Nhà Thơ Nổi Tiếng

Victor Hugo – Với tập thơ Trừng Phạt – Les châtiments (1853)

Tập thơ Trừng phạt Les châtiments là một tập thơ nổi tiếng của Victor Hugo được sáng tác năm 1853. Tập thơ với nhiều bài thơ về nhiều chủ đề khác nhau thể hiện tâm hồn, tư tưởng đạo đức và chính trị của ông.

Nội Dung

Chanson (La femelle? elle est morte )
La femelle? elle est morte.
Le mâle? un chat l’emporte
Et dévore ses os.
Au doux nid qui frissonne
Qui reviendra? personne.
Pauvres petits oiseaux!

Le pâtre absent par fraude!
Le chien mort! le loup rôde,
Et tend ses noirs panneaux;
Au bercail qui frissonne,
Qui veillera? personne.
Pauvres petits agneaux!

L’homme au bagne! la mère
À l’hospice! ô misère!
Le logis tremble aux vents;
L’humble berceau frissonne.
Que reste-t-il? personne.
Pauvres petits enfants!

Bản dịch

Chim mẹ đâu? Đã chết
Chim bố đâu? Mèo bắt
Xương thịt bị mèo nhai
Quay về với tổ chim
Đang rung rinh
Nào có ai!
Khổ thân đàn chim xinh!

Người chăn đã bỏ chuồn!
Chó canh chết! Sói hú luôn
Và đang giăng bẫy hiểm
Ai gác chuồng cừu non
Đang run run?
Không ai biết
Khổ thân lũ cừu non!

Bố bị giam xà lim
Mẹ đi nhà tế bần
Nhà lung lay trước gió
Chiếc nôi đang rung rinh
Căn nhà không người lớn
Khổ thân bầy trẻ con!

Chanson (A quoi ce proscrit pense-t-il ?) (extrait)
A quoi ce proscrit pense-t-il?
A son champ d’orge ou de laitue,
A sa charrue, à son outil,
A la grande France abattue.
Hélas! le souvenir le tue.
Pendant qu’on rente les Dupin
Le pauvre exilé souffre et prie.
– On ne peut pas vivre sans pain;
On ne peut pas non plus vivre sans la patrie.

L’ouvrier rêve l’atelier,
Et le laboureur sa chaumière;
Les pots de fleurs sur l’escalier,
Le feu brillant, la vitre claire,
Au fond le lit de la grand-mère
Quatre gros glands de vieux crépin
En faisaient la coquetterie.
– On ne peut pas vivre sans pain;
On ne peut pas non plus vivre sans la patrie.

Avec sa lime ou son maillet
On soutenait enfants et femme;
De l’aube au soir on travaillait
Et le travail égayait l’âme.
Ô saint travail! lumière et flamme!
De Watt, de Jacquart, de Papin,
La jeunesse ainsi fut nourrie.
– On ne peut pas vivre sans pain;
On ne peut pas non plus vivre sans la patrie.

Les jours de fête, l’ouvrier
Laissait les soucis en fourrière;
Chantant les chants de février,
Blouse au vent, casquette en arrière,
Ou s’en allait à la barrière.
On mangeait un douteux lapin
Et l’on buvait à la Hongrie.
– On ne peut pas vivre sans pain;
On ne peut pas non plus vivre sans la patrie.

Les dimanches le paysan
Appelait Jeanne ou Jacqueline,
Et disait: – femme, viens-nous-en,
Mets ta coiffe de mousseline!
Et l’on dansait sur la colline.
Le sabot et non l’escarpin,
Foulait gaiement l’herbe fleurie.
– On ne peut pas vivre sans pain;
On ne peut pas non plus vivre sans la patrie.

Les exilés s’en vont pensifs.
Leur âme, hélas! n’est plus entière.
Ils regardent l’ombre des ifs
Sur les fosses du cimetière;
L’un songe à l’Allemagne altière,
L’autre au beau pays transalpin,
L’autre à sa Pologne chérie.
– On ne peut pas vivre sans pain;
On ne peut pas non plus vivre sans la patrie.

«Je meurs de ne plus voir les champs
Où je regardais l’aube naître,
De ne plus entendre les chants
Que j’entendais de ma fenêtre.
Mon âme est où je ne puis être.
Sous quatre planches de sapin,
Enterrez-moi dans la prairie.»
– On ne peut pas vivre sans pain;
On ne peut pas non plus vivre sans la patrie.

bản dịch:

Kẻ đi đày nay nghĩ gì đây?
Về cánh đồng rau bãi lúa
Về cái cày, chiếc nông cụ cầm tay
Nghĩ cả về nước Đại Pháp già nua
Ký ức này đang giết anh ta
Ở trên đời, kẻ giàu được cấp, ban
Người đi đày khổ đau, cầu phúc
– Sống làm sao khi chẳng có ăn
Không Tổ quốc cũng không sống được

Người thợ mơ xưởng máy
Dân cày mơ mái nhà
Lối cầu thang đặt những bình hoa
Đèn chiếu sáng, cửa gương trong suốt
Giường nằm của mẹ già ấm áp
Nơi diềm màn thêu những quả tua
Làm đỏm dáng cho thêm phong sắc
– Sống làm sao khi chẳng có ăn
Không Tổ quốc cũng không sống được

Với cái giũa, cái vồ, cái cuốc
Người ta làm nuôi vợ nuôi con
Từ tinh mơ cho đến hoàng hôn
Lao động làm tâm hồn khuây khoả
Ôi lao động – ánh sáng, ngọn lửa
Của những ai sáng tạo công trình
Đã nuôi nấng cả thời tuổi trẻ
– Sống làm sao khi chẳng có ăn
Không Tổ quốc cũng không sống được

Người thợ trong những ngày tết nhất
Được vơi dần mọi nỗi lo âu
Ca bài ca Tháng Hai bất khuất
Áo bung khuy, mũ trễ sau đầu
Họ cùng nhau bước tới hàng rào
Thịt một con thỏ con nhút nhát
Uống ngụm này mừng cho nước Hung
– Sống làm sao khi chẳng có ăn
Không Tổ quốc cũng không sống được

Người nông dân, những ngày chủ nhật
Gọi con trai con gái của mình
Lời thân thiết anh ta bảo vợ:
“Đội mũ vào, hãy đi cùng anh”
Đi lên đồi họ cùng nhảy múa
Chẳng phải đôi giày mà đôi guốc gỗ
Đã lướt trên bãi cỏ xanh rờn
– Sống làm sao khi chẳng có ăn
Không Tổ quốc cũng không sống được

Những người đi đày, trầm tư cất bước
Nào có ai được rỗi linh hồn
Họ nhìn lên bóng cây tùng bách
Trên miệng hố đào dọc nghĩa trang
Kẻ nghĩ về nước Đức kiêu căng
Người nghĩ sang dãy Alpe tuyệt đẹp
Người nghĩ tới Ba Lan mình thân thiết
– Sống làm sao khi chẳng có ăn
Không Tổ quốc cũng không sống được

“Tôi chết chẳng còn nhìn thấy đất
Nơi tôi hằng gặp mặt trời lên
Chết chẳng còn được nghe tiếng hát
Tiếng hát từ cửa sổ nhà tôi
Hồn tôi quẩn nơi tôi không thể sống
Dưới bốn tấm gỗ thông, tôi yên nằm”
Hãy chôn tôi trong đồi cỏ mát
– Sống làm sao khi chẳng có ăn
Không Tổ quốc cũng không sống được

Chanson (Sa grandeur éblouit l’histoire)
Sa grandeur éblouit l’histoire.
Quinze ans, il fut
Le dieu que traînait la victoire
Sur un affût;
L’Europe sous sa loi guerrière
Se débattit.
Toi, son singe, marche derrière,
Petit, petit.

