Thơ Hay

” Rắn Đầu Biếng Học ” – Sự thông minh tài trí của nhà thơ Lê Quý Đôn

Rắn Đầu Biếng Học là một câu thơ đặc sắc trong bài Rắn Đầu Rắn Cổ của nhà thơ Lê Quý Đôn. Ông từ bé đã nổi tiếng là thần đồng . Ông có một kho tàng thơ lớn và giá trị sâu sắc

Bài thơ này chính là một tác phẩm của ông khi bé. Tên bài thơ do quan đặt ý nói cậu bé cứng đầu, lười học.Vậy mà Lê Quý Đôn đã tài tình sử dụng từ “rắn” để ghép vào trong nội dung các câu thơ của mình và ví mình như Khổng Tử – Mạnh Tử (từ nay Trâu Lỗ xin siêng học). Quan hết sức thán phục

Bài thơ gợi cho chúng ta thấy sự thông minh nhanh trí của nhà thơ. Chúng ta cùng nhau khám phá bài thơ đặc sắc này nhé!

Chẳng phải liu điu vẫn giống nhà!
Rắn đầu biếng học quyết không tha.
Thẹn đèn hổ lửa đau lòng mẹ,
Nay thét mai gầm rát cổ cha.
Ráo mép chỉ quen tuồng lếu láo,
Lằn lưng chẳng khỏi vết roi da.
Từ nay Trâu Lỗ xin siêng học,
Kẻo hổ mang danh tiếng thế gia!


Lê Quý Đôn là một nhà thơ nổi tiếng của nước ta. Ông có một kho tàng thơ đồ sộ và được nhiều người ca ngợi đánh giá cao. Trong đó bài thơ Rắn Đầu Rắn Cổ được yêu thích hơn cả bởi độ tài tài tình của ông khi ông còn bé. Sau khi đọc qua bài thơ chắc hẳn các bạn muốn tìm hiểu kĩ hơn nữa phải không? Ngay bây giờ xin mời các bạn theo dõi nhé!

Tình cờ tôi được đọc được bài viết của nhà thơ Trần Nhuận Minh in ở tờ Văn nghệ Công an (số ra ngày 1/4/2013): “Có thể tin bài thơ “Rắn đàu biếng học” là của Lê Quý Đôn được không?”. Lâu nay Trần Nhuận Minh là người đã góp công sưu tầm và đính chính một số bài thơ cổ có giá trị và cũng từ lâu, ông không tin “Rắn đầu biếng học” là của Lê Quý Đôn. Để bàn bạc, ông cho in lại bài thơ theo tờ tạp chí Văn học và tuổi Trẻ số 1/2013. Xin trích:

” Chẳng phải liu điu cũng giống nhà
Rắn đầu biếng học quyết không tha
Thẹn đèn hổ lửa đau lòng mẹ
Nay thét mai gầm rát cổ cha
Ráo mép chỉ quen tuồng lếu láo
Lằn lưng chẳng khỏi vết roi cha
Từ nay Trâu Lỗ xin siêng học
Kẻo hổ mang danh tiếng thế gia.”

Rồi nhà thơ Trần Nhuận Minh lần theo những giảng giải từng câu thơ một trong bài viết của Tạp chí Văn học và tuổi trẻ nhằm chỉ ra rằng hai từ “Trâu Lỗ” ở câu thơ thứ (7) “Từ nay Trâu Lỗ xin siêng học” chính là tên quê hương của Khổng Tử và Mạnh Tử chứ không phải như cách giải thích của tác giả bài viết trên Văn học và tuổi trẻ, rằng “Trâu Lỗ” là tên ghép của một loại rắn “Hổ trâu” mà nhà thơ Trần Nhuận Minh chưa nghe tên bao giờ.

