Thơ Hay

Nhớ con sông quê hương (Tế Hanh) – Hình ảnh con sông quê mộc mạc và trong veo

nhớ con sông quê hương

Nhớ con sông quê hương của nhà thơ Tế Hanh với những vần thơ mộc mạc, giản dị thật hồn nhiên. Bài thơ là sự miêu tả về hình ảnh con sông quê, đó là cuộc trò chuyện thầm thì với dòng sông thân yêu của cuộc đời nhà thơ. Một dòng sông quê hương giản dị, đầy xúc cảm. Nhà thơ như hóa thân vào chính dòng sông quê, dòng sông ấy chính là tâm hồn, tình cảm của nhà thơ. Nếu các bạn quan tâm thì hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết này nhé! 

Nội Dung

Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng
Chẳng biết nước có giữ ngày, giữ tháng
Giữ bao nhiêu kỷ niệm giữa dòng trôi?
Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!
Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ
Sông của quê hương, sông của tuổi trẻ
Sông của miền Nam nước Việt thân yêu

Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu
Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy
Bạn bè tôi tụm năm tụm bảy
Bầy chim non bơi lội trên sông
Tôi giơ tay ôm nước vào lòng
Sông mở nước ôm tôi vào dạ
Chúng tôi lớn lên mỗi người mỗi ngả
Kẻ sớm khuya chài lưới bên sông
Kẻ cuốc cày mưa nắng ngoài đồng
Tôi cầm súng xa nhà đi kháng chiến
Nhưng lòng tôi như mưa nguồn, gió biển
Vẫn trở về lưu luyến bên sông
Hình ảnh cô em đôi má ửng hồng…

Tôi hôm nay sống trong lòng miền Bắc
Sờ lên ngực nghe trái tim thầm nhắc
Hai tiếng thiêng liêng, hai tiếng “miền Nam”
Tôi nhớ không nguôi ánh sáng màu vàng
Tôi quên sao được sắc trời xanh biếc
Tôi nhớ cả những người không quen biết…
Có những trưa tôi đứng dưới hàng cây
Bỗng nghe dâng cả một nỗi tràn đầy
Hình ảnh con sông quê mát rượi
Lai láng chảy, lòng tôi như suối tưới
Quê hương ơi! lòng tôi cũng như sông
Tình Bắc Nam chung chảy một dòng
Không gành thác nào ngăn cản được
Tôi sẽ lại nơi tôi hằng mơ ước
Tôi sẽ về sông nước của quê hương
Tôi sẽ về sông nước của tình thương

6-1956

nhớ con sông quê hương

Tế Hanh (1921 – 2009), tên thật là Trần Tế Hanh; là một nhà thơ Việt Nam thời kháng chiến. Ông quê ở tỉnh Quảng Ngãi. Ông sáng tác thơ từ rất sớm, năm 17 tuoir ông viết bài thơ đầu tiên:” Những ngày nghỉ học.

Sau đó, ông tiếp tục sáng tác, rồi tập hợp thành tập thơ Nghẹn ngào. Năm 1939, tập thơ này được giải khuyến khích của Tự Lực văn đoàn

Ông qua đời vào lúc 12 giờ ngày 16 tháng 07 năm 2009 tại Hà Nội sau nhiều năm chống chọi với căn bệnh xuất huyết não.

Bài thơ Nhớ con sông quê hương là sự ca ngợi về vẻ đẹp của con sông quê vô cùng bình dị và chân thật. Con sông quê hương đối với nhà thơ Tế Hanh là con sông của tâm hồn, của tấm lòng mình. Bài thơ thể hiện tình yêu quê hương tha thiết của nhà thơ.

Quê hương là một đề tài bất tận trong thơ ca, là nguồn cảm hứng để các nhà thơ, nhà văn viết nên những áng thơ da diết và xúc động nhất. Nhớ con sông quê hương của nhà thơ Tế Hanh là một bài thơ như thế. Với những lời thơ mộc mạc mà hồn nhiên, trong veo mà chân chất làm cho bao lòng người xao xuyến khi đọc và thưởng thức.

Hình ảnh con sông quê hương xuất hiện trong bài thơ của Tế Hanh là một hình ảnh con sông vô cùng mộc mạc:

Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre

Hình ảnh con sông quê xanh biếc, với nước trong vắt có thể soi bóng những hàng tre. Con sông quê hương nơi vùng quê, nơi sinh ra nhà thơ là một dòng sông thật yên bình, thật đẹp. Nhà thơ sử dụng tính từ “tóc” để chỉ những cành tre vô cùng đặc sắc. Bằng tình yêu và nỗi nhớ dào dạt, nhà thơ miêu tả về hình ảnh một con sông thơ mộng, hình ảnh con sông thật đẹp.

