Thơ Hay

Tức Cảnh Pác Bó (Hồ Chí Minh) – Tinh thần của người chiến sĩ cách mạng

tức cảnh pác pó

Tức cảnh Pác Bó là bài thơ nổi tiếng của Hồ Chí Minh, được sáng tác vào tháng 2 năm 1941. Sau khoảng thời gian bôn ba ở nước ngoài, vào thời gian này bác quay trở về và ở tại hang Pác Pó thuộc tỉnh Cao Bằng để chỉ huy cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Tức cảnh Pác Pó miêu tả về cuộc sống sinh hoạt của Bác ở hang Pác Pó dù thiếu thốn, khó khăn nhưng trong Bác luôn tràn ngập tinh thần vui tươi, sự lạc quan, luôn say mê làm việc để cứu dân, cứu nước.

Hãy cùng uct.edu.vn khám phá thi phẩm đặc sắc này ngay bây giờ nhé!

Nội Dung

Sáng ra bờ suối, tối vào hang,
Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng.
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,
Cuộc đời cách mạng thật là sang.

Tháng 2 năm 1941.

tức cảnh pác pó

Bài thơ Tức cảnh Pác Pó được sáng tác vào tháng 2 năm 1941. Vào thời gian này bác quay trở về và ở tại hang Pác Pó thuộc tỉnh Cao Bằng để chỉ huy cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Bài thơ Tức cảnh Pác Pó được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Bài thơ được chia thành 2 phần:

Tức cảnh Pác Pó là một bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Với lời thơ giản dị, mộc mạc như chính cuộc sống của Người đó là sự miêu tả bức tranh về thiên nhiên, cuộc sống sinh hoạt của người ở hang Pác Pó và cảm nhận của Bác về cuộc đời cách mạng.

Mở đầu bài thơ là phong cảnh núi rừng, là nơi hoạt động của người cộng sản:

“Sáng ra bờ suối, tối vào hang.”

Câu thơ là sự miêu tả nhịp sống của Bác là một vòng tuần hoàn”sáng ra” “tối vào” một cuộc sống sinh hoạt nhịp nhàng, điều độ đây chính là cuộc sống nề nếp Bác tự tạo ra cho mình. Cuộc sống của Bác chẳng cần giàu sang đó chỉ là sống ở “hang” và uống nước suối mà thôi. Cuộc sống giao hào với thiên nhiên tràn ngập niềm vui của Bác.

Sự ung dung của Bác đã thể hiện rõ trong cuộc sống vật chất đạm bạc, thiếu thốn:

Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng.

Dù cuộc sống ở núi rừng Pác Pó vô cùng thiếu thốn, chỉ đơn giản là ăn cháu bẹ, rau măng ở rừng nhưng bác vẫn thích nghi một cách tự nhiên, không hề than vãn hay cảm thấy thiếu thốn. Dù mỗi ngày ăn những món ăn đạm bạc, nhưng ngược lại Bác cảm thấy rất vui.

Niềm vui ấy đã làm cho Bác say mê làm việc, say mê trong bước đường hoạt động và lãnh đạo kháng chiến.
Bàn đá chông chênh, dịch sử Đảng.

Câu thơ thứ 3 của bìa thơ là sự xuất hiện hình tượng trung tâm của bài thơ. Giữa núi rừng cuộc sống thật gian khổ, vất vả nhưng Bác vẫn lấy làm vui, Bác say mê với công việc, tập trung cao độ vào công việc mà chẳng hề quan tâm đến vật chất quanh mình. Với việc sử dụng từ láy “chông chênh” của chiếc bàn đá làm việc cho ta thấy sự nghèo nàn về vật chất. Nhưng với cái bàn đá ấy vẫn xuất hiện một con người đang làm việc hăng say, đang dịch sử Đảng tìm ra chiến lược cách mạng để đưa quân và dân ta đánh thắng giặc Pháp.

Câu thơ được viết với giọng điệu nhẹ nhàng,xen lẫn chút tự hào, ta thấy toát ra niềm vui lớn lao của Bác khi được sống và làm việc giữa thiên nhiên.

Câu thơ kết:

Cuộc đời cách mạng thật là sang.

Câu thơ cuối thể hiện sự tự hào của một cuộc đời cách mạng vô cùng sang trọng và cao quý. Chữ “sang” ở cuối câu thơ không phải là sang về giá trị vật chất, mà sang ở đây chính là cao sang về tinh thần, về cuộc sống ý nghĩa của người cách mạng. Với Bác – người chiến sĩ cách mạng chân chính cứu dân, cứu nước là niềm vui, là lẽ sống, là lí tưởng của mình.

Tức cảnh Pác Pó một bài thơ tứ tuyệt với từ ngữ, mộc mạc giản dị nhưng mang một ý nghĩa giáo dục vô cùng to lớn. Với ngôn ngữ thơ giản dị, mộc mạc thể hiện được tinh thần lạc quan yêu đời của người làm cách mạng. Đồng hành cùng uct.edu.vn để theo dõi những bài viết hấp dẫn nhất nhé! 

Related posts

” Con sông dùng dằng con sông không chảy” – Câu thơ nổi bật của Thu Bồn

admin

Bài thơ Lộc Vừng Thổn Thức (Lê Hoàng) hay, đi vào lòng người

admin

Bài thơ Mộng ước tương lai – Nhà thơ Nguyễn Đình Huân

admin

Leave a Comment