Để đi tới không công nhận bài thơ “Rắn đầu biếng học” là của Lê Quý Đôn, nhà thơ Trần Nhuận Minh bàn tiếp: Thời Lê Quý Đôn (1726-1784) đạo Nho đang rất thịnh. Cụ Lê Trọng Thứ (cha của Lê Quý Đôn) theo đạo học, đã đỗ tiến sĩ, làm quan Bộ Lễ, một cương vị phải giữ khuôn phép luật lệ, lẽ nào lại có thể cho phép cậu con giai của mình, dù là thần đồng mới chín, mười tuổi có thể làm bài thơ với cách nói thất lễ, kiểu như: Sau khi bị cha đánh đòn lằn lưng mà lại dám viết “Từ nay Trâu Lỗ xin siêng học”, có khác gì nói thẳng với bố rằng “Từ nay Cụ Tổ Của Bố xin siêng học”. Thú thật, đọc đoạn phân tích, bình luận này, tôi quá bất ngờ! Trước nay, mỗi khi nhắc tới hai chữ “Trâu Lỗ”, tôi thường liên tưởng đấy là miền “Đất thánh” của Nho học, nơi sinh ra Khổng Tử, Mạnh Tử, sinh ra những lễ nghi văn hóa, những quy ước tổ chức đời sống từ vua đến dân, từ vợ tới chồng, từ cha đến con… Nên đọc “Từ nay Trâu Lỗ xin siêng học” tôi hiểu là cậu bé Lê Quý Đôn thông minh nhưng nghịch ngộ, có tài, sau những đòn roi rèn cặp, dạy dỗ của cha mẹ đã ngộ được ra rằng: Giờ con đã nhận ra đạo học sáng như gương treo ở đất “Trâu Lỗ” của cụ Khổng, cụ Mạnh, từ nay con sẽ chăm chỉ học hành. Câu thơ trên không cho tôi một chút cảm nghĩ nào gần với cái ý “Từ nay Cụ Tổ Của Bố xin siêng học” theo cách hiểu của nhà thơ Trần Nhuận Minh cả.

Tôi tin rất nhiều người, dù đọc đi đọc lại, thậm chí vận dụng cả vào đời sống với nhiều suy thoái đạo đức cả trong gia đình, nhà trường và ngoài xã hội hiện nay, cũng đều thấy khó có đứa trẻ nào mới lên 10 tuổi lại dám có cách nói ngỗ ngược: “Từ nay Cụ Tổ Của Bố xin siêng học” để nói với bố mình như thế, huống chi thời Lê Quý Đôn. Tôi trộm nghĩ lan man, nếu cụ Lê Trọng Thứ hiểu được ý con mình làm vậy, dù là thần đồng cũng bị chặt làm đôi, chứ không chỉ đánh đòn và bài thơ đã được đốt đi chứ không lưu lại được đến bây giờ? Cứ cho cách giải thích của Trần Nhuận Minh, là đúng, rằng đây là bài thơ đời sau làm, rồi gán vào tên Lê Quý Đôn thì tác giả bài thơ này dứt khoát vẫn phải là người được học Nho học. Qua bài thơ từ ý tứ, câu chữ sắc sảo, linh hoạt, với cách dùng điển cố chặt chẽ là vậy, hẳn phải là người Nho học có tài, dù không còn trọng đạo như xưa cũng không dám “tôm lộn cứt lên đầu” mà viết câu thơ như ý nhà thơ Trần Nhuận Minh hiểu.

Nhân đây cũng xin nói thêm: Tôi được học thuộc lòng bài thơ cổ này từ lúc còn nhỏ ở cụ đồ trường làng, giờ vẫn nhớ như in lời thầy giảng: “Đây là bài thơ rất tài, hình ảnh, ý tứ, câu chữ không những sinh động mà chính xác đến từng chữ, không có chữ nào lặp lại trong suốt cả tám câu thơ”. Câu thơ thứ 6 tôi vẫn nhớ là “Lằn lưng cam chịu vết năm ba”, vừa rất gợi những vết roi trên lưng còn in lại, vừa tránh được chữ “chẳng” trùng với chữ “chẳng” ở đầu câu 1 và bỏ được chữ “cha” cùng vần với chữ “cha” ở cuối câu 4, là điều mà niêm luật những bài thơ cổ hết sức tránh. Với tay nghề tài hoa, tác giả bài thơ này chắc không để lỗi làm vậy .

Còn chuyện về “rắn hổ trâu”, người dân đất bãi sông Hồng quê tôi thường truyền cho con cháu: Đây là loại rắn độc, trước khi tấn công thường phun phì… phì… như trâu, để uy hiếp đối phương .

Trên đây, uct.edu.vn đã dành cho bạn bài thơ Rắn Đầu Rắn Cổ đặc sắc của nhà thơ Lê Quý Đôn. Qua đó chúng ta thêm phần khâm phục khả năng và sự nhanh trí của ông. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này!

Related posts

Bài thơ Giữa Dòng – nhà thơ Phú Sĩ

admin

Bài thơ Con tôi đâu? – Nhà thơ Dương Tuấn

admin

Bài Ca Xuân 68 – Lời khích lệ nhân dân tiến công bảo vệ đất nước

admin

Leave a Comment