Nhà Thơ Nổi Tiếng

Phan Khôi Cùng Những Bài Thơ Đi Cùng Năm Tháng

Phan Khôi là một nhà thơ mở đầu cho phong trào thơ mới. Ngoài là một nhà thơ ông còn là một nhà báo tài năng. Một người tích cực áp dụng tư tưởng duy lý phương Tây, phê phán một cách hài hước thói hư tật xấu của quan lại phong kiến và thực dân Pháp. Ông nổi tiếng với tính cách chính trực được mệnh danh là ngự sử văn đàn. Những bài thơ của ông mang đậm tính triết lý và tố cáo sự cai trị tàn ác của bọn thực dân nên được rất nhiều bạn đọc yêu thích và tìm kiếm

Sau đây, xin mời các bạn cùng uct.edu.vn cảm nhận ngòi bút tài hoa của ông qua những bài thơ do ông sáng tác

Nội Dung

– Phan Khôi 潘魁 (1887-1959) hiệu Chương Dân, Tú Sơn, là học giả, nhà thơ, nhà văn, nhà báo, nhà lý luận và phê bình văn học, sinh tại Điện Bàn, Quảng Nam.

– Ông là cháu ngoại Tổng đốc Hà Nội Hoàng Diệu, học chữ Hán và đỗ tú tài năm 19 tuổi nhưng cổ vũ và mở đầu cho phong trào Thơ mới.

– Ông còn là một nhà báo tài năng, một người tích cực áp dụng tư tưởng duy lý phương Tây, phê phán một cách hài hước thói hư tật xấu của quan lại phong kiến và thực dân Pháp.

– Ông cũng là một trong số ít nhà báo tiếp thu nhiều tư tưởng mới, đa văn hoá từ Hồng Kông, Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp… Ông còn nổi tiếng vì sự trực ngôn, trước 1945 được mang danh là Ngự sử văn đàn.

– Ông phê phán chính sách cai trị của người Pháp một cách sát sườn, đối thoại với các học giả từ Bắc đến Nam không e dè kiêng nể.

– Cuối năm 1954 hoà bình lập lại, Phan Khôi về Hà Nội cùng với các văn nghệ sĩ khác.

– Trong thời gian 1956-1957, ông là một trong những người thành lập tờ Nhân văn và có các bài phê phán giới lãnh đạo văn nghệ lúc bấy giờ, bị buộc phải ngừng sáng tác, được ít lâu thì ông qua đời năm 1959 tại Hà Nội.

Phan Khôi là một nhà thơ lớn ở nước ta thời kì cận đại. Những bài thơ của ông đều phê phán khéo léo cách cai trị của bọn thực dân pháp. Lên án những điều còn tồn tại của giới lãnh đạo văn nghệ thời bấy giờ. Tuy sau này ông đã bị ngừng sáng tác nhưng những bài thơ ấy đã tạo nên một tiếng vang lớn trong làng thơ ca Việt Nam.

Hãy cùng nhau cảm nhận ý nghĩa sâu sắc của những bài thơ này nhé!

Con bé thở cá nằm trên giường,
Mắt sâu da bợt còn nhắm xương;
Mẹ nó dệt thuê nhà ông bá,
Cha nó đi làm xâu đắp đường.

Trời đâu dong ruổi cha nó về,
Nhìn con đau ruột khoanh tay ngồi tỉ tê:
“Con ôi! chết đau cũng còn có phương cứu,
Chết đói thôi thì cha phải chịu;
Làm ra chẳng đủ để nuôi con,
Thà cha cùng chết khỏi mang xấu!

Mẹ nó hôm nay chừng có gạo,
Đi về lật đật xổ bọc áo.
Thấy chồng mừng quíu thấy con thương.

Chạy ngay vô bếp nấu đĩa cháo,
“Hỡi con trống bụng đã ba ngày.
Hôm nay có gạo có cha đây;
Rán ăn với cha với mẹ một xỉ cháo.
Trước khi chết được no là may!”

Mẹ nó nói thì nói,
Nó chết là hết đói.
Đập tay một cái kêu “mẹ ơi!”
Trợn ngước mắt lên liền tắt hơi.

Mẹ nó vật mình xuống lăn lóc,
Túm lấy cha nó mà kêu khóc.
“Anh ơi anh khá để tôi ra,
Gẫm lại thân tôi quá cực nhọc.
Với anh mười năm ba đứa con.
Đứa nào cũng chết một kiếp như nhau luôn!
Tôi không có sức sanh đẻ nữa,
Thà cho tôi về tôi chịu son!”

Vừa ưa ông cố đến an ủi,
Biểu đừng khóc nữa cũng đừng tủi:
“Trẻ con chết hẳn lên thiên đàng,
Vì nó trong sạch chưa phạm tội”.

Kẻ làm thơ nầy vốn vô can,
Nghe ông cố nói cũng pha ngang:
Hỏi ông sao chẳng chết đói bằng tuổi nó
Để ông sớm được lên thiên đàng?

Đời loạn vua hèn quan giết dân,
Ông thần pháp luật đứng bằng chân.
Trời sinh thẻo sắt tuôn ra máu,
Đổ lại trên đầu lũ bất nhân.