Tâm hồn tôi là buổi trưa hè
Tỏa sáng dưới dòng sông láp loáng

Qua hình ảnh của dòng sông, nhà thơ hồi tưởng về những kỉ niệm, nỗi nhớ con sông quê hưng. Đó là một tình yêu quê hương hết sức mãnh liệt, hình ảnh quê hương thân thiết. Và cũng thật tự nhiên khi những hồi tưởng của tác giả lại có sức lay động thật mãnh liệt đến độc giả. Khi không gian kỷ niệm hiện lên trong ngần, tỏa nắng và mát rượi, đó cũng là lúc quê hương hiện hữu gần gũi, quyện hòa với hồn người.

Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!
Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ
Sông của quê hương, sông của tuổi trẻ
Sông của miền Nam nước Việt thân yêu

Những câu thơ thể hiện sự gắn bó tha thiết của con sông đối với cuộc đời Tế Hanh. Đó là hình ảnh con sông “tắm cả đời tôi”. Tác giả dùng phép chuyển nghĩa và lối cường điệu để nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của dòng sông với cuộc đời mình.

Phép nhân hóa giữa dòng sông và con người, càng làm cho hình ảnh dòng sông thêm gần gũi và thân thiết hơn. Con sông “quê hương” “sông tuổi trẻ” thể hiện tình yêu quê hương tha thiết. Xa quê đã lâu, nên nỗi nhớ càng trở nên da diếc và thành thiêng liêng. Nỗi nhớ ấy luôn ở trong sâu thẳm trái tim tác giả:

Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu
Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy
Bạn bè tôi tụm năm tụm bảy
Bầy chim non bơi lội trên sông
Tôi giơ tay ôm nước vào lòng
Sông mở nước ôm tôi vào dạ
Chúng tôi lớn lên mỗi người mỗi ngả

Hình ảnh dòng sông xuất hiện vô cùng chân thật và mộc mạc đó là có tiếng chim kêu, có con “cá nhảy” có bạn bè cùng tắm sông, có bầy chim non… Những hình ảnh của một con sông làng quê vô cùng quen thuộc. Con sông chính là cuộc đời là nơi gắn bó của nhà thơ đối với người dân nơi đây.

Tôi cầm súng xa nhà đi kháng chiến
Nhưng lòng tôi như mưa nguồn, gió biển
Vẫn trở về lưu luyến bên sông
Hình ảnh cô em đôi má ửng hồng..

Những câu thơ thể hiện nỗi nhớ của nhà thơ, đó là khi tham gia kháng chiến nhưng vẫn luôn lưu luyến về dòng sông. Hình ảnh dòng sông còn được nhân hóa với hình ảnh “cô em đôi má ửng hồng”.

Tôi hôm nay sống trong lòng miền Bắc
Sờ lên ngực nghe trái tim thầm nhắc
Hai tiếng thiêng liêng, hai tiếng “miền Nam”
Tôi nhớ không nguôi ánh sáng màu vàng
Tôi quên sao được sắc trời xanh biếc
Tôi nhớ cả những người không quen biết…

Các định ngữ “quê hương”, tuổi trẻ, miền Nam được gắn với dòng sông đã làm cho con sông mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, con sông của tuổi thơ tác giả, con sông quê hương, con sông của miền Nam đất nước. Niềm thương nhớ của tác giả về miền Nam

Xa quê đã lâu, nên nỗi nhớ càng trở nên da diếc và thành thiêng liêng. Nỗi nhớ ấy luôn ở trong sâu thẳm trái tim tác giả “Sờ lên ngực…. hai tiếng miền Nam”.

Hình ảnh con sông quê mát rượi
Lai láng chảy, lòng tôi như suối tưới
Quê hương ơi! lòng tôi cũng như sông

Nhớ quê hương, Lác giả nhớ từ những cái quen thuộc hình thường: ánh nắng, sắc trời, những người không quen biết… của quê hương. Đó là nỗi nhớ khôn nguôi, quên sao được.

Tôi sẽ lại nơi tôi hằng mơ ước
Tôi sẽ về sông nước của quê hương
Tôi sẽ về sông nước của tình thương

Sự nhớ nhung tha thiết của tác giả đối với dòng sông quê hương. Đó là tác giả sẽ về với dòng sông, về với vùng quê nơi mình sinh ra. Với giọng thơ tha thiết, cảm xúc được dồn nén qua dòng hồi tưởng và kỉ niệm tạo nên một hình ảnh dòng sông thật trong veo và nhẹ nhàng.

Trên đây chúng tôi đã chia sẻ đến các bạn bài thơ Nhớ Con Sông Quê Hương đầy hấp dẫn của nhà thơ Tế Hanh. Hãy cùng nhau cảm nhận những vần thơ nhẹ nhàng và ấn tượng của ông ngay bây giờ các bạn nhé! Thân Ái!

Related posts

Tổng hợp những bài thơ phật giáo ngắn ấn tượng nhất hiện nay

admin

Bài thơ: Người Dưng Từng Gặp (Mạc Phương)

admin

Mẹ Suốt (Tố Hữu) – Người mẹ anh hùng chèo đò trên dòng sông Nhật Lệ

admin

Leave a Comment