Ngữ Văn 8

Soạn bài: Câu nghi vấn Trong sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 8

Để giúp các em làm Soạn bài: Câu nghi vấn Trong sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 8 hay nhất. Qua bài viết này của chúng tôi các bạn sẽ tự tin hơn với môn ngữ văn đồng thời nhanh chóng hoàn thành bài tập của mình. Cùng nhau tham khảo ngay bây giờ nhé! 

I. Đặc điểm hình thức và chức năng chính.

  1. Đọc đoạn trích, trả lời câu hỏi

  a, Trong đoạn trích trên, câu nghi vấn:

    “Sáng nay người ta đấm u có đau không?”

    ” Thế làm sao u cứ khóc mãi mà không ăn khoai?”

    “Hay là u thương chúng con đói quá?

    Đặc điểm hình thức: có dấu “?” và các từ nghi vấn như “không”, “làm sao”, “hay”

  b, Câu nghi vấn được sử dụng để hỏi.

II. Luyện tập

Bài 1 (trang 11 sgk Ngữ Văn 8 tập 2):

  a, Câu nghi vấn: “Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không?”

  b, ” Tại sao con người lại phải khiếm tốn như thế?

  c, ” Văn là gì?”, “Chương là gì?”

  d, “Chú mình muốn cùng tớ vui đùa không?”

    “Đùa trò gì?”

    “Cái gì thế?”

    ” Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta ấy hả?”

   Đặc điểm của các câu nghi vấn:

    Hình thức: Có dấu hỏi chấm khi viết, có các từ nghi vấn: gì, không, hả, gì thế

    Nội dung: Mục đích dùng để hỏi

Bài 2 (trang 11 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

    Các câu nghi vấn này có dấu hỏi chấm kết thúc câu. Sử dụng từ hay để nối tạo ra mối quan hệ lựa chọn câu nghi vấn.

    Không thể thay từ “hay” bằng từ “hoặc”, câu sẽ sai logic, sai ngữ pháp và có nghĩa khác hẳn với mục đích câu hỏi đề ra.

Bài 3 ( trang 11 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

    Không thể sử dụng dấu câu để đặt vào cuối các câu (a), (b), (c), (d) bởi các câu trên không nhằm để hỏi.

    Các câu (a) và (b) có các từ khôngtại sao không đóng vai trò là từ nghi vấn trong câu, mà được sử dụng như một bổ ngữ trong câu.

    Các từ “nào” câu (c ) đóng vài trò là từ liệt kê, từ “ai” ở đây là đại từ trong câu khẳng định.

   → Các câu trên không phải câu nghi vấn bởi mục đích các câu trên dùng để khẳng định.

Bài 4 (trang 11 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

  Khác nhau hình thức

    Câu a sử dụng cặp từ “có … không”

    Câu b sử dụng cặp từ “đã … chưa”

   Ý nghĩa khác nhau:

    Câu a hỏi về tình trạng sức khỏe thực tại nên có thể trả lời ” Anh khỏe”

    Câu b hỏi về tình trạng sức khỏe khi đã biết hiện trạng sức khỏe trước đó nên có thể trả lời ” Anh đã khỏe rồi/ Anh chưa khỏe lắm.”

   Một số câu đã có mô hình “có…không” và “đã…chưa”:

    Cậu có cuốn Búp sen xanh không?

   Cậu đã có cuốn Búp sen xanh chưa?

    Anh có đi Sài Gòn không?

   Anh đã đi Sài Gòn chưa?

Bài 5 (trang 11 sgk Ngữ Văn 8 tập 2):

   Khác nhau về hình thức:

    Câu a có từ bao giờ đặt đầu câu.

    Câu b có từ bao giờ đặt cuối câu.

   Khác nhau ý nghĩa:

    Hành động câu a diễn ra trong tương lai

    Hỏi về hành động đã diễn ra rong quá khứ

Bài 6 (trang 11 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

   Câu nghi vấn đúng là câu a, dù không biết rõ trọng lượng của vật nhưng ta vẫn cảm nhận được vật đó nặng, nhẹ bao nhiêu.

   Câu nghi vấn b không hợp logic vì khi chưa biết giá của mặt hàng thì không thể nói vật đó đắt hay rẻ.

Trên đây chúng tôi đã chia sẻ đến các bạn Soạn bài: Câu nghi vấn Trong sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 8 hay và đầy đủ nhất. Với bài viết này các bạn sẽ có thêm những kiến thức hữu ích nhất. Đồng hành cùng chúng tôi để theo dõi những bài viết ấn tượng nhất ngay bây giờ nhé! Thân Ái!

Related posts

Soạn bài: Ôn dịch thuốc lá Trong sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 8

admin

Soạn bài: Ôn tập và kiểm tra phần tiếng việt (Tập 1) Trong sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 8

admin

Soạn bài: Câu nghi vấn (tiếp theo) Trong sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 8

admin

Leave a Comment