Napoléon dans la bataille,
Grave et serein,
Guidait à travers la mitraille
L’aigle d’airain.
Il entra sur le pont d’Arcole,
Il en sortit.
Voici de l’or, viens, pille et vole,
Petit, petit.

Berlin, Vienne, étaient ses maîtresses;
Il les forçait,
Leste, et prenant les forteresses
Par le corset;
Il triompha de cent bastilles
Qu’il investit.
Voici pour toi, voici des filles,
Petit, petit.

Il passait les monts et les plaines,
Tenant en main
La palme, la foudre et les rênes
Du genre humain;
Il était ivre de sa gloire
Qui retentit.
Voici du sang, accours, viens boire,
Petit, petit.

Quand il tomba, lâchant le monde,
L’immense mer
Ouvrit à sa chute profonde
Le gouffre amer;
Il y plongea, sinistre archange,
Et s’engloutit.
Toi, tu te noiras dans la fange,
Petit, petit.

Bản dịch:

Uy thế y chói loà lịch sử
Mười lăm năm ròng rã
Y lê chiến thắng như ông thần
Trên giá súng tối tân
Châu Âu rên dưới luật chiến tranh
Giãy giụa biết bao lần
Ngươi, khỉ độc của y, bám gót
Tiểu nhân, tiểu nhân

Nã Phá Luân trong chiến trận
Uy nghi và thanh thản
Dẫn dắt qua làn đạn
Cánh đạ bàng đồng hun
Tiến qua cầu Arcole
Lui qua cầu Arcole
Vàng đây, mi tới cướp
Tiểu nhân, tiểu nhân

Berlin và Vienne, tình nhân của gã
Gã rắp tâm chiếm ráo
Pháo đài bị y hạ
Như tóm nơi cổ áo
Y triệt hàng trăm đồn
Vây hãm năm tháng ròng
Gái non cho mi đó
Tiểu nhân, tiểu nhân

Y vượt khắp bình nguyên, núi non
Cầm trong tay đủ loại
Nguyệt quế, sấm sét và cùm gông
Cho toàn nhân loại
Say sưa với vinh quang
Một thời đã dội vang
Máu đây, lại mà uống
Tiểu nhân, tiểu nhân

Y ngã xuống, phải buông thế giới
Từ đỉnh cao vòi vọi
Biển cả mênh mông
Ôi, vực thẳm khôn cùng
Nuốt chửng không thương tiếc
Thân gã tổng thiên thần
Còn mi, sẽ chết trong bùn nhớp
Tiểu nhân, tiểu nhân

Le chant de ceux qui s’en vont sur mer
(Air breton)

Adieu, patrie!
L’onde est en furie.
Adieu, patrie!
Azur!

Adieu, maison, treille au fruit mûr,
Adieu, les fleurs d’or du vieux mur!

Adieu, patrie!
Ciel, forêt, prairie!
Adieu, patrie,
Azur!

Adieu, patrie!
L’onde est en furie.
Adieu, patrie,
Azur!

Adieu, fiancée au front pur,
Le ciel est noir, le vent est dur.

Adieu, patrie!
Lise, Anna, Marie!
Adieu, patrie,
Azur!

Adieu, patrie!
L’onde est cri furie.
Adieu, patrie,
Azur!

Notre œil, que voile un deuil futur,
Va du flot sombre au sort obscur!

Adieu, patrie!
Pour toi mon cœur prie.
Adieu, patrie,
Azur!

Bản dịch:

(Theo điệu Brơ-ta-nhơ)

Vĩnh biệt, quê hương!
Biển khơi đang nổi giận
Vĩnh biệt, quê hương!
Trong xanh!

Vĩnh biệt, mái nhà, giàn nho quả mọng
Vĩnh biệt, hoa vàng trên tường rêu mốc!

Vĩnh biệt, quê hương!
Bầu trời, rừng cây, đồng cỏ!
Vĩnh biệt, quê hương
Trong xanh!

Vĩnh biệt, quê hương!
Biển khơi đang nổi giận
Vĩnh biệt, quê hương!
Trong xanh!

Vĩnh biệt, em yêu, vầng trán em thanh khiết
Gió lạnh buốt xương, mây đen nghìn nghịt

Vĩnh biệt, quê hương
Lise, Anna, Marie!
Vĩnh biệt, quê hương!
Trong xanh!

Vĩnh biệt, quê hương!
Biển khơi đang nổi giận
Vĩnh biệt, quê hương!
Trong xanh!

Mắt chúng tôi, mờ bóng tương lai sầu thảm
Nhìn từ sóng biển tối tăm đến phận mình u ám!

Vĩnh biệt, quê hương!
Lòng ta cầu nguyện cho Người
Vĩnh biệt, quê hương!
Trong xanh!

Le Manteau impérial
Oh! vous dont le travail est joie,
Vous qui n’avez pas d’autre proie
Que les parfums, souffles du ciel,
Vous qui fuyez quand vient décembre,
Vous qui dérobez aux fleurs l’ambre
Pour donner aux hommes le miel,

Chastes buveuses de rosée,
Qui, pareilles à l’épousée,
Visitez le lys du coteau,
Ô sœurs des corolles vermeilles,
Filles de la lumière, abeilles,
Envolez-vous de ce manteau!

Ruez-vous sur l’homme, guerrières!
Ô généreuses ouvrières,

Vous le devoir, vous la vertu,
Ailes d’or et flèches de flamme,
Tourbillonnez sur cet infâme!
Dites-lui: «Pour qui nous prends-tu?

»Maudit! nous sommes les abeilles!
Des chalets ombragés de treilles
Notre ruche orne le fronton;
Nous volons, dans l’azur écloses,
Sur la bouche ouverte des roses
Et sur les lèvres de Platon.

»Ce qui sort de la fange y rentre.
Va trouver Tibère en son antre,
Et Charles neuf sur son balcon.
Va! sur ta pourpre il faut qu’on mette,
Non les abeilles de l’Hymette,
Mais l’essaim noir de Montfaucon!»

Et percez-le toutes ensemble,
Faites honte au peuple qui tremble,
Aveuglez l’immonde trompeur,
Acharnez-vous sur lui, farouches,
Et qu’il soit chassé par les mouches
Puisque les hommes en ont peur!

Bản dịch:

Ồ! các em mà lao động là vui
Các cô em không kiếm mồi nào khác
Ngoài hương thơm, hơi thở của trời
Tháng chạp về, các em đi trốn
Hổ phách của hoa, các em lấy trộm
Để làm mật ngọt cho người

Các cô em trong trắng hút sương mai
Ong ơi ong, giống cô dâu mới cưới
Ong đi thăm hoa huệ trên đồi
Là con của ánh dương phơi phới
Là em gái những cánh hoa đỏ chói
Rời bỏ áo bào, ong hãy xa bay!

Xông vào hắn đi, hỡi ong chiến sĩ
Ôi các cô thợ hảo tâm
Nghĩa vụ, các em, đức hạnh, các em
Bộ cánh vàng và mũi tên rực lửa
Hãy xoáy tít trên đầu thằng nhục nhã
Hãy bảo hắn: “Mi nghĩ ta là ai?

