Thơ Hay

Vịnh Cái Quạt – Bài thơ được yêu thích nhất của bà chúa thơ nôm Hồ Xuân Hương

Đến với bài thơ Vịnh Cái Quạt chúng ta càng thêm phần ngưỡng mộ ngòi bút tài hoa của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương. Hầu hết thi ca Hồ Xuân Hương theo dòng chảy chung đã thoát được các quan niệm sáng tác cố hữu vốn đề cao niêm luật chặt chẽ để bộc lộ được tiếng nói của thời đại mình, có nhiều người cho rằng đặc sắc của thơ bà là “thanh thanh tục tục”. Hãy đón xem và cảm nhận ngòi bút đặc biệt của bà qua bài thơ này nhé!

Mười bảy hay là mười tám đây
Cho ta yêu dấu chẳng dời tay.
Mỏng dày từng ấy, chành ba góc
Rộng hẹp dường nào, cẵm một cay.
Càng nóng bao nhiêu thời càng mát.
Yêu đêm chưa phi lại yêu ngày.
Hồng hồng má phấn duyên vì cậy.
Chúa dấu vua yêu một cái này

Nhắc tới bài thơ vịnh cái quạt khiến ta liên tưởng ngay tới Bà chúa thơ nôm Hồ Xuân Hương, một tuyệt tác không chỉ ở tầm tư duy siêu phàm của tác giả về tứ thơ và nghệ thuật chuyển hóa bằng hình ánh đầy cảm xúc của một sự vật xem ra có vẻ bình thường mà trở nên tuyệt tác trong thơ ca. Nếu ai lần đầu tiên đọc bài thơ này đều hiểu ngay là một chiếc quạt giấy nan tre được xâu lại và dính dán thành một mặt phẳng có thể xòe ra khép vào, tùy theo sở thích của người chủ mà sử dụng nó khiến cho cơ thể ta mát mẻ, lòng ta sung sướng.

Song càng đọc ta càng thấy nó không còn là một chiếc quạt bình thường mà nó đã đi vào đời sống của mọi người kể từ anh hùng, quân tử đến người dân đều có một cảm giác chung được hưởng cái mát mẻ, thưởng thức cái sung sướng, được âu yếm quý yêu và coi như một vật báu của mình, hơn nữa nó đã được nhân cách hóa để hình tượng những điều thầm kín khó nói thành lời chỉ ở chốn phòng the. Đó là cái tài cao siêu mà Bà chúa thơ nôm đã kiến tạo ra.

Để hiểu một cách thấu triệt nội dung ý tứ thơ và hình ảnh và cách sử dụng từ điêu luyện mang sắc thái hào hoa của thi sĩ – Bà chúa thơ nôm, chúng ta hãy đọc kỹ cả bài thơ “Vịnh cái quạt dưới đây

Bằng bút pháp tuyệt phẩm đi thẳng vào đề mô tả những thứ kiến tạo nên cái quạt bình thường mà ai cũng cảm nhận ngay được, chất liệu dân dã, song cái tuyệt phẩm ở đây hiển hiện ngay trên cùng những con chữ đó những ẩn ý mà khi ta nghĩ đến đã thấy cảm khoái trong lòng “Một lỗ xâu, xâu mấy cũng vừa”. Đúng là một cái lỗ để xâu từng cái nan quạt lại tùy theo loại quạt mà số lượng “xâu” khác nhau song mấy (bao nhiêu) cũng vừa, rất chặt, khít song lại thoải mái về kích thước đo “xâu” khiến cho ta liên tưởng tới sự vừa khớp của người đã làm ra và sử dụng nó.

Lỗ được dùi rồi xâu thành chuỗ nan quạt chắc chắn, nói theo ngôn từ thì người thợ làm ra từng cái nan chưa có lỗ sau đó ghép lai, đục lỗ rồi xâu và vít chắc lại thành cái chuôi quạt khiến ta liên tưởng tới những bài thơ khác của Bà như bài Thiếu nữ ngủ ngày “…Một lạch đào nguyên suối chửa thông” hay bài Dệt cửi “…Lớn bé nhỏ to vừa vặn cả/Ngắn dài khuôn khổ cũng như nhau” mới thấy cái tài phán của Bà, chỉ một câu bảy chữ thôi mà đã nói ra được bao nhiêu điều, thật có, hóm hỉnh có và ẩn ý có.