Trăm tám người linh, một vẻ hào,
Nằm trên rượu thịt gối thương đau.
Xưa nay nổi việc phường này cả,
Tú sĩ Vương Luân có kẻ nào?

Khăn áo hương hoa lạy Võ Tòng.
Giết người như bác mới anh hùng;
Một đêm đi đứt mười lăm mạng,
Hàng máu trên tường nhỏ giọt hồng!

Võ nghệ tuy thường, lượng khác thường
Gần xa suy phục Hắc Tam Lang.
Cho hay trong cuộc phong vân đó,
Ai lượng hơn người, ấy chủ trương.

Nầy vũng Lương Sơn nay ở đâu?
Xa trông che khuất mấy ngàn lau!
Hát anh bài hát sau bia sách,
Cảm khái riêng ta với Á đầu…

Eo đất vắt rừng già ra nước,
Thành con sông xanh biếc dài ghê!
Khỉ ho cò gáy tứ bề,
Ta đem thân đến chốn này làm chi!
Nhớ từ trẻ gian nguy từng trải,
Bước giang hồ bước mãi chưa thôi.
Mảnh thân còn chọi với đời,
Hiểm nghèo là bạn, chơi vơi là nhà.
Cảnh hiu quạnh, có ta có chủ,
Bằng không ta chẳng phụ Hoá công.
Vẻ ra cái cảnh lạ lùng,
Làm cho cọp biển, cá đồng hay sao?
Xuồng ba lá đâu nào chàng Thổ,
Rượu dế mang theo mỗ lưng bầu.
Mũi chàng trước, lái ta sau,
Mái chèo khoan nhặt con trào ngược xuôi.
Bóng chiều nhuộm mũi lau vàng úa,
Khói, nước, trăng, mây bủa tưng bừng.
Vạch lau rẽ khối tung tăng,
Trên trời, dưới nước bên rừng giữa ta.
Lô túp lá xà xà trong ngút,
Chợt thuyền con vùn vụt ngang dòng.
Nguồn đào có phải đây không?
Vũng Lương Sơn phảng phất cùng là đây.
Vừng ác lặn chòm cây đen sậm,
Vào càng sâu càng lắm vẻ u.
Rặng dừa lướt gió vi vu,
Chim về ổ thốt, vượn ru con chuyền.
Bỗng cái sạt, mái truyền hùm vọt,
Sáng lập loè ngọn đuốc ma trơi.
Ó vùng dậy, khỉ reo cười,
Trăm yêu ngàn quái nhè người mà trêu.
Sạt đằng mũi, mái chèo toan đánh,
Lái phất ngang, dường tránh cơn nàn.
Uỷ kìa, rắn hổ phùng mang,
Vượt sông, rẽ sóng băng ngàn như tên.
Vụt đáy nước trông lên cây trụ,
Hẵng đây rồi cá sấu quých đuôi.
Trăm cái sợ, cướp cái vui,
Tới dành chẳng tiện, muốn lùi chỉn khôn.
Sởn tóc gáy, bồn chồn tấc dạ,
Vững tay chèo nấn ná hồi lâu.
Vừng trăng như hẹn hò nhau,
Trồi lên mặt biển dọi vào gầm hang.
Gợn mát bóng cá vàng giỡn nước,
Lá lật sương chim bạc đeo cành.
Xa trông rừng thắt khung xanh,
Sông phơi dải lụa trắng tinh một màu.
Rỡ muôn tượng như chào lạy khách,
Lặng một chiều dường trách lấy nhau.
Cảnh sao biến đổi quá mau,
Rõ hai thế giới trước sau nửa giờ.
Cảnh đối cảnh những ngờ mộng mị,
Hoặc là do tâm lý mà ra.
Tầm u bước đã quá xa,
Canh khuya trăng lặn liệu mà về đi.
Xoàng hơi cúc khì khì cười mãi,
Tóc phất phơ dưới trải bóng trăng.
Giữa dòng chiếc lá thung thăng,
Lần dò lối cũ bâng khuâng chạnh niềm:
Gẫm thân thế ba chìm bảy nổi,
Lại phen này lạc lối tới đây.
Một đêm cảnh vật đổi thay,
Rồi ra sao nữa sau này trăm năm!
Ngâm mấy vận tạm làm du ký,
Chép gởi người tri kỷ đường xa.
Người như rõ biết ý ta.
Thì nâng chén rượu mà ca khúc này.

