Thơ Hay

Sông Lấp (Trần Tế Xương) – Tiếc thương dòng sông dĩ vãng

Sông Lấp là một bài thơ được nhiều độc giả yêu mến của nhà thơ Trần Tú Xương. Ông là một nhà thơ chuyên viết chữ nôm đặc sắc. Thơ văn ông giản dị, bình dân, nhưng tự nhiên và linh hoạt. Nhiều sáng tác trình bày tâm sự đau đớn, xót xa; hoặc mỉa mai, ngạo đời một cách chua chát, cay độc; hoặc gửi gấm tấm lòng yêu nước thương nòi một cách kín đáo và sâu sắc

Bài thơ sông lấp bày tỏ niềm xót thương con sông thân yêu một thời gắn bó của mình. Tình cảm sâu nặng của ông khiến không ít độc giả phải bùi ngùi thương tiếc

Chúng ta cùng nhau cảm nhận bài thơ Sông Lấp này nhé!

Sông kia rày đã nên đồng
Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai
Vẳng nghe tiếng ếch bên tai
Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò

Đứng trước cảnh đất nước bị rơi vào tay kẻ thù, mấy ai mà không ngậm ngùi đau xót! Trần Tế Xương cũng thế, trước hiện thực ấy đã khiến một nhà thơ trào lộng như ông phải cất lên những lời thơ trữ tình xúc động nhất. Chi bằng bốn câu thơ lục bát mà Tú Xương đã bày tỏ nỗi băn khoăn, trăn trở xót xa của mình khi thấy sông Vị Hoàng bị lấp.

Dù thời gian có trôi qua, mọi vật bị quên dần vào dĩ vẵng, nhưng độc giả chúng ta vẫn nhớ mãi những nỗi niềm suy tư của một nhà thơ yêu nước.

Trước hết Trần Tế Xương giới thiệu đến chúng ta sự thay đổi của sông Vị Hoàng.

“Sông kia rầy đã nên dòng

Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai”

Cảnh vật ngày xưa đâu còn nữa ! Bây giờ đã hoàn toàn thay đổi. Con sông Vị Hoàng mạch máu của nhân dân ta đã bị thực dân Pháp lấp lại thành đồng để “làm nhà cửa”, “trồng ngô khoai”. Đây là một hiện thực có thật xẩy ra ở thành phố Nam Định. Bằng những câu thơ mộc mạc, giản dị, dùng từ chính xác đã đưa tác giả nói đến sự đổi thay. Một sự đổi thay bình thường, nhưng đặt trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, đất nước bị thực dân Pháp cai trị thì lại là chuyện không bình thường. ở đây, Tế Xương đã kheo léo sử dụng từ “rày”. Tác giả không nói “giờ đã” mà đã dùng “rày đã” để diễn đạt ý sâu lắng hơn. Âm diệu từ “rày” vang lên như một sự nặng nề của nổi lòng nhà thơ. Nó có vẻ u buồn, khoác khoải quá ! Và điệp từ “chỗ” được sữ dụng trong câu thơ như nhãn mạnh hiện thực đang phơi bày ra trước mắt “chỗ, chỗ…” làm nhà thơ đau lòng. Những câu thơ không chỉ muốn phản ánh hiện thực trên một con sông ma nhà thơ còn muốn nói đến sự đổi thay trên khắp đất nước. Dưới bàn tay đầm máu của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam nửa Tây, nửa ta đã bộc lộ tất cả cái lố lăng, quái gở xấu xa, thối nát, đạo đức thì suy đối ghê gớm. Có làn nhà thơ đã phải thốt lên:

Có đất nào như đất ấy không ?

Phố phường tiếp giáp với bờ sông

Nha kia lỗi phép con khinh bố

Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng.
(Bất Vị Hoàng)

Chính nhìn sự đổi thay ấy mà tác giả ngậm ngùi. Con sông Vị Hoàng không còn nửa, cũng như đất nước này đã vào tay kẻ khác.

Lời thơ của tác giả chất chứa tâm tư trĩu nặng sầu thương. Cho nên việc con sông Vị Hoàng bị lấp, dưới cái nhìn của tác giả nó không bình thường, không là sự đổi thay do xã hội phát ttriển hay do sự ấm no hạnh phúc của nhân dân. Con sông bị lấp cũng có nghĩa là quê hương, bị mất. Hình ảnh của quê hương, nơi chất chứa biết bao kỷ niệm, giờ đâu còn nữa. Và dòng sông thân yêu ấy mãi mãi đã đi vào dĩ vẵng, câu thơ bật lên nỗi bùi ngùi thương tiếc, nó chất chứa cả một tâm trạng u hoài !

