷ
Sau nữa là toại chí hại nhân
Khẹc bảo Meo, bạn chí thân:
“Hôm nay huynh trổ ngón thần đệ coi
Hạt dẻ đó hãy cời chơi thử
Nếu trời sinh đệ đủ tài ba
Lửa hồng kều hạt dẻ ra
Phóng tay phải biết, mấy mà chẳng hay!”
Nghe dứt lời, làm ngay tức khắc
Mèo dùng chân, kỹ thuật tinh vi
Cời cời, gạt gạt gio đi
Thò vào thụt lại kể chi mấy lần
Kều một hạt, dần dần hai hạt
Ba hạt… tay giảo hoạt thạo nghề
Trong khi thằng Khẹc chầu rìa
Hạt này hạt nữa tì tì cắn ăn
Chị tớ gái bất thần xịch tới
Thôi thế là bán sới cả hai
Mèo ta bị xỏ chẳng hài
Người ta bảo thế: trò đời khác đâu!
Lắm vương tước chư hầu cũng rứa
Phận đầu sai hớn hở công lao
Nước sôi lửa bỏng lăn vào
Để ngài hoàng đế thượng trào hưởng công

Travaillez, prenez de la peine :
C’est le fonds qui manque le moins.
Un riche laboureur, sentant sa mort prochaine,
Fit venir ses enfants, leur parla sans témoins.
” Gardez-vous, leur dit-il, de vendre l’héritage
Que nous ont laissé nos parents :
Un trésor est caché dedans.
Je ne sais pas l’endroit ; mais un peu de courage
Vous le fera trouver : vous en viendrez à bout.
Remuez votre champ dès qu’on aura fait l’août :
Creusez, fouillez, bêchez ; ne laissez nulle place
Où la main ne passe et repasse. “
Le père mort, les fils vous retournent le champ,
Deçà, delà, partout : si bien qu’au bout de l’an
Il en rapporta davantage.
D’argent, point de caché. Mais le père fut sage
De leur montrer, avant sa mort,
Que le travail est un trésor.

Dịch

Hãy lao động cần cù gắng sức,
Ấy chân lưng sung túc nhất đời.
Phú nông gần đất xa trời
Họp riêng con lại ngỏ lời thiết tha
Rằng: “Ruộng đất ông cha để lại
Các con đừng khờ dại bán đi
Kho vàng chôn dưới đất kia
Cha không biết chỗ. Kiên trì gắng công
Tìm khắc thấy, cuối cùng sẽ thắng
Xốc ruộng lên tháng tám sau mùa
Tay cày, tay cuốc, tay bừa,
Xới qua xới lại chẳng chừa chỗ không”
Bố chết. Các con cùng gắng gổ
Lật tung đồng đây đó khắp nơi.
Kỹ càng công việc xong xuôi,
Cuối năm lúa tốt bời bời bội thu.
Vàng với bạc giấu mô chẳng thấy,
Rõ ràng ông bố ấy khôn ngoan:
Trước khi từ giã trần gian,
Lấy câu “lao động là vàng” dạy con.

Un jour, sur ses longs pieds, allait, je ne sais où,
Le héron au long bec emmanché d’un long cou:
Il côtoyait une rivière.
L’onde était transparente ainsi qu’aux plus beaux jours;
Ma commère la carpe y faisait mille tours,
Avec le brochet son compère.
Le héron en eût fait aisément son profit:
Tous approchaient du bord, l’oiseau n’avait qu’à prendre.
Mais il crut mieux faire d’attendre
Qu’il eût un peu plus d’appétit:
Il vivait de régime et mangeait à ses heures.
Après quelques moments, l’appétit vint: l’oiseau,
S’approchant du bord, vit sur l’eau
Des tanches qui sortaient du fond de ces demeures.
Le mets ne lui plut pas; il s’attendait à mieux,
Et montrait un goût dédaigneux,
Comme le rat du bon Horace.
«Moi, des tanches! dit-il; moi, héron, que je fasse
Une si pauvre chère? Et pour qui me prend-on?»
La tanche rebutée, il trouva du goujon.
«Du goujon! c’est bien là le dîner d’un héron!
J’ouvrirais pour si peu le bec! aux dieux ne plaise!»
Il l’ouvrit pour bien moins: tout alla de façon
Qu’il ne vit plus aucun poisson.
La faim le prit: il fut tout heureux et tout aise
De rencontrer un limaçon.
Ne soyons pas si difficiles:
Les plus accommodants, ce sont les plus habiles;
On hasarde de perdre en voulant trop gagner.
Gardez-vous de rien dédaigner,
Surtout quand vous avez à peu près votre compte.
Bien des gens y sont pris. Ce n’est pas aux hérons
Que je parle; écoutez, humains, un autre conte:
Vous verrez que chez vous j’ai puisé ces leçons.

