Thơ Hay

Trường Sơn đông Trường Sơn tây (Phạm Tiến Duật) – Thôi thúc trái tim lên đường

Trường Sơn đông Trường Sơn tây là một sáng tác của nhà thơ Phạm Tiến Duật vào cuối năm 1969. Khi đó nhà thơ viết về ngôi làng nhỏ bên bờ sông Son của tỉnh Quảng Bình. Cái làng ấy ở không xa nơi cổng đường 20 xe ngang dãy núi Trường Sơn. Ngay từ khi ra đời bài thơ này đã luôn có mặt trong túi áo của những chiến sĩ trên chiến trường. Và sau này được nhạc sĩ Hoàng Hiệp phổ nhạc thi phần thơ và nhạc càng hòa vào nhau hơn. Cùng nhau theo dõi nhé!

Nội Dung

Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn
Hai đứa ở hai đầu xa thẳm
Ðường ra trận mùa này đẹp lắm
Trường Sơn Ðông nhớ Trường Sơn Tây.

Một dãy núi mà hai màu mây
Nơi nắng nơi mưa, khí trời cũng khác
Như anh với em, như Nam với Bắc
Như Ðông với Tây một dải rừng liền.

Trường Sơn tây anh đi, thương em
Bên ấy mưa nhiều, con đường gánh gạo
Muỗi bay rừng già cho dài tay áo
Rau hết rồi, em có lấy măng không.

Em thương anh bên tây mùa đông
Nước khe cạn bướm bay lèn đá
Biết lòng anh say miền đất lạ
Chắc em lo đường chắn bom thù

Anh lên xe, trời đổ cơn mưa
Cái gạt nước xua tan nỗi nhớ
Em xuống núi nắng về rực rỡ
Cái nhành cây gạt nỗi riêng tư.

Ðông sang tây không phải đường thư
Ðường chuyển đạn và đường chuyển gạo
Ðông Trường Sơn, cô gái “ba sẵn sàng” xanh áo
Tây Trường Sơn bộ đội áo màu xanh.

Từ nơi em gửi đến nơi anh
Những đoàn quân trùng trùng ra trận
Như tình yêu nối lời vô tận
Ðông Trường Sơn nối tây Trường Sơn.

Đây là một sáng tác của nhà thơ Phạm Tiến Duật được viết hồi cuối năm 1969 tại một làng nhỏ ở bên bờ sông Son của tỉnh Quảng Bình. Đây là một ngôi làng nghèo mà nền nếp. Cái làng ấy cũng cách không xa cổng đường 20 xe ngang qua dãy núi Trường Sơn. Và bài thơ này đã truyền lửa cho bao nhiêu thế hệ. Cũng chính là bài thơ thành công khi đã chuyển tải được mạch cảm xúc của thời đại và của cả một thế hệ trẻ, cả dân tộc thời ấy.

Phạm Tiến Duật là một nhà thơ tiêu biểu cho phong cách người lính trong kháng chiến chống Mỹ. Từ cảm hứng đến giọng điệu đều được cất lên từ đôi cánh lãng mạn và giàu nhiệt huyết. Ở đó ta cảm nhận được một niềm vui phơi phới của những người chiến sĩ cách mạng lúc bấy giờ.

Nhà thơ cũng đã từng gửi gắm một phần tuổi trẻ của mình trên chiến trường. Ông là người của binh đoàn 559 – Binh đoàn Trường Sơn và cũng đã sông những ngày trong những năm tháng ấy. Đó cũng chính là lý do tại sao nhà thơ lại viết được những vần thơ sâu sắc tới vậy. Với góc nhìn hiện thực gần gũi ông đã thành công trong việc khắc họa những hình ảnh ấy.

Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn
Hai đứa ở hai đầu xa thẳm
Ðường ra trận mùa này đẹp lắm
Trường Sơn Ðông nhớ Trường Sơn Tây.

Hình ảnh anh và em trong bài Trường Sơn đông Trường Sơn tây là hai trong số những cư dân chiến sĩ Trường Sơn. Họ đã ngày đêm vật lộn với mưa bom bão đạn quân thù để chiến đấu và hoàn thành nhiệm vụ mà tổ quốc giao phó. Tuy là những chất liệu thường nhưng chính tình yêu của những người chiến sĩ đã làm cho bức tranh ấy thêm phần thi vị hơn. Ở đó không phải sự xù xì gân guốc của chiến trường mà đã chân thành, đằm thắm hơn.

Trường Sơn tây anh đi, thương em
Bên ấy mưa nhiều, con đường gánh gạo
Muỗi bay rừng già cho dài tay áo
Rau hết rồi, em có lấy măng không.

Những vật vô tri vô giác như mưa, nắng, khe, măng… đều cùng tham dự vào diễn biến tình yêu. Và đó cũng chính là dòng bộc lộ cảm xúc tha thiết và nhớ nhung của đôi lứa đang yêu. Bởi cảnh vật xung quanh như cũng hiểu thêm về tâm trạng của lứa đôi, của con người ấy.

Điểm đặc biệt trong bài thơ Trường Sơn đông Trường Sơn tây chính là nhà thơ đã thành công trong việc cách tân để phù hợp với không khí của cuộc chiến thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Đó cũng chính là lý do giải thích tại sao thơ ông lại có sự hòa quyện giữa cái chung và cái riêng cá nhân. Chính vì vậy nhân vật trữ tình được đặt trong một phông nền lớn của đồng đội và đám đông tập thể. Đó là những da diết riêng tư không được tách rời với hơi thở và nhịp sống của cả một thế hệ.

Từ nơi em gửi đến nơi anh
Những đoàn quân trùng trùng ra trận
Như tình yêu nối lời vô tận
Ðông Trường Sơn nối tây Trường Sơn.

Ở đây ông đã thành công trong việc nhìn nhận lại cuộc chiến với những khía cạnh khác với một tâm thế khác. Giữa hau chiều quá khứ đã có sự kết hợp với thành một miền ký ức sâu thẳm. Để rồi khi những năm tháng chiến tranh đã trôi qua nhưng không gian của Trường sơn đó đã là ngôi nhà của tình yêu của bao nhiêu sự hò hẹn… đó cũng chính là tình yêu của người lính đầy trong sáng và ngây thơ, tình tứ. Cũng chính là tình yêu của những người chiến sĩ, nó đã cho họ những hương vị ngọt ngào để thêm sức mạnh, chiến đấu và chiến thắng.

Trường Sơn đông Trường Sơn tây là một bài thơ, một bài ca hay có sức sống lâu bền trong lòng công chúng. Đối vơi những người chiến sĩ Trường Sơn lúc bấy giờ thì đây là bài hát bất tử. Cũng chính là tình đồng đội, niềm tự hào khi nghĩ về Trường Sơn hùng vĩ. Đó chính là cái hay và là giá trị mà bài thơ này mang lại. Qua bài thơ này, Phạm Tiến Duật đã thành công trog việc khắc họa và thắp sáng ngọn lửa lý tưởng và sáng ngời của người lính thời kỳ chống Mỹ cứu nước.

Related posts

Bài thơ Em đâu – Nhà thơ Dương Tuấn

admin

Hoa Với Rượu – Thi phẩm vang danh của nhà thơ Nguyễn Bính

admin

Bài thơ Thương Về Quê Ngoại – Nhà thơ Phú Sĩ

admin

Leave a Comment