Thơ Hay

Long thành cầm giả ca Nguyễn Du – Câu chuyện đầy chất thơ của Tố Như

Long thành cầm giả ca Nguyễn Du - Câu chuyện đầy chất thơ của Tố Như

Long thành cầm giả ca là một bài thơ của Tố Như nằm trong tập thơ Bắc hành tạp lục. Và cũng chính là câu chuyện đầy chất thơ về mối tình giữa đại thi hào Nguyễn Du và người đàn bà gảy đàn ở thành Thăng Long. Đó là câu chuyện buồn thương và xót xa. Với nhiều người đọc bài thơ này cũng chính là một lần khõ thương xót cùng Tố Như. Để kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội bộ phim đã được sản xuất trên cơ sở của bài thơ này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài thơ đầy ấn tượng này nhé!

Nội Dung

龍城佳人,
不記名字。
獨善絃琴,
舉城之人以琴名。
學得先朝宮中供奉曲,
自是天上人間第一聲。
余在少年曾一見,
監湖湖邊夜開宴。
此時三七正芳年,
春風掩映桃花面。
酡顏憨態最宜人,
歷亂五聲隨手變。
緩如涼風度松林,
清如隻鶴鳴在陰。
烈如荐福碑頭碎霹靋,
哀如莊舄病中為越吟。
聽者靡靡不知倦,
盡是中和大內音。
西山諸臣滿座盡傾倒,
徹夜追歡不知曉。
左拋右擲爭纏頭,
泥土金錢殊草草。
豪華意氣凌公侯,
五陵年少不足道。
并將三十六宮春,
換取長安無賈寶。
此夕回頭二十年,
西山敗後余南遷。
咫尺龍城不復見,
何況城中歌舞莚。
宣撫使君為余重買笑,
席中歌妓皆年少。
席末一人髮半華,
顏醜神枯形略小。
狼藉殘眉不飾粧,
誰知便是當年城中第一調。
舊曲新聲暗淚垂,
耳中靜聽心中悲。
猛然億起二十年前事,
監湖湖邊曾見之。
城郭推移人事改,
幾度桑田變蒼海。
西山基業一旦盡消亡,
歌舞空留一人在。
瞬息百年曾幾時,
傷心往事淚沾衣。
南河歸來頭盡白,
怪底佳人顏色衰。
雙眼瞪瞪空想像,
可憐對面不相知。

Long thành cầm giả ca Nguyễn Du - Câu chuyện đầy chất thơ của Tố Như

Long thành giai nhân,
Bất ký danh tự.
Ðộc thiện huyền cầm,
Cử thành chi nhân dĩ cầm danh.
Học đắc tiên triều cung trung “Cung phụng” khúc,
Tự thị thiên thượng nhân gian đệ nhất thanh.
Dư tại thiếu niên tằng nhất kiến,
Giám Hồ hồ biên dạ khai yến.
Thử thời tam thất chánh phương niên,
Xuân phong yểm ánh đào hoa diện.
Ðà nhan hám thái tối nghi nhân,
Lịch loạn ngũ thanh tuỳ thủ biến.
Hoãn như luơng phong độ tùng lâm,
Thanh như chích hạc minh tại âm.
Liệt như Tiến Phúc bi đầu toái phích lịch,
Ai như Trang Tích bịnh trung vi Việt ngâm.
Thính giả mỹ mỹ bất tri quyện,
Tận thị Trung Hoà Ðại Nội âm.
Tây Sơn chư thần mãn toạ tận khuynh đảo,
Triệt dạ truy hoan bất tri hiểu.
Tả phao hữu trịch tranh triền đầu,
Nê thổ kim tiền thù thảo thảo.
Hào hoa ý khí lăng công hầu,
Ngũ Lăng niên thiếu bất túc đạo.
Tính tương tam thập lục cung xuân,
Hoán thủ Trường An vô giá bảo.
Thử tịch hồi đầu nhị thập niên,
Tây Sơn bại hậu dư Nam thiên.
Chỉ xích Long Thành bất phục kiến,
Hà huống thành trung ca vũ diên.
Tuyên phủ sứ quân vị dư trùng mãi tiếu,
Tịch trung ca kỹ giai niên thiếu.
Tịch mạt nhất nhân phát bán hoa,
Nhan xú thần khô hình lược tiểu.
Lang tạ tàn my bất sức trang,
Thuỳ tri tiện thị đương niên thành trung đệ nhất điệu.
Cựu khúc tân thanh ám lệ thuỳ,
Nhĩ trung tĩnh thính tâm trung bi.
Mãnh nhiên ức khởi nhị thập niên tiền sự,
Giám Hồ hồ biên tằng kiến chi.
Thành quách suy di nhân sự cải,
Kỷ độ tang điền biến thương hải.
Tây Sơn cơ nghiệp nhất đán tận tiêu vong,
Ca vũ không lưu nhất nhân tại.
Thuấn tức bách niên tằng kỷ thì,
Thương tâm vãng sự lệ triêm y.
Nam Hà quy lai đầu tận bạch,
Quái để giai nhân nhan sắc suy.
Song nhãn trừng trừng không tưởng tượng,
Khả liên đối diện bất tương tri.