Dịch

Mỏ dài tra cán cổ dài
Chú Cò trên bộ chân choài khẳng khiu
Đi đâu thất thểu, lều nghều
Cò rò dạo bước một chiều chơi rong
Nó đi theo rẻo bờ sông
Dòng êm, sóng lặng, nước trong, đẹp trời
Mẹ đĩ Chép nhởn nhơ bơi
Cùng cha cu Trắm lượn chơi nghìn vòng
Sát bờ cá lội thong dong
Cò ta chỉ đớp là xong, khó gì
Nhưng Cò còn khảnh, chờ khi
Ngấu hơn tí nữa khai tì ngon ơ
Kiêng khem, ăn uống đúng giờ
Lát sau Cò đói, dạo bờ ngó trông
Cá Rô từ dưới đáy sông
Ngoi lên mặt nước lượn vòng xung xinh
Chú Cò ngủng nghỉnh làm thinh
Chờ mồi thật thích khẩu mình mới xơi
Lắc đầu chê hẩm chê hôi:
“Cò đây, đừng tưởng như ai mà rằng!
Cá Rô xứng miệng ta chăng?
Đồ tồi ấy chẳng thèm ăn tanh mồm”
Chê Rô, Cò gặp Bống còm:
“Bống ư? Đâu phải bữa tươm nhà Cò!
Trời ơi, trời có thấu cho
Thứ này há mỏ nuốt vô sao đành”
Còn là há mỏ suông tình
Cá đi mất hết, tép ranh chẳng còn
Bấy giờ đói đã nổi cơn
Cò thôi đỏng đảnh, mừng rơn sướng rền
May còn vớ được con Sên
Khó tính làm chi, việc chẳng nên
Xuề xoà dễ dãi mới ăn tiền
Tham vơ món bở thường khi hỏng
Mất cả chì chài trớn mắt lên
Chê ỏng chê eo, đừng quá quắt
Nhiều no ít đủ chẳng lo phiền

Toute puissance est faible, à moins que d’être unie.
Ecoutez là-dessus l’esclave de Phrygie.
Si j’ajoute du mien à son invention,
C’est pour peindre nos moeurs, et non point par envie;
Je suis trop au-dessous de cette ambition.
Phèdre enchérit souvent par un motif de gloire;
Pour moi, de tels pensers me seraient malséants.
Mais venons à la Fable ou plutôt à l’Histoire
De celui qui tâcha d’unir tous ses enfants.
Un Vieillard prêt d’aller où la mort l’appelait:
Mes chers enfants, dit-il (à ses fils, il parlait),
Voyez si vous romprez ces dards liés ensemble;
Je vous expliquerai le noeud qui les assemble.
L’aîné les ayant pris, et fait tous ses efforts,
Les rendit, en disant: “Je le donne aux plus forts.”
Un second lui succède, et se met en posture;
Mais en vain. Un cadet tente aussi l’aventure.
Tous perdirent leur temps, le faisceau résista;
De ces dards joints ensemble un seul ne s’éclata.
Faibles gens! dit le père, il faut que je vous montre
Ce que ma force peut en semblable rencontre.
On crut qu’il se moquait; on sourit, mais à tort.
Il sépare les dards, et les rompt sans effort.
Vous voyez, reprit-il, l’effet de la concorde.
Soyez joints, mes enfants, que l’amour vous accorde.
Tant que dura son mal, il n’eut autre discours.
Enfin se sentant prêt de terminer ses jours:
Mes chers enfants, dit-il, je vais où sont nos pères.
Adieu, promettez-moi de vivre comme frères;
Que j’obtienne de vous cette grâce en mourant.
Chacun de ses trois fils l’en assure en pleurant.
Il prend à tous les mains ; il meurt; et les trois frères
Trouvent un bien fort grand, mais fort mêlé d’affaires.
Un créancier saisit, un voisin fait procès.
D’abord notre Trio s’en tire avec succès.
Leur amitié fut courte autant qu’elle était rare.
Le sang les avait joints, l’intérêt les sépare.
L’ambition, l’envie, avec les consultants,
Dans la succession entrent en même temps.
On en vient au partage, on conteste, on chicane.
Le Juge sur cent points tour à tour les condamne.
Créanciers et voisins reviennent aussitôt;
Ceux-là sur une erreur, ceux-ci sur un défaut.
Les frères désunis sont tous d’avis contraire:
L’un veut s’accommoder, l’autre n’en veut rien faire.
Tous perdirent leur bien, et voulurent trop tard
Profiter de ces dards unis et pris à part.

