Ngữ Văn 9

Soạn bài: Hoàng Lê nhất thống chí (Hồi thứ mười bốn) Trong sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 9

Soạn văn lớp 9 ☞ Soạn bài: Hoàng Lê nhất thống chí (Hồi thứ mười bốn) Trong sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 9 Trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 9 hay nhất cực đầy đủ, chi tiết và bám sát chương trình nhất. Đây là tài liệu cực kỳ bổ ích dành cho các em học sinh cuối cấp. Với đặc thù chương trình Ngữ vă lớp 9 sẽ là nội dung trọng tâm trong hệ thống đề thi chuyển cấp. Chính vì vậy các em cần phải nắm chắc các bài soạn văn lớp 9. Đó là hệ thống các kiến thức trọng tâm, sát đề thi và rất dễ ghi nhớ.

Bố cục:

☞ Phần 1 (từ đầu đến “ngày 25 tháng Chạp năm Mậu Thân (1788): Trước tình thế quân Thanh kéo vào xâm lược nước ta, vua Lê thụ phong, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, hạ lệnh xuất quân, thân chinh đánh giặc.

☞ Phần 2 (tiếp theo đến “rồi kéo vào thành”): Chiến thắng thần tốc của đạo quân dưới sự dẫn dắt tài ba, trí lược của vua Quang Trung.

☞ Phần 3 (đoạn còn lại): Quân Thanh đại bại và tình cảnh thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống.

Câu 1: Bố cục 3 phần:

☞ Đoạn 1: từ đầu đến “năm Mậu Thân” – Được tin báo quân Thanh đã chiếm Thăng Long, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế, thân chinh cầm quân dẹp giặc.

☞ Đoạn 2: tiếp đến “nỗi kéo vào thành” – Cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung.

☞ Đoạn 3: Còn lại – sự đại bại của quân Thanh và tình cảnh thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống.

Câu 2:

Hình tượng Quang Trung ☞ Nguyễn Huệ được xây dựng chân thực, sinh động với hành động, trí tuệ, tài điều binh khiển tướng, mưu lược… của một vị anh hùng dân tộc:

☞ Hành động mạnh mẽ, quyết đoán:

    ☞ Tiếp được tin báo quân Thanh chiếm đóng Thăng Long, liền họp các tướng sĩ, định thân chinh cầm quân đi ngay.

    ☞ Lên ngôi hoàng đế, đốc suất đại binh ra Bắc dẹp giặc.

    ☞ Gặp Nguyễn Thiếp để hỏi cơ mưu.

    ☞ Tuyển mộ quân lính ở Nghệ An, duyệt binh, phủ dụ quân sĩ, lên kế hoạch tiến quân đánh giặc.

☞ Trí tuệ sáng suốt, mẫn cán, điều binh khiển tướng tài tình:

    ☞ Phân tích tình hình, quyết định tiến quân tiêu diệt giặc.

    ☞ Lời lẽ sắc bén, chặt chẽ, kích thích được tinh thần tự tôn dân tộc của tướng sĩ: lời phủ dụ.

    ☞ Vạch kế hoạch đánh giặc, sử dụng chiến lược, chiến thuật hợp lí, độc đáo (cách hành quân thần tốc, cách chống lại súng của giặc, chiến thuật nghi binh…)

    ☞ Biết dùng người đúng sở trường, ở đoản, đối đãi công bằng.

☞ Ý chí quyết chiến quyết thắng, tầm nhìn xa trông rộng: mạnh bạo, tự tin trong kế sách đánh giặc, tính toán trước sau chu toàn (trước khi đánh giặc đã tính đến cả đối sách với giặc sau khi chiến thắng)…

Hình tượng vua Quang Trung đã được miêu tả với đầy đủ những phẩm chất của một vị anh hùng, mang vẻ đẹp oai phong lẫm liệt. Tác giả Ngô gia văn phái vốn trung thành với nhà Lê mà vẫn viết về vua Quang Trung đầy tinh thần ngợi ca như vậy là vì họ đứng trên tinh thần dân tộc mà phản ánh. Nhờ vậy, càng tạo ra cho tác phẩm sức thuyết phục, tính chân thực cao, chứng tỏ tinh thần tôn trọng sự thật lịch sử. Đây cũng là điểm đặc sắc của thể loại tiểu thuyết lịch sử.

Câu 3:

☞ Đoạn trích cũng miêu tả rõ sự thảm bại của bọn quân tướng nhà Thanh, tiêu biểu là Tôn Sĩ Nghị ☞ một tên tướng bất tài, kiêu căng, tự mãn, chủ quan khinh địch:

    ☞ Tôn Sĩ Nghị “sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặt áo giáp chuồn trước qua cầu phao”

    ☞ Quân lính “run rời sợ hãi, bỏ chạy tán loạn, xéo lên nhau mà chết”

    ☞ “Quân sĩ các doanh – nghe tin hoảng hồn, tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu, xô đẩy nhau rơi xuống sông… nước sông Nhị Hà tắc nghẽn không chạy được nữa…”.

☞ Số phận của bọn vua tôi phản dân, hại nước cũng thảm hại không kém:

    ☞ Lê Chiêu Thống vì lợi ích của dòng họ, vị thế nhà Lê mà trở thành những kẻ phản động, cõng rắn cắn gà nhà, đi ngược lại quyền lợi của dân tộc.