Nỗi ưu tư, trăn trở, ray rứt bâng khuâng của tác giả càng nặng càng sâu hơn khi ta đọc hai câu cuối.

” Vẳng nghe tiếng ếch bên tai

Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò ”

Đứng nơi đây, trước mặt là nhà cửa, ngô khoai vậy mà nhà thơ cứ ngỡ là mình đang đứng trước dòng sông quê cũ. Tế Xương “vắng nghe”, “tiếng ếch” đâu đây. Một hồi ức kỉ niệm đang hiện về trong tâm trí nhà thơ. Ông “giật mình” khi “tưởng” đến tiếng gọi đò hôm nao.. Sông hôm nay, nhưng tác giả nhớ lại những ngày thanh bình thuở trước cho nên nghe tiếng “ếch” nhà thơ lại “tưởng” tiếng gọi đò ngày xưa. Tư “tưởng” ở đây đã diễn tả được tâm trạng của Tế Xương. Đó là tâm trạng tiếc thương, là nỗi nhớ về thủa thanh bình của đất nước. Thật là cảm động ! Lúc nào nhà thơ cũng vẫn giữ vẹn tấm lòng gắn bó thiết tha với kỷ niệm xưa kia. Tiếng ếch kêu, tiếng gọi đò như còn vang vọng đâu đây ! Sự nuối tiếc quá khứ ấy đã làm cho ta thấy rõ hơn niềm đau của tác giả. Đó là niềm đau mất nước. Hai câu thơ đã mở ra trước mắt người đọc những khám phá bất ngờ thú vị. Không ngờ một nhà thơ đã từng bật lên những tiếng cười dữ dội, cay độc trước thói đời đen bạc nay lại ngậm ngùi một nỗi đắng cay, một tâm sự sâu kín thấm vào từng câu thơ, dòng thơ. Chính nỗi u hoài, âm ỉ trong lòng nên nghe tiếng ếch vắng bên tai, tác giả tướng như tiếng gọi đò qua sông thực ra còn vọng lại, tiếng vọng của một thời đã qua. Nhà thơ bàng hoàng xúc động.

Cả bài thơ lá một bức tranh hiện thực trử tình rất đọc đáo hàm súc của Tế Xương. Đúng như nhà văn Nguyễn Tuân nhận xét: “Sông lấp là tiêu biểu cho hơi thở, giọng thơ Tế Xương, đồng thời tiêu biểu cho cái thời Tế Xương”. Với “tiếng gọi đò” u hoài, bài thơ đã bộc lộ được nỗi lòng bồi hồi luyến tiếc của tác giả một cách thiết tha sâu lắng. Cũng nhớ nước, nhưng khác với các nhà thơ khác, Tế Xương nhớ nước qua một âm thanh rất bình dị, quen thuộc. Nỗi nhớ của nhà thơ đã diết cháy bong khôn nguôi.

Tóm lại, Tế Xương thật xứng đáng là một nhà thơ lớn của dân tộc. Thơ văn Tế Xương đã kết hợp nhuần nhuyễn hai yếu tố hiện thực tráo phúng và trữ tình tạo thành những nét đặc sắc riêng không nhầm lẫn được. Những cái đáng qúy ở nhà thơ chính là tấm lòng chân thành tha thiết đối với quê hương đất nước. Mãi mãi bài thơ “Sông lấp” và tấm lòng Trần Tế Xương vẫn tồn tại sáng ngời, chói lọi đến muôn đời sau.

Trên đây, uct.edu.vn đã chia sẻ đến bạn bài thơ Sông Lấp đầy cảm xúc của nhà thơ Trần Tế Xương. Qua bài thơ chúng ta có thể thấu hiểu được cảm giác đau xót của nhà thơ khi đất nước ta rơi vào tay giặc, khi mà con sông thân thương gắn bó lại bị vùi lấp. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi! 

Related posts

Bài thơ Tâm sự cùng đồng đội – Nhà thơ Nguyễn Đình Huân

admin

Bài thơ Tháng Bảy Anh Về gợi nhớ tuổi học trò đầy mơ mộng

admin

Bài thơ Dục Thúy Sơn hấp dẫn nhất của nhà thơ Nguyễn Trãi

admin

Leave a Comment