Dịch

Một cụ già sắp quy tiên
Gọi ba con đến kề bên bảo rằng:
Các con, đây bó que khăng
Các con thử bẻ được chăng, xem nào
Rồi cha sẽ giảng thấp cao
Mối gì gắn bó que vào một thanh
Cậu Cả gắng sức bình sinh
Hoài công: -Nhường các chú mình khỏe hơn
Cậu Hai tiếp lấy, lên gân
Cũng không bẻ nổi, đến lần cậu Ba
Cả ba cậu mất thời giờ
Bó khăng chẳng chuyển, que gô chặt rồi
Chẳng cái nào bị gẫy rời
Bấy giờ cha mới ngỏ lời khoan thai:
Yếu sao yếu vậy sức trai!
Để cha tỏ rõ cho coi sức già
Mọi người tưởng cụ nói ngoa
Mỉm cười nghi hoặc hóa ra cưới xằng
Cụ già liền tháo bó khăng
Bẻ từng cái một dễ dành như chơi
Đồng lòng mạnh thế con ơi!
Thuận hòa gắn bó một đời thương nhau
Cụ già giở bệnh ít lâu
Vẫn không thêm bớt trước sau một lời
Sau nghe mình sắp lìa đời
Trối trăn cụ lại đôi hồi mấy câu:
Các con ở lại cùng nhau
Để cha vĩnh biệt về chầu tổ tiên
Lời cha căn dặn chớ quên
Anh em như khúc ruột liền sống chung
Cha chờ lời hứa cuối cùng
Buông tay nhắm mắt, lòng không hận gì
Các con khóc lóc xin thề
Đưa tay cụ nắm, cụ về âm cung
Gia tài ba cậu hưởng chung
Của nhiều, việc rối bòng bong cũng nhiều
Kẻ kiện nợ, người đơn kêu
Tay ba đoàn kết, mọi điều cũng êm
Tình hiếm có, ắt chẳng bền
Chẳng bao lâu khúc ruột liền phân chia
Máu đào gắn bó xưa kia
Ngày nay mối lợi làm lìa nhau ra
Tham lam ganh tị bất hòa
Thầy cò thầy kiện một hùa kéo vô
Chia gia tài khá gay go
Cãi nhau phần nhỏ phần to tranh giành
Quan tòa tứ đốm tam khoanh
Lần lần kết án hết anh đến chàng
Rồi thì chủ nợ lân bang
Kẻ đòi đền thiệt, người toan sửa lầm
Anh em nhà mất đồng tâm
Người ưng thỏa thuận, người ngầm phá ngang
Thế là sẩy nghé tan đàn
Gia tài khánh kiệt, thở than chậm rồi
Que khăng bó chặt tách rời
Tiếc thay! chẳng rút được bài học hay

