Thơ Hay

Tháng giêng là tháng ăn chơi – Bài thơ gắn liền với nhiều thế hệ bạn đọc

Tháng Giêng Là Tháng Ăn Chơi là một bài thơ nổi tiếng được nhiều bạn đọc yêu thích. Dù chưa biết tác giả bài thơ này là ai nhưng không thể phủ nhận được độ sắc sảo của ngòi bút trong bài thơ này. Cảm nhận bài thơ mình có thể xác định được đây là một bài thơ của một người nông dân sáng tác bởi bài thơ đều là những kinh nghiệm trồng trọt của nông dân. Bài thơ này có ý nghĩa vô cùng sâu sắc và ấn tượng

Ngay bây giờ mình cùng nhau cảm nhận bài thơ này nhé!

Tháng Giêng là tháng ăn chơi
Tháng Hai trồng đậu, trồng khoai, trồng cà
Tháng Ba thì đậu đã già
Ta đi ta hái về nhà phơi khô
Tháng Tư đi tậu trâu bò
Để ta sắm sửa làm mùa tháng Năm
Sáng ngày đêm lúa ra ngâm
Bao giờ mọc mầm ta sẽ vớt ra
Gánh đi ta ném ruộng ta,
Đến khi lên mạ thì ta nhổ về
Sắp tiền mượn kẻ cấy thuê,
Cấy xong rồi mới trở về nghỉ ngơi
Cỏ lúa dọn đã sạch rồi
Nước ruộng vơi mười còn độ một, hai
Ruộng thấp đóng một gàu giai,
Ruộng cao thì phải đóng hai gàu sòng
Chờ cho lúa có đòng đòng
Bây giờ ta sẽ trả công cho người
Bao giờ cho đến tháng mười
Ta đem liềm hái ra ngoài ruộng ta
Gặt hái ta đem về nhà
Phơi khô quạt sạch ấy là xong công.

Đây là một bài thơ đặc sắc thì chắc hẳn sẽ có những bài thơ khác tương tự nhưng đều là những chiêm nghiệm truyền miệng của nhân dân về nông nghiệp. Cùng nhau cảm nhận bài thơ độc đáo này nhé!

“Tháng Chạp là tháng trồng khoai,
Tháng Giêng trồng đậu tháng Hai trồng cà.
Tháng Ba cày vỡ ruộng ra,
Tháng Tư làm mạ mưa sa đầy đồng.
Ai ai cũng vợ cũng chồng,
Chồng cày vợ cấy trong lòng vui thay.
Tháng Năm gặt hái đã xong,
Nhờ trời một mẫu năm nong thóc đầy.
Năm nong đầy em xay em giã,
Trấu ủ phân, cám bã nuôi heo.
Sang năm lúa tốt tiền nhiều,
Em đem đóng thuế đóng sưu cho chồng.
Đói no có thiếp có chàng…”

Từ xưa nay, nước ta xem nghề nông nghiệp là nghề chính nhưng bên cạnh đó những lúc không bận việc đồng thì họ còn kèm theo một nghề buôn bán để mưu sinh. Ngay bây giờ mình cùng nhau cảm nhận bài thơ tương tự thú vị này nhé!

“Tháng Giêng ăn Tết ở nhà,
Tháng Hai cờ bạc, tháng Ba hội hè.
Tháng Tư đong đậu nấu chè,
Ăn tết Đoan Ngọ trở về tháng Năm.
Tháng Sáu buôn nhãn bán trâm,
Tháng Bảy ngày Rằm xá tội vong nhân.
Tháng Tám chơi đèn kéo quân,
Trở về tháng Chín chung chân buôn hồng.
Tháng Mười buôn thóc bán bông,
Tháng (Mười) Một, tháng Chạp nên công hoàn thành.”

Hoặc bài thơ châm biếm thói lười biếng

“Một năm có mười hai kỳ,
Thiếp ngồi thiếp tính có gì chẳng ra.
Tháng Giêng ăn Tết ở nhà,
Tháng Hai rỗi rãi quay ra nuôi tằm.
Tháng Ba đi bán vải thâm,
Tháng Tư đi gặt, tháng Năm trở về.
Tháng Sáu em đi buôn bè,
Tháng Bảy, tháng Tám trở về đong ngô.
Chín, Mười cất giạ đồng mùa,
Một, Chạp vớ được anh đồ dài lưng.
Anh ăn rồi anh lại nằm,
Làm cho thiếp phải quanh năm lo phiền.
Chẳng thà lấy chú lực điền,
Gạo bồ thóc giống còn phiền nỗi chi?”

Trên đây, uct.edu.vn đã dành tặng bạn bài thơ Tháng Giêng Là Tháng Ăn Chơi đặc sắc. Hy vọng các bạn sẽ thấy thích thú với bài viết của chúng tôi. Hãy chia sẻ cảm nhận để chúng tôi ngày một hoàn thiện hơn nhé! Thân Ái !

Related posts

Nguyễn Lãm Thắng và Phần Thế giới thực vật (Tập 1008 bài thơ thiếu nhi)

admin

Người làm vườn – Nhóm thơ nổi bật của Tagore Rabindranath phần 2

admin

Bài Thơ Bỏ Rượu ( Đào Quang ) Mang Đậm Ý Nghĩa Sâu Sắc

admin

Leave a Comment