“Ta là ong! hỡi tên khốn kiếp!
Tổ của ta rợp bóng giàn nho
Làm đẹp cho các mí nhà nên thơ
Chúng ta bay, trong trời xanh, bừng nở
Trên miệng những đoá hồng hé mở
Vàg trên môi Platon

“Mi hãy tìm Charles IX trên ban công
Và đến với Tibère trong hang tối
Từ bùn thối, phải trở về bùn thối
Cần thêu lũ quạ đen Montfaucon
Chứ không phải bầy Hymette ong vàng
Trên áo mi màu đỏ tía!”

Hãy nhất tề đâm hắn đi, ong
Hãy làm cho những kẻ nhát gan xấu hổ
Hãy lăn xả vào, hung dữ
Hãy chọc mù tên lừa đảo nhớp nhơ
Hắn phải bị ong ruồi tống cổ đi
Bởi vì con người run sợ!

«M. Victor Hugo vient de publier à Bruxelles un livre qui a pour titre: Napoléon le petit, et qui renferme les calomnies les plus odieuses contre le prince-président.
«On raconte, qu’un des jours de la semaine dernière, un fonctionnaire apporta ce libelle à Saint-Cloud. Lorsque Louis Napoléon le vit, il le prit, l’examina un instant avec le sourire du mépris sur les lèvres; puis, s’adressant aux personnes qui l’entouraient, il dit, en leur montrant le pamphlet: “Voyez, messieurs, voici Napoléon-le-petit, par Victor Hugo-le-grand.”»

Journaux Elyséens, août 1852.

Ah! tu finiras bien par hurler, misérable!
Encor tout haletant de ton crime exécrable,
Dans ton triomphe abject, si lugubre et si prompt,
Je t’ai saisi. J’ai mis l’écriteau sur ton front ;
Et maintenant la foule accourt et te bafoue.
Toi, tandis qu’au poteau le châtiment te cloue,
Que le carcan te force à lever le menton,
Tandis que, de ta veste arrachant le bouton,
L’histoire à mes côtés met à nu ton épaule,
Tu dis: je ne sens rien ! et tu nous railles, drôle,
Ton rire sur mon nom gaiement vient écumer;
Mais je tiens le fer rouge et vois ta chair fumer.

Bản dịch:

“Ông Victor Hugo vừa xuất bản một cuốn sách ở Bruxelles với tiêu đề: “Napoleon tiểu nhân” và đã có những lời vu khống kín đáo nhất chống lại Hoàng thân. Người ta nói rằng vào tuần trước đã có một sĩ quan mang tội phỉ báng này ở Saint-Cloud. Khi Louis Napoléon nhìn thấy bài văn vần đả kích, ngài cầm xem một lát với nụ cười khinh thị trên môi, rồi nói cùng những người đang vây quanh ngài: – Các ngài xem, đây là Napoléon tiểu nhân, do Victor Hugo đại nhân mô tả.”

A ha! Cuối cùng ngươi hú lên, tên khốn nạn!
Tuy còn hổn hển về tội danh tràn hận
Ta đã tóm khi ngươi thắng lẹ, bi thảm, hèn nhơ
Cáo trạng đã dán ngay trên chiếc trán dơ
Giờ quần chúng tới, muôn người phỉ báng
Ngươi bị đóng đinh trên giá treo trọng phạm
Gông cổ buộc mi phải ngẩng cằm
Giật toang cúc áo, cùng ta lịc sử lột trần
Đôi vai ngươi còn hằn tội ác
Ngươi nói: Ta không cảm thấy gì! ngươi khinh khi và khoác lác
Ngươi cười vui, nước bọt vấy tên ta
Nhưng ta cầm dùi đỏ, ngươi khói xám thịt da

Confrontations
Ô cadavres, parlez! quels sont vos assassins?
Quelles mains ont plongé ces stylets dans vos seins?
Toi d’abord, que je vois dans cette ombre apparaître,
Ton nom? – Religion. – Ton meurtrier? – Le prêtre.
– Vous, vos noms? – Probité, Pudeur, Raison, Vertu.
– Et qui vous égorgea? – L’Église. – Toi, qu’es-tu?
– Je suis la Foi publique. – Et qui t’a poignardée?
– Le Serment. – Toi. qui dors de ton sang inondée?
– Mon nom était Justice. – Et quel est ton bourreau?
– Le juge. – Et toi, géant, sans glaive en ton fourreau,
Et dont la boue éteint l’auréole enflammée?
– Je m’appelle Austerlitz. – Qui t’a tué? – L’armée.

Bản dịch:

Hãy nói đi, những tử thi! Kẻ nào gây thảm sát
Bàn tay nào đâm nát ngực anh em?
Nói trước tiên, người ẩn hiện giữa đêm
Anh tên chi? – Tôn giáo – Kẻ giết anh? – Linh mục
– Còn các anh? Trung thực, Liêm sỉ, Đức hạnh, Lương tri
– Ai cắt cổ các anh? – Nhà thờ. – Tên gì bạn kia?
– Ta là Lòng tin – Thế thì ai đâm bạn?
– Lời tuyên thệ. – Còn bạn đây, ngập ngụa máu đào?
– Ta là Công lý. – Vậy ai đã khai đao?
– Quan thẩm phán. – Thế còn ngươi, lẫm liệt chiền bào, nhưng lưỡi gươm đã mất
Và bùn nhơ dập tắt lửa hào quang?
– Ta là Austerlitz. – Ai đã giết ngươi?. – Quân đội bảo hoàng

C’est la nuit
C’est la nuit; la nuit noire, assoupie et profonde.
L’ombre immense élargit ses ailes sur le monde.
Dans vos joyeux palais gardés par le canon,
Dans vos lits de velours, de damas, de linon,
Sous vos chauds couvre-pieds de martres zibelines,
Sous le nuage blanc des molles mousselines,
Derrière vos rideaux qui cachent sous leurs plis
Toutes les voluptés avec tous les oublis,
Aux sons d’une fanfare amoureuse et lointaine,
Tandis qu’une veilleuse, en tremblant, ose à peine
Éclairer le plafond de pourpre et de lampas,
Vous, duc de Saint-Arnaud, vous, comte de Maupas,
Vous, sénateurs, préfets, généraux, juges, princes,
Toi, César, qu’à genoux adorent tes provinces,
Toi qui rêvas l’empire et le réalisas,
Dormez, maîtres… – Voici le jour. Debout, forçats!

Đêm. Tối đen, xạc xào và sâu lắng
Bóng mênh mông dang cánh phủ trần gian
Trong lâu đài vui gác bằng họng súng
Các quan ngài say giấc mơ màng
Trên giường nhung vải hoa Damas
Dưới chăn lông chồn thứ đắt
Dưới làn mây bằng vải màu kem
Sau chấn song từng nếp gấp rèm
Đang che mọi thú vui và quên lãng
Trong tiếng kèn đồng diễm tình và xa thẳm
Lúc đèn đêm leo lét mờ soi rạng
Những trần nhà gấm vóc lụa là
Các ngài công tước Saint-Arnaud, bá tước Maupas
Các ngài tỉnh trưởng, nghị viên, hoàng tử, quan toà, tướng lĩnh
Ngươi, César, mà các chư hầu gối quỳ sùng kính
Ngươi mơ đế chế và từng thực hiện giấc mơ sừng sỏ
– Đứng lên, những người cùng khổ
Đây là lúc bình minh rạng tỏ

Cette nuit, il pleuvait, la marée était haute
Cette nuit, il pleuvait, la marée était haute,
Un brouillard lourd et gris couvrait toute la côte,
Les brisants aboyaient comme des chiens, le flot
Aux pleurs du ciel profond joignait son noir sanglot,
L’infini secouait et mêlait dans son urne
Les sombres tournoiements de l’abîme nocturne ;
Les bouches de la nuit semblaient rugir dans l’air.