Rien ne pèse tant qu’un secret ;
Le porter loin est difficile aux dames ;
Et je sais même sur ce fait
Bon nombre d’hommes qui sont femmes.
Pour éprouver la sienne un mari s’écria,
La nuit étant près d’elle : Ô dieux ! qu’est ce cela ?
Je n’en puis plus ! on me déchire !
Quoi ! j’accouche d’un œuf ! ─ D’un œuf ? ─ Oui, le voilà
Frais et nouveau pondu : gardez bien de le dire ;
On m’appelleroit poule. Enfin n’en parlez pas.
La femme, neuve sur ce cas,
Ainsi que sur mainte autre affaire,
Crut la chose, et promit ses grands dieux de se taire ;
Mais ce serment s’évanouit
Avec les ombres de la nuit.
L’épouse, indiscrète et peu fine,
Sort du lit quand le jour fut à peine levé ;
Et de courir chez sa voisine :
Ma commère, dit-elle, un cas est arrivé ;
N’en dites rien surtout, car vous me feriez battre :
Mon mari vient de pondre un œuf gros comme quatre.
Au nom de Dieu, gardez-vous bien
D’aller publier ce mystère. —
Vous moquez-vous ? dit l’autre : Ah ! vous ne savez guère
Quelle je suis. Allez, ne craignez rien.
La femme du pondeur s’en retourne chez elle.
L’autre grille déjà de conter la nouvelle :
Elle va la répandre en plus de dix endroits ;
Au lieu d’un œuf elle en dit trois.
Ce n’est pas encor tout ; car une autre commère
En dit quatre, et raconte à l’oreille le fait :
Précaution peu nécessaire,
Car ce n’étoit plus un secret.
Comme le nombre d’œufs, grâce à la renommée,
De bouche en bouche alloit croissant,
Avant la fin de la journée
Ils se montoient à plus d’un cent.

Dịch

Giữ chuyện kín sao mà bứt rứt
Mang được lâu khó nhất các bà
Và tôi biết, chuyện kề cà
Lắm ông tính cũng rất là nữ nhi
Anh chàng nọ muốn truy thử vợ
Lúc đêm khuya, kêu rú bên tai:
“Ôi, tôi đau đẻ trời ơi!…
Ô hay! Đẻ cái quái thai trứng tròn!
Cái trứng hả? – Đây dòm xem thử
Chính nó đây nóng hổi? Và tươi
Giữ mồm giữ miệng mình ơi
Sểnh ra thiên hạ gọi tôi là “gà”
Chuyện này chị vợ ta lớ ngớ
Cũng như nhiều chuyện nọ chuyện kia
Cứ tin là thật và thề
Phật trời chứng giám, chẳng hề hé răng
Nhưng lời thề quên phăng rất chóng
Đã tan vào cùng bóng đêm tăm
Chị chàng vô tứ vô tâm
Trời hửng sáng, mới bước chân khỏi giường
Đã lẻn tót ngay sang hàng xóm
“Bà chị ơi, này gớm! Ôi cha
Chồng tôi ở cữ đêm qua
Đẻ ra trứng lớn hơn ba trứng thường
Giữ kín nhé, vô chừng bí mật
Lộ ra, chàng sẽ quật chết tôi”
Bà hàng xóm đáp: “Chị ơi
Xưa nay chị lạ gì tôi nữa nào
Còn muốn nói đùa sao đó hử
Cứ yên lòng chẳng sợ lộ đâu”
Vợ chàng đẻ về chưa lâu
Bà hàng xóm đã nao nao nóng lòng
Bà đem chuyện lạ lùng đi kháo
Cứ ton ton loan báo mươi nhà
Một quả trứng hoá thành ba
Cuộc truyền tin đã hết đà cho đâu
Một mẹ khác tăng câu chuyện lạ
Thấm thoắt thành bốn quả trứng tươi
Cũng thì thọt, cũng rỉ tai
Cần chi úp mở, “bem” khai toạc rồi
Rồi số trứng cứ dôi lên mãi
Mồm truyền mồm, càng nói càng tăng
Hết ngày lên tới ngoại trăm.

Tính chất hiện thực là một đóng góp đặc sắc của Tú Mỡ vào nền thơ công khai hồi ấy, chất trào phúng nằm ngay trong sự việc. Tài dùng khẩu ngữ dân gian của Tú Mỡ rất điêu luyện. Bên cạnh đó những trang thơ dịch lại góp phần không nhỏ làm nên tên tuổi của ông. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này của chúng tôi!

Xem Thêm: Nhà thơ Tú Mỡ cùng những tác phẩm dịch nổi tiếng phần 1

Related posts

Nhà thơ Hồng Thanh Quang và trọn bộ những trang thơ ấn tượng phần 2

admin

Nhà Thơ Tùng Thiện Vương Cùng Những Bài Thơ Đặc Sắc Phần 3

admin

Nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm và Bản quốc ngữ Nguyễn Quân (Sấm ký)

admin

Leave a Comment