Ngữ Văn 8

Soạn bài: Đi đường (Tẩu lộ) Trong sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 8

Để giúp các em làm Soạn bài: Đi đường (Tẩu lộ) Trong sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 8 hay nhất. Bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về bài thơ để có thể chuẩn bị thật tốt bài soạn của mình trước khi đến lớp. Hãy cùng nhau theo dõi ngay bây giờ nhé! 

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 40 sgk Ngữ văn 8 tập 2) :

    Đối chiếu giữa nguyên tác với bản dịch nghĩa, dịch thơ:

    Nguyên tác viết theo thể tứ tuyệt Đường luật nhưng dịch thơ theo thể lục bát → thể thơ lục bát mặc dù uyển chuyển, tự nhiên nhưng đã làm giảm đi chất thép cứng cỏi trong bài.

    Điệp ngữ tẩu lộ tẩu lộ, trùng san trùng san trùng san gợi ra sự điệp trùng, cái vất vả người tù phải đối mặt, bản dịch làm mất điệp ngữ ở câu mở đầu.

    Trùng san nghĩa là lớp núi trùng điệp nhưng bản dịch lại dịch là núi cao.

Câu 2 (trang 40 sgk Ngữ văn 8 tập 2) :

    Bài thơ biểu hiện rõ nét kết cấu thể thơ tứ tuyệt đường luật, bám theo trình tự kết cấu này chúng ta nắm được mạch triển khai tứ thơ.

    Câu đầu (khai) – mở ra ý thơ: nhắc tới sự khó khăn là điều hiển nhiên của người đi đường, ý thơ thấm thía từ sự trải nghiệm của người đi trên hành trình gian nan ấy.

    Câu thừa – mở rộng, triển khai, cụ thể hóa ý thơ: Những khó khăn, gian khổ của người đi đường được cụ thể hóa bằng hình ảnh núi non lớp lang, trùng điệp, hiểm trở là quãng đường mà người đi phải vượt qua.

    Câu chuyển chuyển ý (câu quan trọng để bộc lộ ý thơ trong bài thơ tứ tuyệt): Khi vượt qua hết những khó khăn, khổ cực sẽ lên đến đỉnh cao chót vót.

    Câu hợp – gắn kết với câu chuyển để tổng kết, thâu tóm ý thơ: đứng trên đỉnh cao nước non ngàn dặm thu vào tầm mắt.

Câu 3 (trang 40 sgk Ngữ văn 8 tập 2) :

    Điệp ngữ: trùng san, tẩu lộ nhằm:

    Tạo âm hưởng, nhịp điệu cho bài thơ.

    Nhấn mạnh những khó khăn, gian khổ mà người đi đường phải vượt qua.

    Khẳng định tinh thần cứng cỏi của người khi vượt qua những điều chông gai.

Câu 4 (trang 40 sgk Ngữ văn 8 tập 2) :

    Nếu như câu 2 tập trung vẽ ra cảnh núi non trùng điệp kéo dài bao la qua thủ pháp điệp ngữ thì câu 4 vẽ ra tư thế đĩnh đạc, đường hoàng cũng như tâm thế sảng khoái bay bổng của thi nhân. Dường như ta bắt gặp nhà thơ đang dang rộng bàn tay như muốn ôm cả non sông đất trời, đón nhận cảnh sắc thiên nhiên bao la, khoáng đạt trong niềm sung sướng của một con người vừa vượt qua một chẳng đường đi vất vả. Hình tượng nhân vật trữ tình trong câu 4 vững chãi và kì vĩ giữa cái bao la của đất trời.

    Song hai câu thơ không chỉ có ý nghĩa miêu tả mà còn là một bài học thấm thía, sâu sắc mà ngắn gọn về đường đời: nếu kiên trì, chịu khó vượt qua gian lao chồng chất, nhất định sẽ tới thắng lợi vẻ vang.

Câu 5 (trang 40 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

    Bài thơ không đơn thuần là miêu tả và kể về hành trình đi đường.

    Mượn chuyện đi đường với muôn vàn khó khăn, thử thách để vươn tới đỉnh cao Người muốn nhắn nhủ bài học kinh nghiệm về đường đời, con đường cách mạng gian lao, lâu dài và nhất định thắng lợi.

    Lời thơ bình dị, cô đọng, chân thực nhưng lại hàm chứa tính triết lý sâu sắc.

Trên đây chúng tôi đã chia sẻ đến các bạn Soạn bài: Đi đường (Tẩu lộ) Trong sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 8. Với những gợi ý trên chắc hẳn sẽ giúp các bạn hiểu bài được tốt hơn phải không nào! Cảm ơn đã theo dõi bài viết này của chúng tôi nhé!

Related posts

Soạn bài: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh Trong sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 8

admin

Soạn bài: Luyện tập: lựa chọn trật tự từ trong câu Trong sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 8

admin

Soạn bài: Nói giảm nói tránh Trong sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 8

admin

Leave a Comment