J’entendais le canon d’alarme sur la mer.
Des marins en détresse appelaient à leur aide.
Dans l’ombre où la rafale aux rafales succède,
Sans pilote, sans mât, sans ancre, sans abri,
Quelque vaisseau perdu jetait son dernier cri.
Je sortis. Une vieille, en passant effarée,
Me dit : « Il a péri ; c’est un chasse-marée. »

Je courus à la grève et ne vis qu’un linceul
De brouillard et de nuit, et l’horreur, et moi seul ;
Et la vague, dressant sa tête sur l’abîme,
Comme pour éloigner un témoin de son crime,
Furieuse, se mit à hurler après moi.

Qu’es-tu donc, Dieu jaloux, Dieu d’épreuve et d’effroi,
Dieu des écroulements, des gouffres, des orages,
Que tu n’es pas content de tant de grands naufrages,
Qu’après tant de puissants et de forts engloutis,
Il te reste du temps encor pour les petits,
Que sur les moindres fronts ton bras laisse sa marque,
Et qu’après cette France, il te faut cette barque !

Jersey, 5 tháng Tư 1853

Bản dịch:

Đêm ấy trời mưa, nước triều dâng cao
Miền bờ biển, sương đen nặng nề bao phủ
Sóng lớn gầm vang như chó sủa
Thổn thức u buồn hoà trời xám lệ trào
Khoảng vô tận xóc lên và hối hả
Trộn điệu quay rầu rĩ của vực sâu
Trong không gian, miệng đêm đen như thả sức gào

Bỗng từ biển vọng lên súng hiệu
Đoàn thuỷ thủ gặp nguy xin cấp cứu
Trong bóng đêm, cuồng phong nối cuồng phong
Không hoa tiêu, không nơi ẩn, không neo, không cả cánh buồm
Một con tàu tuyệt vọng kêu lần chót
Tôi đi ra. Một bà già sợ hãi nói cùng tôi, bất chợt:
– Nó đắm rồi. Một con thuyền ba cánh buồm

Tôi chạy qua bãi chỉ thấy khăn liệm buồn
Dệt toàn sương mù và đêm tối; còn nữa là tôi và niềm kinh hoảng
Ngọn sóng biển dâng cao trên vực thẳm
Giận dữ hú lên ngay cạnh tôi
Như xua đuổi chứng nhân về tôi ác ngàn đời

Chúa là ai? Chúa ghét ghen, gieo đoạ đày và khiếp sợ
Chúa của vực sâu, tan hoang và giông tố
Chưa ưng sao? Sau bao vụ đắm tàu
Sau bao người can trường, dũng mãnh bị dìm sâu
Dấu tay Người còn hằn trán dân hèn mọn
Sau nước Pháp đau thương, lại thêm con tàu mắc nạn

Joyeuse vie (I)
Bien! pillards, intrigants, fourbes, crétins, puissances!
Attablez-vous en hâte autour des jouissances!
Accourez! place à tous!
Maîtres, buvez, mangez, car la vie est rapide.
Tout ce peuple conquis, tout ce peuple stupide,
Tout ce peuple est à vous!
Vendez l’état! coupez les bois! coupez les bourses!
Videz les réservoirs et tarissez les sources!
Les temps sont arrivés.

Prenez le dernier sou! prenez, gais et faciles,
Aux travailleurs des champs, aux travailleurs des villes!
Prenez, riez, vivez!

Bombance! allez! c’est bien! vivez! faites ripaille!
La famille du pauvre expire sur la paille,
Sans porte ni volet.
Le père en frémissant va mendier dans l’ombre;
La mère n’ayant plus de pain, dénûment sombre,
L’enfant n’a plus de lait.

Bản dịch:

Được! hỡi lũ cướp, lũ mưu gian, lừa đảo, ngu ngốc, bạo quyền!
Lạc thú đây rồi, hãy vào bàn tiệc nhanh lên!
Ùa lại đây! chỗ dành cho tất cả!
Hỡi các chủ thầy, uống ăn đi, vì đời rất qua mau
Cả đám dân khuất phục này, cả lũ dân ngu
Dân chúng thuộc về bay tất cả!

Cứ bán nước! cứ chặt rừng! cắt túi!
Vét cạn kho, hút cho cạn nguồn, khô suối!
Thời cơ nay đã đến rồi
Đừng để một xu! lấy hết đi, dễ dàng, vui thú
Của nông dân ngoài đồng, của thợ thuyền giữa phố
Cứ lấy đi, cứ sống, cứ cười!

Vui linh đình, tốt lắm! Cứ yến tiệc! ăn chơi!
Mặc lũ nghèo trên ổ rạ tàn hơi
Nhà rách trước sau không cửa
Cha rẩy run trong bóng tối ăn mày
Mẹ chẳng có cơm xơ xác đoạ đày
Con nhỏ khô mồm hết sữa

Joyeuse vie (V)
Ah! quelqu’un parlera. La muse, c’est l’histoire.
Quelqu’un élèvera la voix dans la nuit noire.
Riez, bourreaux bouffons!

Quelqu’un te vengera, pauvre France abattue,
Ma mère! et l’on verra la parole qui tue
Sortir des cieux profonds!

Ces gueux, pires brigands que ceux des vieilles races,
Rongeant le pauvre peuple avec leurs dents voraces,
Sans pitié, sans merci,
Vils, n’ayant pas de cœur, mais ayant deux visages,
Disent: — Bah! le poëte! il est dans les nuages! –
Soit. Le tonnerre aussi.

bản dịch:
A! Có kẻ sẽ cất lời. Nàng Thơ tức là lịch sử
Có kẻ sẽ cất tiếng lên trong đêm bóng rủ
Lũ sát nhân vẽ mặt, cứ cười khà!
Có kẻ sẽ trả thù cho nước Pháp đau thương thảm thiết
Mẹ của ta ơi! sẽ có những lời như gươm chém giết
Từ trên trời thẳm vang ra

Quân khốn kia, lũ cướp đường tệ hơn cả cướp ngày xưa
Đang đục ruỗng dân lành, với răng hau háu ngon ơ
Không một chút lòng thương xót
Lũ hèn hạ không tim, nhưng mặt lại có hai
Chúng nói: – Ối! thi sĩ ấy mà! anh ta ở trên mây!
– Phải. Mây có cả luồng sấm sét!

À l’obéissance passive (I)
Ô soldats de l’an deux! ô guerres! épopées!
Contre les rois tirant ensemble leurs épées,
Prussiens, Autrichiens,
Contre toutes les Tyrs et toutes les Sodomes,
Contre le czar du nord, contre ce chasseur d’hommes
Suivi de tous ses chiens,

Contre toute l’Europe avec ses capitaines,
Avec ses fantassins couvrant au loin les plaines,
Avec ses cavaliers,
Tout entière debout comme une hydre vivante,
Ils chantaient, ils allaient, l’âme sans épouvante
Et les pieds sans souliers!

Au levant, au couchant, partout, au sud, au pôle,
Avec de vieux fusils sonnant sur leur épaule,
Passant torrents et monts,
Sans repos, sans sommeil, coudes percés, sans vivres,
Ils allaient, fiers, joyeux, et soufflant dans des cuivres
Ainsi que des démons!

