Thơ Hay

Tâm tư trong tù ( Tố Hữu ) – Tinh thần chiến đấu bền bỉ của nhà thơ

Tâm Tư Trong Tù là một bài thơ được nhiều người ca tụng của nhà thơ Tố Hữu. Bài thơ này đã thể hiện được nỗi cô đơn khi bị ngục giam nhưng vẫn không dập tắt được ngọn lửa chiến đấu cháy rực trong lòng của nhà thơ

Bài thơ chính là tác phẩm nổi bật phong cách thơ của Tố Hữu. Qua bài thơ chúng ta có thể thấy được nỗi hận của nhà thơ khi chưa đánh bại được kẻ thù xâm lược

Nào! Chúng ta hãy cùng nhau cảm nhận bài thơ hay này nhé!

Cô đơn thay là cảnh thân tù!
Tai mở rộng và lòng sôi rạo rực
Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức
Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu!
Đây âm u đôi ánh lạt ban chiều
Len nhè nhẹ qua rào ô cửa nhỏ
Đây lạnh lẽo bốn tường vôi khắc khổ
Đây sàn lim, manh ván ghép sầm u…

Cô đơn thay là cảnh thân tù!
Tai mở rộng và lòng sôi rạo rực
Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức
Ở kia vui sướng biết bao nhiêu!
Nghe chim reo trong gió mạnh lên triều
Nghe vội vã tiếng dơi chiều đập cánh
Nghe lạc ngựa rùng chân bên giếng lạnh
Dưới đường xa nghe tiếng guốc đi về…

Ôi! Hôm nay sao nhựa sống tràn trề
Trong những tiếng nghe chừng quen thuộc quá!
Nghe gió xối trên cành cây ngọn lá
Nghe mênh mang sức khoẻ của trăm loài
Tôi mơ hồ nghe tất cả bên ngoài
Đang ríu rít giữa một trời rộng rãi
Đang hút mật của đời sây hoa trái
Hương tự do thơm ngát cả ngàn ngày…

Ôi! Bao nhiêu ảo tưởng của hồn ngây
Tôi phút bỗng như quên đời thê thảm
Ở ngoài kia… biết bao thân tù hãm
Đoạ đầy trong những hố thẳm không cùng
Tôi chiều nay giam cấm hận trong lòng
Chỉ là một giữa loài người đau khổ
Tôi chỉ một con chim bé nhỏ
Vứt trong lồng con giữa một lồng to
Chuyển đời quay theo tiếng gọi tự do
Tôi chỉ một giữa muôn người chiến đấu
Vẫn đứng thẳng trên đường đầy lửa máu
Chân kiêu căng không thoái bộ bao giờ!
Tôi, hôm nay, dầu xa tạm ngọn cờ
Hồn tranh đấu vẫn còn thôi thúc não!
Nơi đày ải là Đắc Pao, Lao Bảo
Là Côn Lôn thế giới của ưu phiền?

Tôi sẽ cười như kẻ sẵn lòng tin
Giữ trinh bạch linh hồn trong bụi bẩn:
Tôi chưa chết, nghĩa là chưa hết hận
Nghĩa là chưa hết nhục của muôn đời
Nghĩa là còn tranh đấu mãi không thôi
Còn trừ diệt cả một loài thú độc!

Có một tiếng còi xa trong gió rúc…

Qua bài thơ chắc hẳn phần nào các bạn cũng đã cảm nhận được nghệ thuật ngòi bút của nhà thơ Tố Hữu. Ngay bây giờ mình cùng nhau phân tích bài thơ này nhé!

Tâm tư trong tù đã nói hộ anh bao ước vọng về cuộc sông tự do.

” Cô đơn thay là cảnh thân tù
Tai mở rộng và lòng sôi rạo rực
Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức
Ớ ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu.”