    ☞ Đớn hèn nhục nhã trước quân Thanh.

    ☞ “chạy bán sống bán chết, cướp cả thuyền dân qua sông, mấy ngày không ăn”

Đoạn văn miêu tả chân thực tình cảnh khốn quẫn của vua Lê Chiêu Thống, nhưng tác giả gửi gắm ở đó một chút cảm xúc ngậm ngùi của người bề tôi cũ.

Câu 4:

Về bút pháp của tác giả khi miêu tả hai cuộc tháo chạy (một của quân tướng nhà Thanh, một của vua tôi Lê Chiêu Thống):

    ☞ Cảnh tháo chạy của quân tướng nhà Thanh được miêu tả dưới cái nhìn hả hê, mãn nguyện của người thắng trận trước sự thất bại thảm hại của kẻ thù cướp nước: âm hưởng nhanh, gợi tả sự tán loạn, tan tác…

    ☞ Cảnh bỏ chạy của vua tôi Lê Chiêu Thống được miêu tả dài hơn, âm hưởng chậm hơn, toát lên vẻ chua xót, ngậm ngùi.

Sở dĩ có sự khác biệt đó là vì: mặc dù tôn trọng tính khách quan trong phản ánh, song không thể chối bỏ được thái độ chủ quan khi quan sát, nhìn nhận; đối với quân tướng nhà Thanh, tác giả miêu tả với một tâm thế khác với khi miêu tả cuộc tháo chạy của vua tôi Lê Chiêu Thống ☞ dẫu sao thì cũng là vương triều mình đã từng phụng thờ.

Câu hỏi (trang 72 SGK):

    Chỉ trong vòng chưa tới mười ngày mà năm đạo quân dưới sự chỉ đạo của vua Quang Trung đã tạo nên chiến thắng thần tốc, dẹp tan quân Thanh, khiến vua tôi Lê Chiêu Thống phải bỏ trốn trong tình cảnh thảm hại. Trước tiên, quân của vua Quang Trung tấn công nghĩa binh trấn thủ ở sông Gián, bắt sống không để sót một tên, ngăn chúng báo tin cho những đạo quân Thanh ở Hà Hồi và Ngọc Hồi. Nửa đêm ngày mồng 3 tháng Giêng năm Kỉ Dậu, vua Quang Trung cùng binh lính vây chiếm làng Hà Hội mà không cần đổ máu, tước hết khí giới và lương thực của kẻ thù. Mờ sáng ngày mồng 5, vua Quang Trung cho quân dàn trận chữ nhất, phòng thủ, tấn công đều chặt chẽ, cộng với kế nghi binh, bủa vây tứ phía, tiến sát đồn Ngọc Hồi. Nhờ vào trí lược bày binh bố trận của vua Quang Trung, sự đồng lòng, dũng cảm của binh lính, cùng với sự giúp sức của trời đất, quân Thanh đại bại. Giữa trưa hôm ấy, vua Quang Trung tiến binh đến Thăng Long, rồi kéo vào thành, vua tôi nhà Lê bất ngờ, tháo chạy trong tình cảnh tủi nhục, thảm hại.

☞ Qua bài học, học sinh thấy được quan điểm lịch sử đúng đắn và niềm tự hào dân tộc của các tác giả Hoàng Lê nhất thống chí.

☞ Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ qua chiến công thần tốc đại phá quân Thanh cùng với sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống.

Các bài soạn văn lớp 9 hay khác:

Các bài văn mẫu lớp 9: Hoàng lê nhất thống chí:

Phân tích Hồi thứ mười bốn trong tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” (Bài 1)

Phân tích hình tượng nhân vật vua Quang Trung – Nguyễn Huệ trong “Hoàng Lê nhất thống chí”

Giới thiệu về Ngô Gia văn phái

Tóm tắt hồi thứ 14 “Hoàng Lê Nhất thống chí”

Phân tích “Hoàng Lê nhất thống chí” (Bài 2)

Phân tích hồi thứ 14 Hoàng lê nhất thống chí (Bài 3)

Cảm nhận về người anh hùng Quang Trung ☞ Nguyễn Huệ

Loạt bài Soạn văn lớp 9 | Soạn bài lớp 9 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Để học tốt ngữ văn 9 và bám sát nội dung sgk Ngữ văn 9 Tập 1 và Tập 2.

Trên đây là bài Soạn văn lớp 9 ☞ Soạn bài: Hoàng Lê nhất thống chí (Hồi thứ mười bốn) Trong sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 9 Trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 9 mà chúng tôi đã tổng hợp chọn lọc nhất. Với bài giảng này bạn sẽ đơn giản hơn trong việc chuẩn bị bài ở nhà. Khi đó chương trình Ngữ văn lớp 9 sẽ không còn là nỗi sợ của các em nữa. Thêm vào đó, khi nắm chắc các bài soạn văn lớp 9 này các em sẽ có thể làm các bài kiểm tra, thi chuyển cấp với kết quả tốt nhất. Chúc các em thành công.

Related posts

Soạn bài: Viết bài tập làm văn số 5 Trong sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 9

admin

Soạn bài: Đồng chí Trong sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 9

admin

Soạn bài: Nghị luận trong văn bản tự sự Trong sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 9

admin

Leave a Comment