La Liberté sublime emplissait leurs pensées.
Flottes prises d’assaut, frontières effacées
Sous leur pas souverain,
Ô France, tous les jours, c’était quelque prodige,
Chocs, rencontres, combats ; et Joubert sur l’Adige,
Et Marceau sur le Rhin!

On battait l’avant-garde, on culbutait le centre ;
Dans la pluie et la neige et de l’eau jusqu’au ventre,
On allait! en avant!
Et l’un offrait la paix, et l’autre ouvrait ses portes,
Et les trônes, roulant comme des feuilles mortes,
Se dispersaient au vent!

Oh! que vous étiez grands au milieu des mêlées, Soldats!
L’oeil plein d’éclairs, faces échevelées
Dans le noir tourbillon,
Ils rayonnaient, debout, ardents, dressant la tête;
Et comme les lions aspirent la tempête
Quand souffle l’aquilon,

Eux, dans l’emportement de leurs luttes épiques,
Ivres, ils savouraient tous les bruits héroïques,
Le fer heurtant le fer,
La Marseillaise ailée et volant dans les balles,
Les tambours, les obus, les bombes, les cymbales,
Et ton rire, ô Kléber!

La Révolution leur criait: – Volontaires,
Mourez pour délivrer tous les peuples vos frères! –
Contents, ils disaient oui.
– Allez, mes vieux soldats, mes généraux imberbes!
Et l’on voyait marcher ces va-nu-pieds superbes
Sur le monde ébloui!

La tristesse et la peur leur étaient inconnues.
Ils eussent, sans nul doute, escaladé les nues
Si ces audacieux,
En retournant les yeux dans leur course olympique,
Avaient vu derrière eux la grande République
Montrant du doigt les cieux!…

Bản dịch:
Ôi những chiến sĩ của năm thứ hai bất tử
Ôi chiến trận! anh hùng ca bất hủ
Chống lại các vương triều cùng tuốt kiếm
Quân Áo, Phổ, cùng mọi đô thành hoa lệ
Chống Sa hoàng phương Bắc, kẻ sát nhân
Mà theo sau là bầy chó bất nhân

Chống Châu Âu với khắp hàng tướng soái
Với bộ binh tràn ngập bình nguyên xa
Với tất cả các binh đoàn kỵ mã
Đang chồm lên như một con quái vật
Họ tiến lên, vang ca
Trên những đôi chân không giày
Và tâm hồn không mảy may run sợ

Sớm, chiều, khắp nơi từ bắc chí nam
Loảng xoảng trên vai những khẩu súng cũ càng
Không nghỉ ngơi, vượt núi cao, sông rộng
Không ngủ, không ngăn, khuỷu tay rách nát
Họ đi, vui, kiêu hãnh thổi kèn đồng
Như quỷ thần giáng hạ giữa thinh không

Với ý chí tự do làm tư tưởng
Họ xung phong cướp đoạt vạn chiến thuyền
Bước chân hùng xoá sạch muôn biên cương
Ôi, Pháp quốc, mỗi ngày một kỳ tích bất diệt
Xung đột, giao tranh, đụng độ rất quyết liệt
Sông A-đi, ngất trời sát khí, tướng Joubert
Và sông Rhin, ào ào vũ bão, tướng Marceau
Giáng sấm sét tan tác chim muông

Nước ngập nửa người, trong mưa tuyết triền miên
Họ đạp tan tiền quân và xô đẩy
Đạo trung quân, nhằm phía trước, tiến lên!
Và đối phương, kẻ cầu xin hoà nghị
Kẻ quy hàng mở cửa đón quân vào
Và ngai vàng rụng rơi như lá chết
Gió cuốn tung tan tác chẳng còn chi!

Ôi vĩ đại thay tầm vóc con người
Giữa chiến trường đang tả xung hữu đột
Mắt chớp lửa, mặt dãi dầu gió bụi
Trong cuồng phong gầm thét, khắp nơi nơi
Ngẩng cao đầu, họ toả chiếu cháy bỏng
Như mãnh sư lúc hoán vũ hô phong

Trong chiến trận hào hùng lôi cuốn họ
Như say mê trong sát khí mơ màng
Muôn vũ khí rợn người đang đụng độ
“Dáng quốc thiều” tung bay trong lửa đạn
Tiếng trống trận, đại bác, bom, não bạt
Tướng Kléber, giữa hàng quân xung trận
Cất tiếng cười, lúc đạn nổ, rền vang

Đáp lại lời hiệu triệu của Cách mạng:
“Vì tự do các dân tộc anh em
Tình nguyện quân, hãy quyết tử xông lên!
Thì đồng thanh họ tuyên bố sẵn sàng
“Hỡi các chiến sĩ già hãy tiến nhanh
Cùng các tướng lĩnh đang thời trai tráng!”
Và tuyệt vời những người chân đất ấy
Khiến toàn cầu loá mắt đến kinh hoàng!

Vì đại nghĩa, có bao giờ buồn, sợ
Và hẳn là họ chinh phục mây mờ
Nếu trong cuộc đua quyết liệt tranh giành
Những con người gan góc ấy, quay đầu lại
Được thấy nước Cộng hoà vĩ đại
Giơ cao tay, chỉ thẳng hướng trời xanh

À l’obéissance passive (VIII)
Ô Dieu, puisque voilà ce qu’a fait cette armée,
Puisque, comme une porte est barrée et fermée,
Elle est sourde à l’honneur,
Puisque tous ces soldats rampent sans espérance,
Et puisque dans le sang ils ont éteint la France,
Votre flambeau, Seigneur!

Puisque la conscience en deuil est sans refuge
Puisque le prêtre assis dans la chaire, et le juge
D’hermine revêtu,
Adorent le succès, seul vrai, seul légitime,
Et disent qu’il vaut mieux réussir par le crime,
Que choir par la vertu;

Puisque les âmes sont pareilles à des filles;
Puisque ceux-là sont morts qui brisaient les bastilles,
Ou bien sont dégradés;
Puisque l’abjection, aux conseils misérables,
Sortant de tous les cœurs, fait les bouches semblables
Aux égouts débordés;

Puisque l’honneur décroît pendant que César monte;
Puisque dans ce Paris on n’entend plus, ô honte,
Que des femmes gémir;
Puisqu’on n’a plus de cœur devant les grandes tâches,
Puisque les vieux faubourgs, tremblant comme des lâches
Font semblant de dormir,

Ô Dieu vivant, mon Dieu! prêtez-moi votre force,
Et, moi qui ne suis rien, j’entrerai chez ce corse
Et chez cet inhumain;
Secouant mon vers sombre et plein de votre flamme,
J’entrerai là, Seigneur, la justice dans l’âme
Et le fouet à la main,

Et, retroussant ma manche ainsi qu’un belluaire,
Seul, terrible, des morts agitant le suaire
Dans ma sainte fureur,
Pareil aux noirs vengeurs devant qui l’on se sauve,
J’écraserai du pied l’antre et la bête fauve,
L’empire et l’empereur!

Bản dịch:
Ôi Thượng đế, bởi giờ đây đội quân kia hành tung như vậy
Bởi giống như cánh cửa bị chắn ngang và đóng lại
Trước danh dự họ điếc ngây
Bởi tất cả binh lính kia đã rạp bò không còn trông đợi
Và bởi trong máu me nước Pháp bị họ dập tàn rồi
Bó đuốc của người, thưa Thượng đế!