Mở đầu bài thơ là hình ảnh của người chiến sĩ trẻ tuổi bị tù đày “cô đơn thay là cảnh thân tù”. Câu thơ nhuổm một nỗi buồn tâm trạng, lời thơ tựa như lời than vậy. Đó là một tâm trạng rất thật của một con người đang ở độ tuổi mười chín đôi mươi tràn trề sức sông và tâm huyết, con người đấy giờ đây đang bị giam hãm trong căn phòng tường vôi vắng lặng, đang bị tách rời với cuộc sống tự do ngoài kia.

Từ cuộc sông tù ngục bị giam hãm đọa đày, ngăn cách với bên ngoài, bằng tình yêu và sự gắn bó với đời anh đã làm một cuộc vượt ngục trong tâm tưởng. Tác giả đã mở rộng lòng mình để đón lấy tất cả những âm thanh cuộc sống đang dội lại ở ngoài kia “tai mở rộng và lòng sôi rạo rực”. Tuổi trẻ đâu chịu được gông cùm và gò bó. Nhà tù của đế quốc có thể nhốt được con người bằng xương bằng thịt của anh, không thể nào nhốt được tâm hồn rộn rã khao khát cuộc sông tự do bay nhảy của lứa tuổi đôi mươi, của một người thanh niên xông xáo dang say mê với những lí tưởng tôt đẹp.

Tác giả từ tôn lắng nghe những âm thanh của cuộc sống đang dội lại phía mình, dù một âm thanh rất khẽ, rất nhẹ hay một tiếng động lớn… tất cả đều đi vào trong cảm nhận của nhà thơ.

” Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức
Ớ ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu.”

Tâm hồn của tác giả rất nhạv cảm khi nói về cuộc sông sôi động. Từ “lăn” trong câu thơ được dùng hết sức độc đáo, “lăn” là biểu hiện nhịp sông đang tuôn chảy ồ ạt, đang căng tràn, không gì có thể ngăn lại được dòng chảy của nó. Giữa nhịp sông dâng tràn như vậy, tác giả bỗng thấy buồn và tiếc nuôi. Buồn vì mình bị giam hãm trong tù, tiếc vì cuộc sông đẹp thế, sôi động thế mà không được tận hưởng, không được vui chung niềm vui với tất cả những người đang tự do nô đùa giữa cuộc sống. Cảm giác vui – buồn bất chợt xuất hiện trong lòng thi sĩ, vui vì cuộc đời rạo rực, buồn vì mình bị tách biệt với mọi người.

Khi lắng nghe “tiếng đời” tác giả đã phát hiện được bao nhiêu điều lí thú, nhưng tình cảm tự nhiên của nhà thơ trẻ tha thiết yêu đời lại đôi lập với cảnh “thân tù” cô đơn, lạnh lẽo, thâm u.

” Đây âm u đôi ánh lạt ban chiều
Len nhẹ nhẹ qua rào ô cửa nhỏ
Đây lạnh lẽo bốn tường vôi khắc khổ
Đây sàn lim manh ván ghép sầm u.”

Sống trong cảnh ngục tù, Tố Hữu cảm thấy vô cùng buồn chán, ngột ngạt nhưng những cảm giác ấy không sao xua đi được niềm say mê sự sống, đầu tiên là cảm nhận bằng thính giác.

” Nghe chim reo trong gió mạnh lên triều
Nghe vội vã tiếng dơi chiều đập cánh
Nghe lạc ngựa rùng chân bên giếng lạnh
Dưới đường xa nghe tiếng guốc đi về.”

Tác giả lắng nghe một cách chăm chú cuộc sông sôi động bên ngoài, cái rộn rã dội lại tâm hồn chàng trai trẻ say mê lí tưởng một khát khao, thèm muôn có được cuộc sống tự do bay nhảy. Tố Hữu mở tấm lòng mình đón lấy tất cả những vang động giữa cuộc đời thường. Những âm thanh ấy ngày nào chả có, vậy mà sao giờ đây tác giả lại cảm thấy thiêng liêng quá. Nhìn những cánh chim, cánh dơi đang tung bay trên bầu trời cao rộng, nhà thơ cũng muôn được ngụp lặn giữa khoảng không bao la đó để kiếm tìm cho mình một sự thư thái trong tâm hồn.