Long thành cầm giả ca Nguyễn Du - Câu chuyện đầy chất thơ của Tố Như

Người đẹp Long Thành
Họ tên không được biết
Riêng thạo đàn huyền cầm
Dân trong thành gọi nàng là cô Cầm
Gảy khúc “Cung phụng” từ triều vua xưa
Một khúc đàn hay tuyệt từ trời đưa xuống thế gian.
Nhớ hồi trẻ tôi đã gặp nàng một lần
Bên hồ Giám trong một đêm yến tiệc
Tuổi cô cỡ hai mươi mốt
Áo hồng ánh lên khuôn mặt đẹp như hoa
Rượu đậm thêm nét mặt ngây thơ khả ái
Ngón tay lướt năm cung réo rắt
Tiếng khoan như gió thổi qua rừng thông
Thanh trong như đôi hạc kêu nơi xa xôi
Mạnh như sét đánh tan bia Tiến Phúc
Sầu bi như Trang Tích lúc đau ốm ngâm rên tiếng Việt
Người nghe nàng say sưa không biết mệt
Trong khúc nhạc đại nội Trung Hoà.
Quan tướng nhà Tây say rượu nghiêng ngả
Lo vui chơi suốt đêm không nghỉ
Bên phải bên trái tranh nhau cho thưởng
Tiền bạc coi thường có nghĩa chi.
Vẻ hào hoa hơn bậc vương hầu
Giới trẻ nơi Ngũ Lăng không đáng kể
Dường như ba mươi sáu cung xuân
Nay Tràng An đã hun đúc được một báu vật vô giá.
Trong đầu nhớ lại đã hai mươi năm
Tây sơn thua bại, tôi vào Nam
Long Thành gần mà cũng chẳng được thấy
Còn nói chi đến chuyện múa hát trong thành.
Nay Tuyên phủ sứ bày cuộc vui đãi tôi
Ca kỹ trẻ xinh cả một đám
Chỉ có một kẽ tóc hoa râm ngồi cuối phòng
Mặt xấu, sắc khô, người hơi nhỏ
Mày phờ phạc không điểm phấn tô son
Sao mà đoán được người này là đệ nhất danh ca một thời.
Điệu nhạc xưa làm ta thầm nhỏ lệ
Lắng tai nghe lòng càng đau xót
Tự nhiên nhớ lại hai mươi năm trước
Bên hồ Giám trong dạ tiệc ta đã thấy nàng
Thành quách đã chuyển, người cũng đổi thay
Nương dâu trở thành biển cả đã nhiều
Cơ nghiệp Tây sơn cũng đà tiêu tán
Sót lại đây còn người múa ca.
Thấm thoắt trăm năm có là bao
Cảm thương chuyện cũ dùng áo thấm nước mắt
Ta từ Nam trở lại, đầu bạc trắng
Trách làm sao được sắc đẹp cũng suy tàn.
Hai mắt trừng lên tưởng nhớ chuyện xưa
Thương cho đối mặt mà chẳng nhìn nhận ra nhau.