Bởi lương tri tang tóc chẳng còn lối nương thân
Bởi vị linh mục trên diễn đàn, và quan toà
Bận đồ chế phục
Đều tôn thờ sự thành đạt, đích thực, nhận chân duy có một
Còn hơn là thất bại trắng trong

Bởi tâm hồn giống như bầy gái điếm
Bởi đã chết rồi những ai phá các ngục Baxti
Hoặc là họ đã đều sa đoạ
Bởi đê tiện tuôn lời khuyên hèn hạ
Từ mọi trái tim khiến mồm miệng khác nào
Lỗ cống đã ứ đầy tràn ngập

Bởi danh dự chột thui khi Xêda thăng trưởng
Bởi giữa Pari ôi sỉ nhục, chỉ còn nghe
Tiếng đàn bà rên rỉ
Bởi chẳng còn ai lòng đâu lo đại nghĩa
Bởi những ngoại ô cũ kỹ, run rẩy ươn hèn
Giả vờ như mê ngủ

Ôi lạy Chúa, người sinh thành, xin ban cho tôi sức mạnh
Và tôi, phận hèn, tôi sẽ tới tận chỗ gã Coocxơ kia
Và tại nhà tên vô đạo
Lay mạnh vần thơ âm thầm mang lửa Người tràn ngập
Tôi bước vào, lạy Chúa, với công lý trong tim
Và trong tay là roi vọt

Rồi, xắn ống tay tựa người trí thú
Đơn độc, dữ dằn nơi hồn ma vẫy lần khăn liệm
Trong cơn giận thánh thần
Tựa người rửa thù tăm tối buộc thiên hạ lùi xa
Tôi sẽ giẫm nát dưới bàn chân ổ hang và con thú độc
Đế chế này và cả bậc đế vương!

Hãy thổi vang, thổi vang, hỡi kèn đồng tư tưởng Sonnez, sonnez toujours, clairons de la pensée

Hãy thổi vang, thổi vang, hỡi kèn đồng tư tưởng Sonnez, sonnez toujours, clairons de la pensée

Bản dịch:

Hãy thổi vang, thổi vang, hỡi kèn đồng tư tưởng

Khi Josué trầm tư, đầu đội trời xanh
Đoàn thủ túc theo sau, nhà tiên tri tức giận
Kèn thổi quanh bốn mặt đô thành
Lần thứ nhất nhà vua cười rộ
Lần thứ hai, vẫn tiếp tục cười vang
Vua phán:” Ngươi tưởng phá được thành bằng hơi gió?”
Lần thứ ba, dẫn đầu là hòm pháp điển thiêng
Sau nhóm kèn, cả đoàn quân tiến bước
Và lũ trẻ hè nhau đến nhổ trên hòm
Và thổi ốc nhại tiếng kèn thôi thúc
Lần thứ tư, khinh thường con cháu Aaron

Đám đàn bà đến ngồi quay sợi
Giữa những ụ bờ thành già cỗi rỉ hoen
Và giễu cợt ném đá xuống đầu quân Hêbrơ phía dưới
Lần thứ năm, trên dải tường chiến luỹ tối đen
Đám tật nguyền đui què đến nơi hò hét
Chế nhạo tiếng kèn trầm uất dưới vòm mây
Lần thứ sáu, trên tháp đá cứng như sắt thép
Đến cả thần sấm sét cũng bó tay
Đại bàng về làm tổ trên đỉnh cao ngọn tháp
Vua trở lại cất tiếng cười ha hả giữa niềm vui:
“Đám Hêbrơ này cũng sính nghề âm nhạc!”
Chung quanh nhà vua hân hoan đoàn râu trắng mỉm cười
Những nguyên lão từng tối tối ngồi trong đền bàn bạc

Lần thứ bảy, thành trì sập nát

Ultima verba (extrait)
Oh! tant qu’on le verra trôner, ce gueux, ce prince,
Par le pape béni, monarque malandrin,
Dans une main le sceptre et dans l’autre la pince,
Charlemagne taillé par Satan dans Mandrin;

Tant qu’il se vautrera, broyant dans ses mâchoires
Le serment, la vertu, l’honneur religieux,
Ivre, affreux, vomissant sa honte sur nos gloires;
Tant qu’on verra cela sous le soleil des cieux;

Quand même grandirait l’abjection publique
À ce point d’adorer l’exécrable trompeur;
Quand même l’Angleterre et même l’Amérique
Diraient à l’exilé: — Va-t’en ! nous avons peur!

Quand même nous serions comme la feuille morte;
Quand, pour plaire à César, on nous renîrait tous;
Quand le proscrit devrait s’enfuir de porte en porte,
Aux hommes déchiré comme un haillon aux clous;

Quand le désert, où Dieu contre l’homme proteste
Bannirait les bannis, chasserait les chassés ;
Quand même, infâme aussi, lâche comme le reste,
Le tombeau jetterait dehors les trépassés;

Je ne fléchirai pas! Sans plainte dans la bouche,
Calme, le deuil au cœur, dédaignant le troupeau,
Je vous embrasserai dans mon exil farouche,
Patrie, ô mon autel! Liberté, mon drapeau!

Mes nobles compagnons, je garde votre culte
Bannis, la république est là qui nous unit.
J’attacherai la gloire à tout ce qu’on insulte
Je jetterai l’opprobre à tout ce qu’on bénit!

Je serai, sous le sac de cendre qui me couvre,
La voix qui dit: malheur! la bouche qui dit: non!
Tandis que tes valets te montreront ton Louvre,
Moi, je te montrerai, César, ton cabanon.

Devant les trahisons et les têtes courbées,
Je croiserai les bras, indigné, mais serein.
Sombre fidélité pour les choses tombées,
Sois ma force et ma joie et mon pilier d’airain!

Oui, tant qu’il sera là, qu’on cède ou qu’on persiste,
Ô France! France aimée et qu’on pleure toujours,
Je ne reverrai pas ta terre douce et triste,
Tombeau de mes aïeux et nid de mes amours!

Je ne reverrai pas ta rive qui nous tente,
France! hors le devoir, hélas ! j’oublîrai tout.
Parmi les éprouvés je planterai ma tente.
Je resterai proscrit, voulant rester debout.

J’accepte l’âpre exil, n’eût-il ni fin ni terme,
Sans chercher à savoir et sans considérer
Si quelqu’un a plié qu’on aurait cru plus ferme,
Et si plusieurs s’en vont qui devraient demeurer.

Si l’on n’est plus que mille, eh bien, j’en suis! Si même
Ils ne sont plus que cent, je brave encor Sylla;
S’il en demeure dix, je serai le dixième;
Et s’il n’en reste qu’un, je serai celui-là!

2 Tháng Mười hai 1852, Jersey

Bản dịch:

Ôi! nếu còn thấy ở trên ngôi tên khốn hèn, tôn thất
Tên vua lục lâm, được nước phép của giáo hoàng
Một tay nắm ấn vàng, tay cầm dao khoét vách
Hoàng đế của côn đồ, nặn tạc bởi xa-tăng

Nếu hắn còn thoả thuê, đôi quai hàm nhai nghiến
Cả lời thề, đạo đức, với danh dự nhà thờ
Say, xấu xa, mửa lên bao vinh hiển
Nếu cảnh kia còn thấy dưới trời trơ

Dù hèn hạ của chúng nhân lớn mãi
Đến nước suy tôn tên lừa bịp vô nghì
Dù khi mà nước Anh, dù cho khi nước Mỹ
Bảo kẻ đi đay: – Chúng tôi sợ! Đi đi!