Tuy bị ngăn cách bởi bốn bức tường oi bức nhưng ta như vẫn thấy trong tiếng reo ca của cuộc sông sôi động bên ngoài có cả bước chân của nhà thơ, có lúc Tố Hữu đã thốt lên một cách vui sướng.

” Ôi! Hôm nay sao nhựa sống tràn trề
Trong những tiếng nghe chừng quen thuộc quá
Nghe gió xối trên cành cây ngọn lá
Nghe mênh mang sức khỏe của trăm loài
Tôi mơ hồ nghe tất cả bèn ngoài
Đang ríu rít giữa một trời rộng rãi
Đang hút mật của đời say hoa trái
Hương tự do thơm ngát của ngàn ngày.”

Ngồi trong tù đã khá lâu nhưng cho đến hôm nay – cái ngày mà tác giả nghe được âm thanh của cuộc sống con người và vạn vật vọng qua bốn bức tường, nhà thơ đã không khỏi bồi hồi xúc động. Bằng trí tưởng tượng và sức cảm nhận tinh vi của mình, tác giả thấy được sự vận động hôi hả của vạn vật đang hút nhụy của thiên nhiên, đất trời nên căng tràn sức sông bởi vì vạn vật ấy có tự do, có ánh trời rọi chiếu.

Những dòng thơ tiếp theo là cuộc biện luận bên trong của Tô” Hữu về môi quan hệ thông nhất giữa hoàn cảnh và sô” phận cá nhân trong nhà tù với hoàn cảnh và số phận nhân dân trong xã hội.

” Ôi! Bao nhiêu ảo tưởng của hồn ngây
Tôi phút bỗng như quèn đời thê thảm
Ở ngoài kia biết bao thân tù hãm
Đọa đầy trong những hố thẳm không cùng.”

Vui với cuộc sống náo nức tự do bên ngoài đã có những phút giây nhà thơ bỗng quên mình là một người tù. Quên đi cuộc sông đày ải để nghĩ về những điều tốt đẹp. Đó chính là tinh thần lạc quan đã thấm nhuần trong tâm hồn của người chiến sĩ. Qua những phút giây đắm mình với cuộc sông vui nhộn, tác giả đã tự trách mình và bắt đầu nghĩ về bao sô” phận khác cũng đang như mình, đang phải quằn quại sống dưới sự đày ải của nhà tù thực dân. Thơ của anh “là điệu hồn đi tìm hồn đồng điệu” nên bao giờ anh cũng vui chung, lo chung, đau chung với nỗi đau của bè bạn, với những người cùng cảnh ngộ. Bây giờ đây đâu phải chỉ một mình mình bị tù đày mà còn bao nhiêu chiến sĩ khác nữa cũng cùng chung số phận. Từ sự hiểu biết, cảm thông sâu sắc với bao kiếp tù đày, tác giả đã có một nhận thức rất đúng đắn.

” Tôi chiều nay giam cấm hận trong lòng
Chỉ là một giữa loài người đau khổ
Tôi chỉ một con chim non bé nhỏ
Vứt trong lồng con giữa một lồng to
Chuyển đời quay theo tiếng gọi tự do
Tôi chỉ một giữa muôn người chiến đấu.”

Tố Hữu đã đặt mình vào giữa mọi người, sông chan hòa với mọi kiếp người cùng khổ. Đây là những câu thơ mang tính triết lí sâu sắc và vô cùng chân thực. Điệp từ “tôi chỉ một” nhắc lại dồn dập như muốn tách cái tôi cá nhân bé nhỏ ra khỏi “loài người đau khổ”, ra khỏi “muôn người chiến đấu”.

Cái dáng quý nhất đó là tư thế của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi trước máu lửa.

” Vẫn đứng thẳng trẽn đường đầy lửa máu
Chân kiêu căng không thoái bộ bao giờ.”