Tiếp đến cũng bằng bút pháp tả thực về cái duyên mà các nan quạt và giấy với hồ dán tạo mặt phẳng co dãn được của quạt “Duyên em dính dán tự ngàn xưa” đó là một câu cực kỳ hóm hỉnh của Bà, từ xưa đến nay ai mà chả biết đến như là tạo hóa sinh ra, một tất yếu của vạn vật, song được kết nối bởi từ “dính dán” tạo cho ta một cảm giác có sự dính kết keo sơn của hai thứ với nhau. Mới hai câu mở và dẫn đề đã bao hàm bao nhiêu cảm xúc, nét tả thanh tao mà sâu sắc quện lại với nhau không rời.

Tiếp theo là hai câu tả thực “Chành ra ba góc da còn thiếu/khép lại đôi bên thịt vẫn thừa” đã lột tả một cách chân thực bằng hình ảnh sắc nét hiện rõ như in cả hình lẫn bóng thứ mà Bà muốn đề cập đến mà từng chữ từng lời lại đối nhau chan chát khiến cho ta cảm thấy sự vật nổi lên hiện rõ từng góc cạnh trước mắt như ta đang được đắm say chiêm ngưỡng, nếu ta có ý liên tưởng một chút thì thật đúng là rõ mồn một không sai đến từng li thứ mà Bà miêu tả.

Khi đã lột tả được chân tướng sự vật rồi, Bà nêu tiếp tác dụng của nó trong hai câu luận như: “Mát mặt anh hùng khi tắt gió/Che đầu quân tử lúc sa mưa”. Công dụng thì rõ ràng rồi thật là đa tác dụng song ở đây ta nên hiểu thêm cái ý sâu xa của Bà đề cập đến về cái ta được thưởng thức lúc sử dụng, đâu chỉ là thứ bất đắc dĩ mà là thứ thích được dùng để mà “vui sướng”, đó mới là ý mà Bà đã nói khéo cho các học giả si tình.

Từ một cái quạt (vật bình thường) với tài ba và hóm hỉnh của Bà nó đã trở nên một vật thân thương, vật bất ly thân của nhiều bậc vương giả cả ngày lẫn đêm trong chốn phòng the: “Nâng niu ướm hỏi người trong trướng” khiến ta say mê đến cuồng nhiệt biết rồi mà vẫn cứ ướm và hỏi để biết hơn nữa, song không phải chỉ có vậy mà nó được bộc lộ ra ở câu kết “Phì phạch trong lòng đã sướng chưa” đến đây thì câu thơ lên đến đỉnh điểm về nỗi lòng sung sướng của con người.

Tiếng tượng thanh và tượng hình “phì phạch trong lòng” cho ta những âm thanh và hình tượng chỉ có người sử dụng nó mới cảm xúc đầy đủ của sự sung sướng mà sung sướng ở trong lòng, cái nóng không còn cảm giác nữa mà nó đã đi vào chiều sâu ở tận bên trong lòng người mà lan tỏa.

Trên đây là một tuyệt phẩm đường thi của Bà chúa thơ nôm Hồ Xuân Hương, ai ai cũng rất dễ hiểu và tùy theo mức độ của từng cảm xúc của từng người, theo từng thời điểm và cuối cùng đã đi đến đỉnh điểm của sự sung sướng (mát mẻ/thỏa mãn). Thơ bà thật dân dã, thật uyên thâm, bác học, đã gây được cảm xúc sâu lắng, lạc quan yêu đời của mọi tầng lớp nhân dân nhằm giải khuây những sầu muộn, những mệt nhọc trong lao động, trong cuộc sống con người.

Trên đây, uct.edu.vn đã dành cho bạn bài thơ Vịnh Cái Quạt đặc sắc của nhà thơ Hồ Xuân Hương. Di tác của bà hoàn toàn là thơ và bà được tôn là bà chúa thơ nôm. Qua bài thơ này đã giúp chúng ta cảm nhận rõ hơn về ngòi bút của thi sĩ tài hoa này. Bài thơ này đến hiện nay vẫn vẹn nguyên giá trị và được truyền tụng. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này của chúng tôi!

Related posts

Bài thơ Đông về man mác buồn – Nhà thơ Nguyễn Đình Huân

admin

Những câu nói về tình bạn hay ý nghĩa sâu sắc mãi không bao giờ quên

admin

Bài Thơ TUỲ DUYÊN – Ngạo Thiên

admin

Leave a Comment