Dù cho khi chúng tôi như là lá rụng
Khi ai cũng từ nan, để dẹp dạ Tần đình
Khi kẻ lưu vong phải chạy từ các cổng
Xé giữa người như giẻ xé vào đinh

Khi sa mạc, nơi Chúa làm tội vạ
Cũng xua kẻ bị xua, hằn kẻ bị hằn
Dù cũng đê hèn, nhát như tất cả
Cái mồ kia ném trả những vong nhân

Ta vẫn chẳng khom lưng đâu! Không kêu ca trong miệng
Bình tĩnh, đau thương, khinh cả bọn theo hùa
Trong cảnh đày, ta vẫn ôm chẳng chuyển
Tổ quốc, bàn thờ thiêng! Tự do, đẹp lá cờ!

Hỡi những bạn đồng thuyền, tấc thành tôi kính gửi
Trong ruồng xua, nền Cộng hoà vẫn đó kết liền ta
Tôi toả vinh quang lên những gì họ chửi
Tôi ném tởm khinh lên những cái họ thờ

Dù bị tro phủ lấp tôi, tôi vẫn
Là tiếng kêu: liệu đấy! là miệng nói: quyết không!
Trong lúc lũ bồi trỏ cho mi Cung tẩm
Ta trỏ này, Bạo chúa! cái cũi nhốt mày trong

Vâng, hắn còn, thì dù nới ra hay nghiệt lắm
Tổ quốc ơi! Tổ quốc mến yêu, ta mãi khóc mình
Tôi sẽ chẳng về thấy lại đất quê hiền thảm
Nơi mồ mả ông cha, nơi tổ ấm ân tình!

Tôi sẽ chẳng thấy lại bờ ước mơ Tổ quốc
Hỡi quê hương! ngoài nhiệm vụ, tôi phải quên tất cả, than ôi!
Giữa những kẻ điêu linh, tôi sẽ cắm chòi đơn độc
Tôi vẫn sẽ lưu vong, muốn đứng thẳng làm người

Tôi nhận lấy cảnh đi đày, dù không cùng không cuối
Chẳng tìm xem cũng chẳng kể làm chi
Ai tưởng cứng mà hoá ra quỵ gối
Những ai đáng lẽ bền, nhưng mà đã tếch đi

Nếu còn lại một nghìn thôi, tôi ở trong số đó!
Nếu còn lại một trăm, tôi vẫn chống địch không rời
Nếu còn lại có mười người, tôi là người cuối sổ
Và nếu chỉ một người còn đứng đó – ấy là tôi

L’art et le peuple
I

L’art, c’est la gloire et la joie.
Dans la tempête il flamboie ;
Il éclaire le ciel bleu.
L’art, splendeur universelle,
Au front du peuple étincelle,
Comme l’astre au front de Dieu.

L’art est un champ magnifique
Qui plaît au cœur pacifique,

Que la cité dit aux bois,
Que l’homme dit à la femme,
Que toutes les voix de l’âme
Chantent en chœur à la fois !

L’art, c’est la pensée humaine
Qui va brisant toute chaîne !
L’art, c’est le doux conquérant !
A lui le Rhin et le Tibre !
Peuple esclave, il te fait libre ;
Peuple libre, il te fait grand !

II

O bonne France invincible,
Chante ta chanson paisible !
Chante, et regarde le ciel !
Ta voix joyeuse et profonde
Est l’espérance du monde,
O grand peuple fraternel !

Bon peuple, chante à l’aurore,
Quand le soir vient, chante encore !
Le travail fait la gaîté.
Ris du vieux siècle qui passe !

Chante l’amour à voix basse,
Et tout haut la liberté !

Chante la sainte Italie,
La Pologne ensevelie,
Naples qu’un sang pur rougit,
La Hongrie agonisante… –
O tyrans ! le peuple chante
Comme le lion rugit !

Bản dịch:

I

Nghệ thuật là sự vinh quang và niềm vui thú
Cháy bừng trong bão tố
Chiếu sáng trời xanh
Nghệ thuật, ánh sáng của vũ trụ chói lọi
Rạng ngời trên vừng trán nhân dân
Như vừng sao trên vừng trán Chúa

Nghệ thuật là bài ca tuyệt mỹ
Làm vui trái tim yên lành

Đô thành nói với rừng xanh
Đàn ông ngỏ lời với phụ nữ
Tất cả những tiếng nói tâm hồn
Hoà một khúc ca chung

Nghệ thuật là tư tưởng nhân loại
Đi bẻ gãy mọi xích xiềng!
Nghệ thuật là người chinh phục dịu hiền!
Thuộc về mình cả sông Rhin, sông Tibre
Nhân dân nô lệ, nghệ thuật làm cho ngừoi trở nên tự do
Nhân dân tự do, nghệ thuật làm cho người trở nên vĩ đại

II

Ôi nước Pháp tốt lành bất khả xâm phạm
Hãy hát bài ca thanh bình của người
Hãy hát và vọng nhìn trời
Tiếng ca của người vui tươi, sâu thẳm
Là niềm hy vọng của thế gian
Ôi nhân dân vĩ đại anh em!

Hỡi nhân dân tốt lành, hãy hát lúc rạng đông!
Khi chiều buông, hãy còn cứ hát
Lao động gây niềm hoan lạc
Hãy nhạo cười thế kỷ già nua đã qua

Hãy thì thầm những bản tình ca
Và cao giọng khúc hát tự do!

Hãy ca ngợi nước Ý thần thánh
Nước Ba Lan đang bị chôn vùi
Đô thành Náp đỏ dòng máu thắm
Và nước Hung hấp hối kia rồi
Này bạo chúa! nhân dân ca hát
Như sư tử đang lúc gầm thét

Au peuple
Il te ressemble; il est terrible et pacifique.
Il est sous l’infini le niveau magnifique;
Il a le mouvement, il a l’immensité.
Apaisé d’un rayon et d’un souffle agité,
Tantôt c’est l’harmonie et tantôt le cri rauque.
Les monstres sont à l’aise en sa profondeur glauque;
La trombe y germe ; il a des gouffres inconnus
D’où ceux qui l’ont bravé ne sont pas revenus;
Sur son énormité le colosse chavire;
Comme toi le despote, il brise le navire;
Le fanal est sur lui comme l’esprit sur toi;
Il foudroie, il caresse, et Dieu seul sait pourquoi;
Sa vague, où l’on entend comme des chocs d’armures,
Emplit la sombre nuit de monstrueux murmures,
Et l’on sent que ce flot, comme toi, gouffre humain,
Ayant rugi ce soir, dévorera demain.
Son onde est une lame aussi bien que le glaive;
Il chante un hymne immense à Vénus qui se lève;
Sa rondeur formidable, azur universel,
Accepte en son miroir tous les astres du ciel;
Il a la force rude et la grâce superbe;
Il déracine un roc, il épargne un brin d’herbe;
Il jette comme toi l’écume aux fiers sommets,
O Peuple; seulement, lui, ne trompe jamais
Quand, l’œil fixe, et debout sur sa grève sacrée,
Et pensif, on attend l’heure de sa marée.

bản dịch:

Người giống bạn; người là kinh khủng và hiền hoà
Trong vô tận, người là mức cao xa
Người là bao la, người vận hành mau lẹ
Nguôi lòng vì tia nắng nhỏ, lay động vì làn khói nhẹ
Khi xướng hoà âm, khi nói tiếng khàn khàn
Nơi người, quái vật thảnh thơi trong đáy thẳm xanh lam
Sóng thần náyinh, người chứa vực sâu chưa ai biết
Mà những kẻ dò tìm ra đi là vĩnh biệt
Do người, tên khổng lồ đổ sụp chốn mênh mông
Như bạo chúa, người đập tan tàu vượt dại dương
Đèn hiệu trên người cũng như tinh thần nơi bạn
Người nổi lôi đình, người vuốt ve, ai mà tường tận
Sóng của người vang tiếng chạm gươm đao
Làm đêm đen đầy giọng quái thì thào
Ta cảm nhận làn sóng này, như vực thẳm
Gào thét chiều nay, mai rồi nuốt chửng
Sóng của người có lưỡi sắc của gươm thiêng
Người ngợi ca vô hạn ánh sao Kim
Với đường cong ghê gớm, với thiên thanh rộng khắp
Người là gương phản chiếu mọi chòm sao xa tắp
Người có sức mạnh đáng gờm và duyên dáng mê hồn
Nâng tảng đá dễ như đùa, nhưng người nương nhẹ ngọn cỏ non
Sóng của người ghè những đỉnh cao vòi vọi
Ôi, nhân dân! Chỉ nhân dân không bao giờ lừa dối
Khi chúng ta, trên bãi cát thiêng liêng
Đăm đăm tư lự, chờ đợi giờ biển cả trào dâng

France! à l’heure où tu te prosternes
France! à l’heure où tu te prosternes,
Le pied d’un tyran sur ton front,
La voix sortira des cavernes
Les enchaînés tressailleront.

Le banni, debout sur la grève,
Contemplant l’étoile et le flot,
Comme ceux qu’on entend en rêve,
Parlera dans l’ombre tout haut ;

Et ses paroles qui menacent,
Ses paroles dont l’éclair luit,
Seront comme des mains qui passent
Tenant des glaives dans la nuit.

Elles feront frémir les marbres
Et les monts que brunit le soir,
Et les chevelures des arbres
Frissonneront sous le ciel noir;

Elles seront l’airain qui sonne,
Le cri qui chasse les corbeaux,
Le souffle inconnu dont frissonne
Le brin d’herbe sur les tombeaux;

Elles crieront: Honte aux infâmes,
Aux oppresseurs, aux meurtriers!
Elles appelleront les âmes
Comme on appelle des guerriers!

Sur les races qui se transforment,
Sombre orage, elles planeront;
Et si ceux qui vivent s’endorment,
Ceux qui sont morts s’éveilleront.

Bản dịch:
Ơi nước Pháp! Lúc ngươi quỳ gối
Bàn chân bạo chúa đạp lên đầu
Sẽ vang tiếng thét từ hang núi
Gọi kẻ qua đời tỉnh giấc mau

Nhìn dãy triều dâng sao bóng nước
Như đôi bè bạn gặp trong mơ
Một người biệt xứ ngang cồn cát
Giọng nói vang lên giữa tối mờ

Tiếng người vụt ánh chớp uy nghi
Lời nói bừng lên nhắc bốn bề
Lời nói như bàn tay dũng sĩ
Vung gươm loang loáng giữa trời khuya

Nghe người… đá gấm cũng rung lên
Núi ngả màu nâu tối sẫm nền
Và những cây rừng ngơ ngác tán
Rùng mình run bóng dưới trời đen

Lời người đồng vọng tiếng chuông vang
Là tiếng xua dài lũ quạ khoang
Là gió lạ về mang xao xuyến
Tới làn cỏ rạt nấm mồ hoang

Lời kêu: Nhục nhã loài đê tiện
Áp bức quen trò lũ sát nhân
Lời gọi tâm hồn đâu thánh thiện
Như hồi kèn nghĩa giục ba quân

Lời tựa cuồng giông bay tiếp tiếp
Giống nòi vận mệnh hẳn vần xoay
Kẻ đang sống sẽ mau hồn thiếp
Người đã qua đời vụt tỉnh ngay

Ceux qui vivent (extrait)
Ceux qui vivent, ce sont ceux qui luttent; ce sont
Ceux dont un dessein ferme emplit l’âme et le front.
Ceux qui d’un haut destin gravissent l’âpre cime.
Ceux qui marchent pensifs, épris d’un but sublime.
Ayant devant les yeux sans cesse, nuit et jour,
Ou quelque saint labeur ou quelque grand amour.
C’est le prophète saint prosterné devant l’arche,
C’est le travailleur, pâtre, ouvrier, patriarche.
Ceux dont le coeur est bon, ceux dont les jours sont pleins.
Ceux-là vivent, Seigneur! les autres, je les plains.
Car de son vague ennui le néant les enivre,
Car le plus lourd fardeau, c’est d’exister sans vivre.
Inutiles, épars, ils traînent ici-bas
Le sombre accablement d’être en ne pensant pas.

Quoi! ne point aimer! suivre une morne carrière
Sans un songe en avant, sans un deuil en arrière,
Quoi! marcher devant soi sans savoir où l’on va,
Rire de Jupiter sans croire à Jéhova,
Regarder sans respect l’astre, la fleur, la femme,
Toujours vouloir le corps, ne jamais chercher l’âme,
Pour de vains résultats faire de vains efforts,
N’attendre rien d’en haut! ciel! oublier les morts!
Oh non, je ne suis point de ceux-là ! grands, prospères,
Fiers, puissants, ou cachés dans d’immondes repaires,
Je les fuis, et je crains leurs sentiers détestés;
Et j’aimerais mieux être, ô fourmis des cités,
Tourbe, foule, hommes faux, coeurs morts, races déchues,
Un arbre dans les bois qu’une âme en vos cohues!

Fable ou histoire
Un jour, maigre et sentant un royal appétit,
Un singe d’une peau de tigre se vêtit.
Le tigre avait été méchant; lui, fut atroce.
Il avait endossé le droit d’être féroce.
Il se mit à grincer des dents, criant: Je suis
Le vainqueur des halliers, le roi sombre des nuits!
Il s’embusqua, brigand des bois, dans les épines
Il entassa l’horreur, le meurtre, les rapines,
Egorgea les passants, dévasta la forêt,
Fit tout ce qu’avait fait la peau qui le couvrait.
Il vivait dans un antre, entouré de carnage.
Chacun, voyant la peau, croyait au personnage.
Il s’écriait, poussant d’affreux rugissements:
Regardez, ma caverne est pleine d’ossements;
Devant moi tout recule et frémit, tout émigre,
Tout tremble; admirez-moi, voyez, je suis un tigre!
Les bêtes l’admiraient, et fuyaient à grands pas.
Un belluaire vint, le saisit dans ses bras,
Déchira cette peau comme on déchire un linge,
Mit à nu ce vainqueur, et dit : Tu n’es qu’un singe!

Trên đây là 20 bài thơ nằm trong tập thơ Trừng phạt của nhà văn Victor Hugo, được nhiều độc giả yêu thích hiện nay. Các bài thơ đều có bản dịch tiếng Việt mang đến sự thuận tiện cho độc giả Việt yêu thơ của Victor Hugo.

Xem tiếp: Victor Hugo – Với tập thơ Chiêm ngưỡng – Les contemplations (1856)

Related posts

Nguyễn Xuân Sanh cùng những tác phẩm dịch vang danh của nhà thơ Nicola Vapzarov phần đầu

admin

Nguyễn Bình Phương Cùng Những Trang Thơ Đặc Sắc Phần 4

admin

Tô Đông Pha (Tô Thức) và tập Thi hay đặc sắc nhất phần 3

admin

Leave a Comment