Thơ Hay

Tình già (Phan Khôi) – Tác phẩm đầu tiên của phong trào Thơ mới

Tình già là một bài thơ của nhà thơ, nhà văn Phan Khôi được công bố lần đầu tiên vào năm 1932. Và đây được xem là một tác phẩm thơ tự do đầu tiên của Việt Nam ở trong phong trào thơ mới. Và lần đầu tiên bài thơ Tình già được đăng trên số báo của Phụ nữ Tân Văn năm 1932. Dưới đây là bài thơ Tình già hay độc đáo mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn.

Hai mươi bốn năm xưa,
một đêm vừa gió lại vừa mưa,
Dưới ngọn đèn mờ, trong gian nhà nhỏ,
hai cái đầu xanh kề nhau than thở:

“Ôi đôi ta, tình thương nhau thì vẫn nặng,
mà lấy nhau hẳn đà không đặng:
Để đến nỗi tình trước phụ sau,
chi bằng sớm liệu mà buông nhau!”

“Hay nói mới bạc làm sao chớ!
buông nhau làm sao cho nỡ?
Thương được chừng nào hay chừng ấy,
chẳng qua ông Trời bắt đôi ta phải vậy!
Ta là nhân ngãi, đâu phải vợ chồng,
mà tính chuyên thuỷ chung!”

Hai mươi bốn năm sau,
tình cờ đất khách gặp nhau:
Đôi cái đầu đều bạc. Nếu chẳng quen lung,
đố có nhìn ra được?
Ôn chuyện cũ mà thôi. Liếc đưa nhau đi rồi,
con mắt còn có đuôi.

Bài thơ Tình già được Phan Khôi viết theo thể thơ mới và được công bố vào năm 1932. Trong bài thơ này ta cảm nhận được lời hồi đáp của một cặp tình nhân và nó làm người ta yêu nhau sâu nặng và không thể lấy được nhau. Và họ khuyên là nên sớm buông bỏ và người ta bảo là tình nhân ngãi. Và để rồi 24 năm sau tình cờ gặp lại ở nơi đất khách quê người, họ cũng chỉ còn cách ôn lại chuyện cũ. Tuy xa rồi nhưng vẫn đầy nhớ thương và tiếc nuối nhau.

Câu chuyện trong tình già chính là một phần được rút ra từ mối tình của nhà thơ Phan Khôi khi ông mới ngoài 20. Đó là khi ông bị án đồ tam niên giam tại nhà ngục Quảng Nam do liên quan tới vụ án xin xâu 1907. Và khi đó người vợ chưa cưới tuyên bố thoái hôn vì lâm vào vòng lao lý. Và khi đó đã được một phu nhân say mê. Đó là câu chuyện về cuộc đời của ông.

Bài thơ Tình già được Phan Khôi viết theo lối cách tân và nó không bị gò bó trong phần niêm luật của Đường luật. Và lúc đó đã bị các nhà thơ thế hệ trước phản đối. Tuy nhiên những nhà thơ tân văn lại rất yêu thích. Và nội dung của nó nói về những điều cấm trong triết học nho giáo. Đó chính là tư tưởng Nam nữ yêu nhau. Điều này cũng làm nên cái hay của nhà thơ Phan Khôi.

Related posts

Bài Thơ Mừng Thọ 70 – Thắm Đượm Tình Cảm Gia Đình

admin

Bài thơ Em và mùa thu – Nhà thơ Nguyễn Đình Huân

admin

Bài thơ Về Nơi Quán Cũ – Nhà thơ Dương Hoàng

admin

Leave a Comment