Trước mọi thử thách gian nan khổ cực, người chiến sĩ vẫn khẳng định tư thế đứng của mình, sẽ quyết đi hết, đi cùng con đường mà mình đã giác ngộ, đã chọn. Dáng đứng của người chiến sĩ ở đây cũng tựa như dáng đứng của anh giải phóng quân mà sau này Lê Anh Xuân đã tạc nên trong bài Dáng đứng Việt Nam. Chính những dáng đứng ấy của ngày hôm qua đã làm nên đất nước ngày hôm nay.

Trong tư thế ngẩng cao đầu người chiến sĩ đã tự hứa với bản thân sẽ quyết tâm giữ gìn sự trong sáng của lương tâm cách mạng và tinh thần chiến đâu đến cùng cho lí tưởng, ơ đoạn thơ cuối, ta bắt gặp một cái tôi saỷ mê lí tưởng, khát khao chiến đấu, sẵn sàng xả thân vì cách mạng trên tinh thần lạc quan chiến thắng.

” Tôi hôm nay dầu xa tạm ngọn cờ
Hồn tranh đấu vẫn còn thôi thúc não.”

Chịu đựng ngày hôm qua, gian khổ ngày hôm nay là để cho ngày mai hạnh phúc, cho ngày mai tươi sáng. Lòng kiên trì, kiên nhẫn đối với cách mạng được thể hiện rất rõ trong câu thơ trên, hôm nay tạm xa ngọn cờ, nhưng ngày mai sẽ dành lại nó. Đó chính là niềm tin cách mạng.

Sự quyết tâm đánh đuổi kẻ thù dành lại tự do cho nước nhà được dồn nén ở những vần thơ cuối.

” Tôi sẽ cười như kể sẵn sàng tin
Giữ trinh bạch tâm hồn trong bụi bẩn
Tôi chưa chết nghĩa là chưa hết hận
Nghĩa là chưa hết nhục của muôn đời

Nghĩa là còn tranh đấu mãi không thôi.”

Một loạt điệp từ “nghĩa là” được lặp lại trong đoạn thơ đã khẳng định ý chí kiên định, sắt đá của người chiến sĩ một lòng vì Tổ quốc. Ta cảm thấy như đang nghe được từng hơi thở và nhịp đập của trái tim nhà thơ – một nhịp đập trong sáng mà mạnh mẽ tiềm tàng.

Câu thơ kết đứng riêng thành một đoạn nhưng chỉ thông báo về tiếng còi xa. Đó là tiếng còi thôi thúc của cuộc sông, nó rất hợp với tư tưởng và cảm hứng của bài thơ. Tiếng còi như một âm thanh thôi thúc, mời gọi người chiến sĩ lên đường chiến đấu, thôi thúc sự nhiệt tình cách mạng của tác giả. Tiếng còi thôi thúc người trong tù phải đứng lên hành động

Tâm tư trong tù nói lên một tâm hồn trong sáng, một tấm lòng yêu đời, yêu cuộc sống thiết tha, nhiệt tình, sôi nổi, sẵn sàng hiến dâng, hi sinh tất cả vì cộng đồng, giai cấp, dân tộc, một tư thế hiên ngang bất khuất của người chiến sĩ cộng sản trong những buổi đầu đến với cách mạng.

Trên đây chúng tôi đã dành tặng các bạn bài thơ Tâm Tư Trong Tù của nhà thơ Tố Hữu. Hy vọng qua bài viết của chúng tôi các bạn sẽ cảm nhận sâu sắc ý nghĩa của bài thơ này. Hãy đồng hành cùng uct.edu.vn để theo dõi những bài viết thật hấp dẫn nhé!

Related posts

Cảm nhận về bài thơ Thương Vợ (Tú Xương)

admin

Tuyển tập thơ tình Trung Quốc hiện đại hay muôn thuở

admin

Bài thơ Yêu và ghét – Nhà thơ Nguyễn Đình Huân

admin

Leave a Comment