Thơ Hay

Thơ ” Vui Sao Khi Chớm Vào Hè ” ( Mùa Xuân-Mùa Hè ) Đặc Sắc

Câu thơ vui sao khi chớm vào hè của bài thơ Mùa Xuân – Mùa Hè của nhà thơ Trần Đăng Khoa được nhiều độc giả yêu mến. Ông được mệnh danh là một nhà thơ thiếu nhi. Thơ ông thường viết với lời thơ nhẹ nhàng, hóm hỉnh nên luôn được các em nhỏ yêu thích. Những bài thơ của ông thường đan xen chất trữ tình bày tỏ cảm xúc của ông về tình yêu quê hương đất nước, yêu trẻ thơ.

Nào! Ngay bây giờ chúng ta hãy cùng nhau khám phá bài thơ Mùa Xuân – Mùa Hè của nhà thơ đa tài này nhé!

Nội Dung

–  Trần Ðăng Khoa, sinh ngày 26-4-1958 tại thôn Ðiền Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Thanh, Hải Dương. Hiện ở Hà Nội.

–  Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1977). Ông tốt nghiệp Trường Viết văn Nguyễn Du, tốt nghiệp Học viện Văn học Thế giới mang tên M.Gorki (CHLB Nga), từng là lính Hải quân, học viên trường Sĩ quan Lục quân.

– Hiện là biên tập viên tạp chí Văn nghệ quân đội.

– Nổi tiếng là “thần đồng” thơ từ khi mới 7, 8 tuổi.

– Tập thơ Từ góc sân nhà em in ở NXB Kim Ðồng lúc vừa tròn 10 tuổi. Ngoài thơ ông còn viết phê bình văn học.

+ Tác phẩm chính:

– Từ góc sân nhà em (thơ, 1968)

– Góc sân và khoảng trời (thơ, 1968, 1973, 1976… tái bản lần thứ 20 năm 1995)

– Thơ Trần Ðăng Khoa (tập 1, 1970)

– Khúc hát người anh hùng (trường ca, 1974)

– Trường ca Trừng phạt (thơ, 1973)

– Trường ca Giông bão (thơ, 1983)

– Bên cửa sổ máy bay (thơ, 1986)

– Thơ Trần Ðăng Khoa (tập 2, 1983)

– Chân dung và đối thoại (1998)

– Và nhiều tập khác được dịch in ở nước ngoài

Vui sao khi chớm vào hè là một câu thơ trong bài Mùa Xuân – Mùa Hè của nhà thơ Trần Đăng Khoa. Chúng ta, ai cũng háo hức mong chờ khoảnh khắc chuyển giao giữa mùa xuân và mùa hè nhất là những em nhỏ. Bài thơ thể hiện nỗi mong chờ, niềm vui khi bước vào mùa hè rực rỡ và khung cảnh tươi đẹp, sống động của quê hương. Nào! Chúng ta cùng nhau cảm nhận bài thơ nhé!

Mùa xuân hoa nở đẹp tươi
Bướm con bướm mẹ ra chơi hoa hồng
Bướm mẹ hút mật đầu bông
Bướm con đùa với nụ hồng đỏ hoe

*

Vui sao khi chớm vào hè
Xôn xao tiếng sẻ tiếng ve báo mùa
Rộn ràng là một cơn mưa
Trên đồng bông lúa cũng vừa uốn câu

Trần Đăng Khoa thật không hổ danh là một nhà thơ dành cho thiếu nhi đa tài. Khoảnh khắc giao mùa giữa mùa xuân và mùa hè luôn đẹp đẽ nhất. Khởi đầu cho một mùa hè sôi động và rực rỡ. Bài thơ Mùa Xuân – Mùa Hè gợi cho chúng ta một bức tranh quê hương sống động và tuyệt mĩ. Qua bài thơ khiến chúng ta có những cảm nhận sâu sắc

Bài thơ giàu nhạc điệu. Hình ảnh thơ bay bổng nhẹ nhàng, giọng thơ đượm vẻ hồn nhiên, thơ ngây của trẻ nhỏ. Ngay từ nhỏ, Trần Đăng Khoa đã mộng mơ về bướm, muốn được vút lên cao cùng cánh bướm vàng. Thi sĩ nương theo điệu thơ tươi non lãng mạn. Trần Đăng Khoa “không có cánh, nhưng vẫn thèm bay bổng”. Xuân Diệu kể:

Trần Đăng Khoa đuổi theo bướm, đuổi theo thơ. Con bướm chao qua cửa bếp to dần, rồi nhỏ dần, khiến cu cậu vừa thích thú lại vừa tiếc. Trần Đăng Khoa cắt nghĩa duyên thơ đầu tiên của mình như sau: “Khi con cóc đã có đôi cánh của con bướm thì con cóc cũng không còn là con cóc nữa rồi”. “Bài thơ con cóc” của Trần Đăng Khoa đã hoá thành “bài thơ con bướm”.

Lịch sử thơ ca thế giới đã từng ghi lại nhiều tài thơ kiệt xuất. Bôcaxiô 6 tuổi sáng tác. Puskin 8 tuổi viết thành công một vở hài kịch. Bạch Cư Dị 6 học làm thơ, 9 tuổi thông thạo vần luật, 16 tuổi sáng tác thơ, được nhà thơ Cố Huống nổi tiếng đương thời khen.

Ở Việt Nam: Lê Quí Đôn và Cao Bá Quát mới 5 tuổi đã làm được thơ vậy. Đấy chăng phải là những bậc kì tài trong thiên hạ sao?
Tám tuổi Trần Đăng Khoa đã có thơ hay. Tài thơ của Trần Đăng Khoa thật xứng với danh xưng “thần đồng”. Trong thời kì sáng tác đầu, Trần Đăng Khoa mạnh ở lối thơ năm chữ, bốn chữ. Ngôn từ của Trần Đăng Khoa có cái ý vị riêng của mỹ quan trẻ nhỏ:

Trần Đăng Khoa đang kể chuyện bằng thơ. Ta như nghe thấy trong bài thơ, âm hưởng của bài đồng dao nào đó vọng lại

Trần Đăng Khoa không phải mất công tìm kiếm chất liệu để đắp xây thế giới thơ của mình. Thi sĩ có sức mạnh kéo cả cái vòm trời quê hương xứ sở vào thơ mình. Thơ cậu bé Khoa, vì vậy, mênh mang gió và lao xao mây trời.

Thơ Trần Đăng Khoa phơi mở cái thế giới tâm hồn phong phú của trẻ thơ. Có lẽ chỉ đến đọc thơ Trần Đăng Khoa ta mới “thấm thía giác ngộ hơn nữa về cái sức mạnh của nội tâm” (Xuân Diệu). Cấu trúc thơ Trần Đăng Khoa đi từ quan sát đến khám phá và sáng tạo.

Trên đây, uct.edu.vn đã dành tặng cho các bạn bài thơ Mùa Xuân – Mùa Hè đặc sắc và ấn tượng. Hy vọng các bạn sẽ cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên giữ mùa xuân và mùa hè rực rỡ. Hãy dành tặng bài này cho các em nhỏ, chắc chắn các em sẽ rất thích đấy! Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi! 

Related posts

Bài Thơ Nỗi Thương Mình ( Nguyễn Du ) – Nỗi Đau Nàng Kiều

admin

Bài thơ em ơi Hà Nội phố ( Phan Vũ ) – Bài Thơ Trong Bom Đạn Chiến Tranh

admin

Bài thơ Tình Khúc Nào Cho Em – Nhà thơ Phú Sĩ

admin

Leave a Comment