Mồng bảy tháng bảy năm Mậu Thân
Chiếu lệ bắc cầu qua sông Ngân
Hằng hà vô số cu li quạ
Bay bổng về trời dường trẩy quân
Hai bên bờ sông đậu lốc ngốc
Con thì kêu đói, con kêu nhọc
Bổng nghe lịnh trời truyền khởi công
Nào con đầu cúi, con lưng cong
Thêm thầy Lý Bẻo đứng coi việc
Đụng đâu đánh đó như bao bông!
Ngán cho cái kiếp làm dân thiệt
Làm có ăn không, chết cho chết
Cắn cỏ kêu trời, trời chẳng nghe
Một con bay lên đứng diễn thuyết
Hỡi đồng bào nghe tôi nói đây:
Dân quyền mạnh nhất là đời nay,
Việc mà chẳng phải việc công ích
Không ai có phép đem dân đày
Trối kệ Hoàng Ngưu với Chức Nữ
Qua được thời qua không thời chớ?
Quốc dân Ô Thước tội tình chi?
Mà bắt xâu bơi làm khổ sở
Anh em ta, hè, về quách thôi!
Luôn thể kéo nhau vào cửa trời
Dộng trống đăng vân, ầm đế tọa
Ngai vàng bệ ngọc rung rinh rơi
Nghe tin dân QUẠ nổi cách mệnh
Đường sá xa xuôi, việc nặng nề
Phần lũ con thơ ở nhà khóc!
Trời sai thiên lôi ra thám thính
Đầu đen máu đỏ quyết hi sinh!
Ngừng búa thiên lôi không dám đánh.
Năm mây bỗng thấy chiếu trời ra,
Đánh chữ đại xá trời ban tha.
Dân QUẠ ở đâu về ở đó,
Từ nay khỏi bắt cầu Ngân Hà.
Ờ té ra:
Mềm thì ai cũng cắn!
Rắn thì trời cũng nhả.
Hằng hà sa số cu li QUẠ
Bay về hạ giới kêu KHÁ! KHÁ!

Hồng nào hồng chẳng có gai
Miễn đừng là thứ hồng rày không hoa
Là hồng thì phải có hoa
Không hoa chỉ có gai mà ai chơi?
Ta yêu hồng lắm hồng ơi!
Có gai mà cũng có mùi hương thơm.

Tuổi già thêm bệnh hoạn
Kháng chiến thấy thừa ra
Mối sầu như tóc bạc
Cứ cắt lại dài ra

Ðến ngọn đèn làm bầu bạn cũng không có
Ðắp lên thân suy tàn một tấm chăn kép
Chợp mắt mơ là nhằm miếng chua cay
Có vợ con mà sống chia cách
Không sinh kế đành phải ăn nhờ
Nghe tiếng gà mừng vùng dậy
Kháng chiến bốn lần gặp xuân rồi!

Nắng chiều đẹp có đẹp
Tiếc tài gần chạng vạng
Mặc dù gần chạng vạng
Nắng được nắng cứ nắng.

Người tim bặt óc lặng dòng tình
Tai mắt như không phải của mình
Thấy dưới ánh trăng muôn khúc nhạc
Nghe trong tiếng ếch một màu xanh
Suối tiên mát mẻ bao cho chán
Giấc mộng vờn mơn vẫn chẳng thành
Cái thú vui xưa nào thấy nữa
Ngủ say thức thỉnh dậy buồn tênh.

Hai mươi bốn năm xưa,
một đêm vừa gió lại vừa mưa,
Dưới ngọn đèn mờ, trong gian nhà nhỏ,
hai cái đầu xanh kề nhau than thở:

– “Ôi đôi ta, tình thương nhau thì vẫn nặng,
mà lấy nhau hẳn đà không đặng:
Để đến nỗi tình trước phụ sau,
chi bằng sớm liệu mà buông nhau!”

– “Hay nói mới bạc làm sao chớ!
buông nhau làm sao cho nỡ?
Thương được chừng nào hay chừng ấy,
chẳng qua ông Trời bắt đôi ta phải vậy!
Ta là nhân ngãi, đâu phải vợ chồng,
mà tính chuyên thuỷ chung!”

*

Hai mươi bốn năm sau,
tình cờ đất khách gặp nhau:
Đôi cái đầu đều bạc. Nếu chẳng quen lung,
đố có nhìn ra được?
Ôn chuyện cũ mà thôi. Liếc đưa nhau đi rồi,
con mắt còn có đuôi.

Bình Tây trấn Bắc sử nghìn thu,
Áy cỏ mờ rêu đất một u!
Ấy dũng ấy trung là thế thế!
Mà ân mà nghĩa ở mô mô!
Chim gào hờn sót xuân ầm ỹ;
Hùm thét oai lưu gió vụt vù,
Cái chuyện anh hùng ai giở đến,
Hồ Tây còn vẳng tiếng chuông bu.

Trên đây, uct.edu.vn đã dành cho bạn những bài thơ hay của nhà thơ Phan Khôi. Những bài thơ bộc lộ lòng yêu nước của ông, lên án mạnh mẽ sự cai quản của bọn thực dân Pháp đối với nước ta. Hy vọng bài viết này sẽ làm hài lòng các bạn. Cảm ơn các bạn đã luôn đồng hành và theo dõi chúng tôi trong suốt thời gian qua !

Related posts

Nhà thơ Hải Như cùng những bài thơ đặc sắc nhất

admin

Nhà Thơ Phan Bội Châu Cùng Tập Thơ Tiếng Việt Đặc Sắc Phần 2

admin

Nhà thơ Tế Hanh cùng tập thơ Khúc Ca Mới được yêu thích mọi thời đại phần 2

admin

Leave a Comment