Long thành cầm giả ca Nguyễn Du - Câu chuyện đầy chất thơ của Tố Như

Long Thành cầm giả ca là câu chuyện về một cô gái gảy đàn trên đất Hà Thành không rõ họ tên. Những ngày còn nhỏ nàng đã học đàn Nguyễn ở đội nhạc nữ của vua Lê. Sau đó khi quân Tây Sơn kéo ra và đội nhạc cũ người bị li tán, người bị chết và nàng cũng bị lưu lạc. Từ đó nàng ôm đàn hát rong. Những bài nàng gảy là những khúc cung phục gảy cho vua nghe. Khi đó người ngoài không hề biết và tài nghệ của nàng nổi tiếng một thời.

Hồi còn trẻ Nguyễn Du tới thăm anh trai của mình là Nguyễn Nễ. Khi đó quân Tây Sơn có mở cuộc thi hát và nàng cũng tham gia. Nàng đã để lại được ấn tượng tốt bởi những ngón đàn Nguyễn. Bên cạnh hát hay nàng còn là một người khéo nói, nên nhiều người say mê. Nàng cũng uống nhiều rượu và được thưởng nhiều tiền và lụa.

Sau này nhà thơ có dịp gặp nàng ở nhà của anh trai. Đó là một cô gái thấp, má bầu, trán giô, mặt gãy.. nhưng nước da trắng và cũng khéo trang điểm. Nàng uống say tới mức nô bừa bãi nằm lăn ra đất. Sau đó vài năm ròi nhà về Nam tức là Thái Bình và mấy nằm liền không trở lại Long Thành và cũng không gặp lại nàng.

Long thành cầm giả ca Nguyễn Du - Câu chuyện đầy chất thơ của Tố Như

Đến năm 1813 nhà thơ được phụng mệnh đi sứ sang Trung Quốc và có đi qua Long Thành. Khi ấy các người bạn mở tiệc tiễn và có gọi vài chục nhạc nữ. Các chị em thay nhau hát múa. Trong không khí ấy có tiếng Đàn Nguyễn vang lên. Nó khác hẳn so với các khúc thường nghe. Tuy nhiên người gảy đàn lại chính là một người gầy gò tiều tụy và được nhà thơ miêu tả là xấu như quỷ, quần áo thô thếch. Nghe tiếng đàn như đã thân quen, hóa ra nàng chính là người đã gặp trước kia.

Chính điều này làm nhà thơ bồi hồi không yên. Và cũng ngậm ngùi cho cảnh xưa và nay cũng chính là sự thay đời đổi vận trong gang tấc. Đó chính là điều mà người ta không lường trước được.

Long Thành cầm giả ca là một câu chuyện về một mối tình của Nguyễn Du và người đàn bà gảy đàn ở Long Thành. Tiếng đàn của nàng chất chứa sự thanh tao cao quý – Điều mà không phải ca kỹ nào cũng có được. Chính điều đó đã làm nảy sinh tình cảm ngay từ cái nhìn đầu tiên. Nhưng qua đó cũng bày tỏ sự bất hạnh đối với những người phụ nữ có thân phận long đong bị vùi dập bởi xã hội phong kiến lúc bấy giờ. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết hấp dẫn này của chúng tôi nhé! 

Related posts

Bài thơ Đà Lạt tháng ba – Nhà thơ Nguyễn Đình Huân

admin

Bài thơ Một thời để nhớ – Nhà thơ Nguyễn Đình Huân

admin

Bài thơ Làm Sao Quên Được – Nhà thơ Dương Hoàng

admin

Leave a Comment